Lọi ích của áp dụng hóa dơn dien tu

(Baoquangngai.vn)- Ngày 24/02/2022, Bộ Tài chính có Quyết định số 206/QĐ-BTC về việc triển khai áp dụng hóa đơn điện tử tại 57 tỉnh, thành phố; thời gian thực hiện từ tháng 4/2022. Quảng Ngãi là một trong 57 tỉnh, thành phố nói trên thực hiện áp dụng hóa đơn điện tử theo Quyết định trên.

[links()]

Ảnh có tính chất minh họa. Ảnh Internet

Việc triển khai áp dụng hóa đơn điện tử (HĐĐT) tại tỉnh Quảng Ngãi thực hiện theo quy định tại Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13/6/2019; Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ và Thông tư số 78/2021/TT-BTC ngày 17/9/2021 của Bộ Tài chính. Điều đó cho thấy sự quan trọng của loại chứng từ này trong hoạt động SXKD mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ của Doanh nghiệp và người dân.

Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH19 (Điều 89) quy định: “Hóa đơn điện tử bao gồm hóa đơn có mã hoặc không có mã của cơ quan thuế được thể thể hiện ở dạng dữ liệu điện tử do tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lập bằng phương tiện điện tử để ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ theo quy định của pháp luật về kế toán, pháp luật về thuế, bao gồm cả trường hợp hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế”.

Theo đó, HĐĐT được chia thành 2 loại: Hóa đơn điện tử có mã của cơ quan Thuế và Hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan Thuế.

Hóa đơn điện tử có mã của cơ quan Thuế là HĐĐT được cơ quan thuế cấp mã trước khi tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ gửi hóa đơn cho người mua. Được hiểu là HĐĐT người bán lập gửi cho cơ quan Thuế để cơ quan Thuế cấp mã xác thực cho hóa đơn đó, rồi người bán sẽ gửi cho người mua.

Mã của cơ quan Thuế trên HĐĐT bao gồm số giao dịch là một dãy số duy nhất do hệ thống của cơ quan thuế tạo ra và một chuỗi ký tự được cơ quan thuế mã hóa dựa trên thông tin của người bán lập trên hóa đơn và được hệ thống cấp mã của cơ quan thuế cấp mã tự động.

Việc sử dụng HĐĐT có mã của cơ quan thuế không chỉ có các ưu điểm nói chung của HĐĐT như: Hóa đơn đảm bảo tính đầy đủ, toàn vẹn, chính xác; việc lập và giao nhận hóa đơn nhanh chóng, việc ký và giao nhận hóa đơn được thực hiện bằng phương thức điện tử nên không nhất thiết người ký phải có mặt, người mua nhận được ngay hóa đơn và dễ dàng chuyển đến các bộ phận liên quan theo dõi; dễ dàng tra cứu, xuất trình cho cơ quan chức năng mà không cần mang theo như hóa đơn giấy; tiết kiệm chi phí in ấn, lưu trữ hóa đơn...

So với HĐĐT không có mã của cơ quan thuế, hóa đơn có mã của cơ quan thuế có rất nhiều ưu điểm là sau khi lập hóa đơn, hóa đơn được gửi ngay đến Cổng điện tử của cơ quan Thuế để cấp mã xác thực, khi đó Hệ thống HĐĐT sẽ tự động rà soát thông tin bên mua, bên bán, loại, số hóa đơn... và chỉ cấp mã xác thực nếu không phát hiện có dấu hiệu vi phạm; từ đó, sẽ tránh cho doanh nghiệp mua hàng nhận hóa đơn đầu vào của doanh nghiệp bỏ địa chỉ kinh doanh, doanh nghiệp đang bị cưỡng chế ngừng sử dụng hóa đơn...

Mặt khác, khi doanh nghiệp áp dụng HĐĐT có mã xác thực của cơ quan thuế là không phải lập và nộp Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn (tháng hoặc quý) hay Bảng tổng hợp dữ liệu HĐĐT cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp, bộ phận kế toán của doanh nghiệp sẽ giảm bớt được một đầu mục công việc mỗi tháng hoặc quý, tránh được tình trạng nộp báo cáo chậm so với thời hạn quy định; không bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chậm nộp báo cáo theo quy định.

Trên đây là những lợi ích và những thuận lợi vượt bậc mà Doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi cần nghiên cứu và lựa chọn khi áp dụng HĐĐT có mã của cơ quan thuế./.

Hóa đơn điện tử là giải pháp cho doanh nghiệp thời công nghệ, mang lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp và các cơ quan quản lý. Việc chuyển đổi từ giao dịch sử dụng hóa đơn giấy sang hóa đơn điện tử là yêu cầu tất yếu của một hệ thống thương mại hiện đại, minh bạch. Tuy nhiên, để hóa đơn điện tử trở nên phổ cập thì cần rất nhiều nỗ lực của cơ quan quản lý, của DN cung cấp dịch vụ để thay đổi nhận thức, tư duy của người dân và cộng đồng Doanh nghiệp Việt Nam.

Hóa đơn điện tử giúp khắc phục tình trạng làm giả hóa đơn, góp phần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, tiết giảm thời gian, chi phí cho DN khi thực hiện các thủ tục hành chính thuế. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng HĐĐT vẫn tồn tại những khó khăn nhất định.

Sử dụng HĐĐT vẫn tồn tại những khó khăn nhất định.

