Liên minh châu phi ra đời năm nào năm 2024

Tổng biên tập: Nguyễn Ngọc Toàn

Phó tổng biên tập: Hải Thành

Phó tổng biên tập: Lâm Hiếu Dũng

Phó tổng biên tập: Trần Việt Hưng

Tổng thư ký tòa soạn: Đức Trung

Giấy phép xuất bản số 110/GP - BTTTT cấp ngày 24.3.2020 © 2003-2024 Bản quyền thuộc về Báo Thanh Niên. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.

Liên minh châu Phi (AU) ra đời vào ngày 9-7-2002. 20 năm qua, khối này đã đạt được nhiều thành tựu, mở ra tiềm năng để đảm bảo sự thịnh vượng của châu Phi. Bên cạnh đó, vẫn còn nhiều việc phải làm để AU ngày càng khẳng định vị thế.

Liên minh châu phi ra đời năm nào năm 2024
Lực lượng gìn giữ hòa bình của AU tại Somalia

Trong 2 thập kỷ kể từ khi chính thức được thành lập, tổ chức AU đã đạt được nhiều thành tựu, đặc biệt là khi nói đến việc nâng cao tiếng nói của châu Phi trên trường toàn cầu và phá bỏ các rào cản thương mại của lục địa này.

AU được thành lập vào năm 2002 với tư cách là tổ chức kế thừa của Tổ chức Thống nhất châu Phi (OAU), những người sáng lập đã cam kết chuyển sang lập trường thực tế và thực dụng hơn về hợp tác chính trị. Ông Thabo Mbeki, Chủ tịch AU đầu tiên, tuyên bố trong bài phát biểu nhậm chức ở Durban, Nam Phi: “Đã đến lúc châu Phi phải có vị trí xứng đáng trong các vấn đề toàn cầu”. Các nhà phân tích đồng ý rằng, 55 quốc gia thành viên AU đã tham gia vào nhiều vấn đề toàn cầu, mang lại cho châu Phi tiếng nói lớn hơn trên trường quốc tế.

Ông Thomas Kwasi Tieku, chuyên gia quan hệ quốc tế tại Đại học Western Ontario ở Canada, nhận định: AU đã giúp các nước châu Phi trở nên tích cực và quyết đoán hơn trong quá trình ra quyết định.

Ông Harriet Sena Siaw-Boateng, Đại sứ Ghana tại Bỉ và Luxembourg, cũng có quan điểm tương tự khi cho rằng, các quốc gia châu Phi đang theo đuổi mô hình của Liên minh châu Âu (EU) để trở nên thành công hơn trong việc soạn thảo, đàm phán và trình bày các lập trường chung để thúc đẩy và bảo vệ lợi ích của châu Phi. Gần đây nhất, AU đã nhận được lời khen ngợi về vai trò điều phối trong phản ứng với đại dịch Covid-19 ở châu lục và vận động hành lang để tiếp cận vaccine Covid-19 và xóa nợ.

Việc bắt đầu Hiệp định Thương mại tự do châu Phi, hay còn gọi là AfCFTA, vào ngày 1-1-2021 đã minh chứng động lực mới của AU. AfCFTA nhằm tạo ra một thị trường duy nhất cho hàng hóa và dịch vụ, dự kiến sẽ thúc đẩy thương mại nội châu Phi đạt khoảng 35 tỷ USF (34,4 tỷ EUR) và cũng giúp dễ dàng thu hút đầu tư cơ sở hạ tầng quy mô lớn hơn vì là khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới. Cơ quan hợp tác quốc tế của Đức, GIZ, coi AfCFTA là một thành công lớn về mặt ngoại giao và chính trị với thời gian ngắn, các mục tiêu tự do hóa đầy tham vọng về khu vực thương mại tự do rộng lớn.

AU cũng đã giúp tăng cường hợp tác hòa bình và an ninh với Liên hiệp quốc trong 2 thập kỷ qua. Trước khi AU được thành lập, Liên hiệp quốc là cơ quan an ninh chính trên lục địa và là tổ chức cung cấp chính các lực lượng gìn giữ hòa bình. Điều này phần lớn là do tiền thân của AU, OAU, thiếu các phương tiện pháp lý để can dự vào các cuộc xung đột trong các nước thành viên. AU tuân theo nguyên tắc “không phân biệt đối xử”, có nhiệm vụ can thiệp vào một quốc gia thành viên khi đối mặt với tội ác chiến tranh, tội ác diệt chủng và tội ác chống lại loài người. AU kể từ đó đã phát triển các hoạt động gìn giữ hòa bình quan trọng, và phối hợp với các lực lượng của Liên hiệp quốc ở những nơi như Mali và CHDC Congo, cũng như triển khai các hoạt động của riêng mình ở các nước như Burundi và Sudan và hiện tại ở Somalia.

