Leukonychia totalis là gì

Móng thường có màu hồng nhạt. Móng trắng (leukonychia) là thuật ngữ mô tả một hoặc nhiều móng tay, móng chân có màu trắng một phần hoặc toàn bộ móng.

Phân loại móng trắng

Móng trắng hoàn toàn là toàn bộ bản móng đều màu trắng

  • Móng tay terry là bản móng màu trắng với phần đầu móng màu đỏ hoặc nâu;

Móng trắng một phần được chia thành ba nhóm:

  • Móng trắng dạng điểm;
  • Móng trắng dạng dải dọc: những dải màu trắng dọc theo chiều dài móng;
  • Móng trắng dạng dải ngang: một hoặc nhiều dải sọc ngang màu trắng nằm song song với liềm móng, còn được gọi là đường Mee.

Đường Muehrcke là một dạng móng trắng sọc ngang do lưu lượng máu thay đổi dưới móng, khi ấn lên bản móng các sọc này sẽ biến mất. Bạch biến hoặc da bị trắng cũng gây nên màu trắng ở móng.  

Leukonychia totalis là gì

Ai có thể bị móng trắng?

Móng trắng có thể ảnh hưởng đến mọi người: nam và nữ đều có thể bị, ở mọi lứa tuổi và mọi chủng tộc.

Nguyên nhân của móng trắng

Chấn thương

Bản móng có thể bị tổn thương một phần hoặc toàn bộ do chấn thương tác động lên vùng bản móng hoặc nền móng. Sự phá vỡ lớp sừng theo chiều ngang làm hình thành các khoảng chứa khí, gây phản xạ ánh sáng và không thể nhìn xuyên qua bản móng.    

Một số nguyên nhân gây chấn thương móng như thói quen cắn móng tay, làm móng, mang giày chật. Các đốm trắng sẽ lớn dần theo sự phát triển của móng (khoảng 6 đến 9 tháng đối với móng tay). Móng trắng dạng dải ngang có thể gặp sau tổn thương nền móng, và xuất hiện các đường rãnh trên móng. Móng trắng toàn bộ có thể gặp sau chấn thương nghiêm trọng, làm tách bản móng khỏi giường móng và thay đổi cấu trúc móng.  

Do thuốc và hóa chất

Móng trắng có thể do:

  • Nhiễm độc kim loại nặng (như chì, arsenic);
  • Thuốc hóa trị;
  • Sulphonamide.

Bệnh di truyền

  • Móng sọc trắng thường liên quan với bệnh Darier, đôi khi cũng xuất hiện móng sọc đỏ;
  • Móng trắng toàn bộ cũng thường gặp trong những thành viên cùng gia đình;
  • Móng trắng dạng dải ngang có thể do những bệnh lý di truyền ảnh hưởng sự sừng hóa.

Bệnh hệ thống

Móng Terry liên quan với các bệnh sau:

  • Xơ gan;
  • Bệnh thận mạn;
  • Suy tim;
  • Bất thường hấp thu protein, như trong viêm đại tràng;
  • Bệnh mất protein qua đường ruột;
  • Đái tháo đường;
  • Thiếu máu thiếu sắt;
  • Thiếu kẽm;
  • Cường giáp.

Nhiễm khuẩn

Nhiễm nấm móng trắng là dạng móng trắng một phần do nhiễm nấm mạn tính như nấm dermatophyte, Trichophyton interdigitale.

Bệnh da

Móng trắng có thể do bệnh da viêm ảnh hưởng đến nền móng, thường gặp nhất là vảy nến móng hoặc chàm bàn tay.

Chẩn đoán phân biệt

Móng trắng cần phân biệt với li móng, là khi bản móng có màu trắng hoặc vàng do bị tách khỏi nền móng bên dưới.

Nếu nguyên nhân gây móng trắng chưa rõ, có thể cần làm thêm một số xét nghiệm:

  • Cắt bản móng tìm vi nấm;
  • Sinh thiết móng;
  • Xét nghiệm máu để đánh giá bệnh toàn thân, đặc biệt là nồng độ albumin thấp.

Điều trị

Điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân gây móng trắng.

Tiên lượng

Móng trắng do chấn thương nhỏ hoặc do thuốc có thể khỏi hoàn toàn sau vài tháng. Trong những trường hợp khác, móng trắng có thể tồn tại dai dẳng hoặc tái phát.

--  Ths. Bs. Huỳnh Bạch Cúc  --  

Có thể bạn quan tâm: Các phẫu thuật móng

Giới thiệu Đơn vị Da liễu - Thẩm mỹ da Bệnh viện Nguyễn Tri Phương

Đơn vị Da liễu - Thẩm mỹ da Bệnh viện Nguyễn Tri Phương được triển khai dịch vụ thăm khám, chăm sóc và điều trị các tình trạng về da như mụn, sẹo, nám, tàn nhang… với tiêu chí đem lại sự thay đổi tích cực về diện mạo cũng như sự hài lòng của khách hàng sau khi sử dụng dịch vụ.