Nghị định số 51/2010/NĐ-CP của Chính phủ đã đề cập đến việc triển khai áp dụng hóa đơn điện tử do các doanh nghiệp (DN) tự lựa chọn và thí điểm sử dụng hóa đơn điện tử có mã xác thực của cơ quan thuế. Đến nay, sau 7 năm thực hiện, hóa đơn điện tử đã cho thấy nhiều lợi ích hơn so với hóa đơn giấy như: Góp phần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, tiết giảm thời gian, chi phí cho DN khi thực hiện các thủ tục hành chính thuế. Đặc biệt, hóa đơn điện tử giúp khắc phục tình trạng làm giả hóa đơn. Với những lợi ích thiết thực của hóa đơn điện tử, năm 2017, dự thảo Nghị định quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ đã đề ra những quy định mới theo hướng tiến tới bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử. Theo đó, Bộ Tài chính có giải pháp hỗ trợ DN sử dụng hóa đơn in từ hệ thống máy tính chuyển sang sử dụng hóa đơn điện tử của DN/hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế từ ngày 01/7/2018. Đối với trường hợp hóa đơn do tổ chức đã đặt in trước ngày 01/01/2018 thì được tiếp tục sử dụng trong năm 2018, năm 2019. Đồng thời, Bộ Tài chính có giải pháp hỗ trợ DN chuyển sang sử dụng hóa đơn điện tử của DN hoặc hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế từ năm 2019. Việc chuyển đổi từ giao dịch sử dụng hóa đơn giấy sang hóa đơn điện tử là yêu cấu tất yếu của một hệ thống thương mại hiện đại, minh bạch. Tuy nhiên, việc triển khai hóa đơn điện tử hiện nay vẫn còn gặp những thách thức.

1. Lợi ích của hóa đơn điện tử

1.1. Đối với doanh nghiệp

Việc sử dụng hóa đơn điện tử giúp DN tiết kiệm được thời gian (giảm tới 70% các bước quy trình phát hành và 90% các tranh chấp liên quan đến hóa đơn, rút ngắn tới 99% thời gian thanh toán, quản lý hóa đơn, tiết kiệm 80% chi phí cho mỗi hóa đơn)... Khi sử dụng hóa đơn điện tử, DN không cần chờ đợi nhận được hóa đơn theo đường bưu điện như cách làm truyền thống. Chỉ trong vài cú nhấp chuột, người mua hàng sẽ nhận được hóa đơn dù đang ở bất cứ nơi nào nếu có internet.

Lợi ích mà hóa đơn điện tử mang lại cho doanh nghiệp.

DN cũng không lo tình trạng bị thất lạc hóa đơn trong khi chờ chuyển phát. Việc sử dụng hóa đơn điện tử giúp DN giảm chi phí hơn so với sử dụng hóa đơn giấy như: Chi phí giấy in, mực in, chi phí chuyển hóa đơn cho khách hàng và đặc biệt là giảm chi phí lưu trữ hóa đơn; Đồng thời, giảm thời gian tìm kiếm hóa đơn; tăng cường khả năng bảo mật; giúp việc lưu trữ, quản lý hóa đơn vĩnh viễn; không có rủi ro mất, nhàu nát như khi lưu trữ hóa đơn giấy... Bên cạnh đó, việc sử dụng hóa đơn điện tử giúp DN giảm chi phí tuân thủ thủ tục hành chính thuế. Khi DN sử dụng hóa đơn điện tử, cơ bản các thủ tục hành chính thuế của DN cũng được thực hiện điện tử. Theo đó, DN chỉ cần thông báo qua mạng gửi đến cơ quan thuế về việc sử dụng hóa đơn điện tử và được sử dụng ngay sau khi thông báo được chấp nhận. Cùng với đó, DN không phải đăng ký mẫu hóa đơn điện tử, không phải gửi báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn đến cơ quan thuế do phần mềm tạo hóa đơn điện tử cho phép tự xác định số lượng hóa đơn điện tử sử dụng. Đây là nội dung khác biệt so với việc sử dụng hóa đơn đặt in, hóa đơn tự in, thay cho việc DN phải gửi mẫu hóa đơn và hàng quý phải lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn đến cơ quan thuế. Việc sử dụng hóa đơn điện tử cũng giúp DN giảm bớt thời gian lập tờ khai thuế giá trị gia tăng so với sử dụng hóa đơn đặt in, hóa đơn tự in vì phần mềm tạo hóa đơn tự động kết chuyển số liệu vào tờ khai thuế giá trị gia tăng.

1.2. Đối với cơ quan Thuế

Với việc hóa đơn điện tử sẽ dần thay thế vị trí của hóa đơn giấy trong giao dịch mua bán hàng hóa, dịch vụ, công tác quản lý của cơ quan thuế được thực hiện theo hướng hiện đại hóa trên cơ sở áp dụng công nghệ thông tin để thu thập, tổng hợp, báo cáo dữ liệu từ hóa đơn điện tử, thay vì các phương pháp thủ công như sử dụng hóa đơn giấy. Việc sử dụng hóa đơn điện tử còn giúp ngành Thuế xây dựng cơ sở dữ liệu về hóa đơn; hỗ trợ, phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra, hoàn thuế, phân tích rủi ro DN, cá nhân kinh doanh.

Chủ đề