AU cũng đã truyền bá các giá trị tự do của dân chủ, bao gồm bầu cử tự do, minh bạch và các tiêu chuẩn chống đảo chính. Gần đây nhất, Liên minh châu Phi đã đình chỉ tư cách thành viên của Mali, Burkina Faso, Guinea và Sudan sau các cuộc đảo chính quân sự. Tuy nhiên, một số nhà phân tích cũng chỉ trích việc AU không phát triển được quan điểm chung về biến đổi khí hậu, trong bối cảnh châu Phi ngày càng dễ bị tổn thương trước sự nóng lên toàn cầu.

Theo ông Frederic Gateretse Ngoga, người điều phối quan hệ đối tác quốc tế tại Ủy ban AU, việc thiếu hệ tư tưởng chung, khuôn khổ chính sách và chiến lược tổng thể, hiện đang cản trở sự đồng thuận của AU.

Kể từ khi chính thức ra mắt vào năm 2002, AU đã phát huy được tính tự chủ một cách đáng kể. Đó là năng lực của AU để định hình chương trình nghị sự và các quyết định ở châu Phi cũng như các vấn đề toàn cầu.

Thế nhưng, rõ ràng là AU có những thách thức riêng. AU yếu về tài chính và phụ thuộc vào các nhà tài trợ bên ngoài. Thể chế này thường được coi là “câu lạc bộ của những người cao tuổi” mà những người châu Phi bình thường không thể tiếp cận được. AU thường đối mặt với sự không hiệu quả trong việc triển khai các quyết định, với các công việc của tổ chức đôi khi bị kìm hãm bởi các quốc gia có nền quản trị yếu kém. Tuy nhiên, AU thường là trọng tâm của việc thiết lập chương trình nghị sự, ra quyết định, xây dựng quy tắc, phát triển chính sách và lãnh đạo chiến lược cho lục địa châu Phi. Do đó, sẽ là sự quá đơn giản hóa mối quan hệ phức tạp giữa AU và các thành viên để coi bộ máy hành chính liên châu Phi này như một đầy tớ đơn thuần cho các chính phủ của lục địa này.

AU và bộ máy hành chính của tổ chức này không phải là những sứ giả được tôn vinh, cũng không ngoan ngoãn tuân theo mệnh lệnh của các chính phủ châu Phi. Thể chế này điều tiết hoạt động của 55 thành viên nhằm thể hiện quan điểm chung về nhiều vấn đề toàn cầu quan trọng, bao gồm xây dựng sự đồng thuận về các cải cách của Liên hợp quốc (LHQ), phản ứng trước COVID-19 và tài trợ cho sự phát triển của châu Phi.

Liên minh châu phi ra đời năm nào năm 2024
Hội nghị thượng đỉnh AU tại Ethiopia năm 2020. Ảnh: AP

Để đo độ thành công và thất bại của AU, cần nhìn vào các cách thức khác nhau mà liên minh này thể hiện vai trò tự chủ. Để hiểu các sắc thái của AU, cần tìm hiểu cách liên minh định hình việc soạn thảo các điều ước quốc tế; thực thi các quy định, cam kết và hiệp ước; đại diện cho ý chí tập thể của các quốc gia thành viên; thiết lập chương trình nghị sự và định hướng, ảnh hưởng và hình thành tư duy ở cấp độ toàn cầu; và đưa ra khả năng lãnh đạo chiến lược. AU đã đóng góp vào việc soạn thảo các hiệp ước thúc đẩy hòa bình, dân chủ và quản trị tốt. Nhiều hiệp ước của AU bao gồm những điều khoản đầu tiên mang tính toàn cầu.

Điều này là sự thật, cho dù nhiều quốc gia thành viên vẫn còn hạn chế trong việc bảo vệ nền dân chủ trong nước. AU đã và đang đóng góp vào các hiệp ước bởi tổ chức này đã thu hút được nhiều bộ óc chính sách tốt nhất trên lục địa. Nghiên cứu cho thấy nhân sự của AU bao gồm nhiều công chức quốc tế có trình độ học vấn cao nhất trên thế giới, cũng như có nhiều kinh nghiệm làm việc.

AU đã phát triển một cỗ máy thúc đẩy hòa bình và an ninh. Các sáng kiến của AU bao gồm xây dựng thiết kế thể chế cho sự hòa giải, đối thoại chính trị, hệ thống cảnh báo sớm và các hoạt động hỗ trợ hòa bình. Những sáng kiến này đã thay đổi các sứ mệnh hòa bình và mang đến thành công tương đối. Ví dụ điển hình là sự can thiệp ở Somalia. AU cũng tác động một cách hiệu quả trong việc thay đổi tư duy của giới tinh hoa chính trị châu Phi từ tâm thế thờ ơ truyền thống sang tâm thế khuyến khích các nước thành viên can thiệp vào công việc của nhau. AU đã nhanh chóng can thiệp vào bạo lực sau bầu cử ở Kenya năm 2007 và đã khẩn trương triển khai Chiến dịch Dân chủ ở Comoros vào năm 2008.