Với nguồn nhân lực chất lượng có chuyên môn cao là các Phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ đến từ Bộ môn Da liễu - Đại học Y Dược TPHCM & Bệnh viện Nguyễn Tri Phương có kinh nghiệm nhiều năm trong giảng dạy, nghiên cứu và điều trị Da liễu – Thẩm mỹ da; sẽ trực tiếp thăm khám, lên phác đồ điều trị và trực tiếp trị liệu cho bệnh nhân, đảm bảo hiệu quả cao nhất.

Tình trạng xuất hiện các đường hoặc chấm trắng trên ngón tay hoặc móng chân của bạn còn gọi là Leukonychia. Đây là một vấn đề khá phổ biến ở nhiều người và ở người trưởng thành khỏe mạnh cũng có thể xuất hiện những nốt này vào một thời điểm nào đó trong cuộc đời, và hầu hết các trường hợp cũng không phải là dấu hiệu của một tình trạng bệnh lý nghiêm trọng cần phải lo lắng.

Ở một số người, các đốm trắng ở dạng chấm nhỏ lấm tấm khắp móng tay, còn những người khác đốm trắng có kích thước lớn và trải dài trên khắp móng tay. Đốm trắng có thể xuất hiện trên một hoặc toàn nhiều móng tay trên bàn tay. 

1. Leukonychia perfata

Đây là loại đốm trắng móng tay phổ biến, thường xảy ra khi móng tay của bạn bị thường, loại đốm này sẽ tự biến mất sau khoảng 8 tháng. 

2. Leukonychia striata

Xảy ra khi chấn thương móng tay, chẳng hạn như việc gõ móng tay hoặc làm móng quá nhiều. Các vết này cũng có thể phát sinh do các bệnh nhiễm trùng như bệnh sởi, sốt rét, mụn rộp và bệnh phong.

3. Longitudanal leukonychia

Đây là tình trạng khá hiếm, xuất hiện ở những người bị bệnh Darier về da

4. Leukonychia totalis

Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do thuốc kháng sinh và điều kiện di truyền, ngoài ra, nó cũng có thể là dấu hiệu của suy thận, suy gan và vấn đề hấp thụ protein.

Nhìn chung, nguyên nhân gây ra các đốm trắng trên móng tay có thể do dị ứng, nhiễm nấm, tổn thương móng và thiếu khoáng chất. 

Nếu các đốm trắng của bạn không nhiều, thường biến mất sau một thời gian thì bạn có thể không cần đến gặp bác sĩ, chỉ cần bạn cẩn thận hơn để tránh bị thường hoặc dừng các hành vi làm tổn thương móng mà bạn cho là nguyên nhân của tình trạng đó.

Nếu bạn nhận thấy các nốt trắng kéo dài và ngày càng nhiều hơn thì bạn nên đến gặp bác sĩ, thường các bác sĩ sẽ quan sát, đưa ra chẩn đoán và đơn thuốc điều trị cho bạn. Trường hợp không chắc chắn, các bác sĩ cũng có thể yêu cầu một số xét nghiệm để loại trừ các nguyên nhân, đặc biệt nếu bác sĩ nghi ngờ bạn bị thiếu hụt vitamin hoặc khoáng chất gây ra các đốm trắng trên móng tay. 

- Với nguyên nhân dị ứng, bạn sẽ được chỉ định ngừng sử dụng sơn bóng hoặc sản phẩm làm móng mà bạn cho rằng có thể gây ra phản ứng dị ứng. 

- Với nguyên nhân nấm móng tay, thuốc trị nấm dạng uống sẽ được kê, thời gian điều trị trung bình khoảng 3 tháng, điều quan trọng là bạn phải tuân thủ phương pháp điều trị trong khoảng thời gian quy định để có thể chấm dứt tình trạng của mình.

- Nếu bạn bị chấn thương móng xuất hiện các đốm trắng, chỉ cần giữ gìn vệ sinh tay chân và đợi thời gian tự chữa lành. 

- Suy nghĩ lại xem gần đây mình có đánh móng tay hay làm ngón tay bị thương không (như bị kẹp, va đập)

- Ghi lại các triệu chứng như sự thay đổi màu sắc hoặc kết cấu móng tay, chẳng hạn như móng tay chuyển sang màu vàng hoặc bị giòn, dễ gãy hơn, hãy đến gặp bác sĩ điều trị.

- Ăn uống để giúp móng khỏe hơn. Một chế độ ăn uống cân bằng và duy trì lượng vitamin đầy đủ sẽ ngăn ngừa được những triệu chứng này.