AU đã sử dụng sức mạnh của các khuyến nghị để đạt được hiệu quả to lớn. AU đã vận hành chính cơ chế của tổ chức này để tập hợp các thành viên nhằm ủng hộ một nhóm các ứng cử viên châu Phi cạnh tranh cho các vị trí trong các tổ chức quốc tế, bao gồm việc bầu ông Tedros Adhanom Ghebreyesus của Ethiopia làm Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và bà Louise Mushikiwabo của Rwanda làm Tổng thư ký Tổ chức Pháp ngữ quốc tế. Ngoài ra, các nghiên cứu chỉ ra rằng AU đã huy động các quốc gia thành viên thể hiện quan điểm chung về hơn 20 vấn đề lớn.

Nhiều quan điểm chung của AU đã định hình các cuộc tranh luận và các quyết định toàn cầu, bao gồm ảnh hưởng đến các điều khoản tham gia giữa LHQ và các tổ chức khu vực. AU cũng đã từng tụ họp và vận động cho những mục đích chưa thực sự tốt đẹp, chẳng hạn như việc bảo vệ cựu Tổng thống Sudan Omar al-Bashir và Tổng thống Kenya Uhuru Kenyatta trước những lời kêu gọi đưa hai nhân vật này ra trước Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) để trả lời cáo buộc về tội ác chống lại loài người.

AU đã cho thấy tổ chức này có khả năng lãnh đạo và đóng vai trò cố vấn cho các chính phủ và các cơ quan liên chính phủ. AU đã phát triển thành công các khuôn khổ phát triển tư duy tương lai như Chương trình nghị sự 2063 và Hiệp định Thương mại tự do lục địa châu Phi. AU cũng đã thành lập các cơ quan phát triển, bao gồm Cơ quan Phát triển Liên minh châu Phi (NEPAD-AUDA). AU thể hiện khả năng rất hiệu quả khiến chính phủ các nước châu Phi chấp nhận các ý tưởng phát triển và biến những ý tưởng đó thành trụ cột trong các kế hoạch tăng trưởng quốc gia. AU cũng đã huy động các nguồn lực để thúc đẩy các sáng kiến phát triển của lục địa, bao gồm nỗ lực cung cấp vaccine COVID-19 cho các quốc gia thành viên.

Tuy nhiên, AU cũng có những điểm yếu. Việc huy động nguồn lực của AU đã bị chỉ trích bởi điều đó làm sâu sắc thêm sự phụ thuộc của châu Phi vào các đối tác quốc tế. Một số học giả cũng cho rằng AU rất giỏi trong việc đưa ra những ý tưởng cao cả nhưng thường không thể hoặc không sẵn sàng thực hiện chúng.

Tổ chức này đã bị kìm hãm bởi yêu cầu cải tổ liên tục. Từ năm 2002-2009, Tổng thống Libya Muammar Gaddafi đã nỗ lực không ngừng để chuyển đổi AU thành chính phủ liên hiệp - điều đó đã trở thành sự sao lãng nghiêm trọng và trở ngại lớn đối với việc thực hiện các chương trình của tổ chức này. Kể từ năm 2016, quá trình cải cách thể chế do Tổng thống Rwandan Paul Kagame dẫn đầu đã gây ra sự chia rẽ giữa các nhà lãnh đạo của Ủy ban Liên minh châu Phi (AUC). Quá trình này đã làm tê liệt đội ngũ nhân viên trong gần 5 năm và làm suy yếu AUC, như cựu Tổng thống Nam Phi Thabo Mbeki nhận xét.

Những thói quen cũ - chẳng hạn như sùng bái cá nhân, tập trung quyền lực vào văn phòng của Chủ tịch Ủy ban và thu hẹp không gian để mọi người tham gia vào việc ra quyết định - đã hình thành trong vài năm qua. Việc luân chuyển vai trò chủ tịch AU phần lớn giữa các nhà lãnh đạo có uy tín dân chủ đáng ngờ cũng cho thấy rằng AU đã đi vào quỹ đạo của một nhóm các nhà lãnh đạo châu Phi cụ thể. Điều này là do các nhà lãnh đạo độc tài của lục địa đã biến thể chế này thành một cơ quan bảo thủ và không rủi ro.

Ví dụ về một cách tiếp cận bảo thủ hơn là làm dịu quan điểm không khoan nhượng của AU đối với các chế độ quân sự. AU thể hiện quan điểm mềm mỏng hơn đối với những chủ thể thực hiện nhiều cuộc đảo chính gần đây. Điều này trái ngược với lập trường thẳng thắn của AU trong những năm trước và các bước AU thực hiện để tẩy chay các chế độ quân sự ở Guinea-Bissau và Sao Tome & Principe vào năm 2003, Togo năm 2005, Mauritania năm 2005 và 2007, Guinea năm 2008, Mali năm 2012, cũng như Ai Cập và Cộng hòa Trung Phi vào năm 2013.

Sự trỗi dậy gần đây của các cuộc đảo chính trên lục địa cho thấy AU cần phải xem xét lại quan điểm của tổ chức này đối với những thay đổi chính phủ một cách vi hiến và củng cố chương trình nghị sự để thúc đẩy dân chủ. Châu lục này cần sự lãnh đạo mạnh mẽ hơn của AU về vấn đề dân chủ - và nhiều vấn đề khác - trong 20 năm tới.