Lê Thanh Tùng Ngân hàng Nhà nước

Theo tài liệu đại hội công bố, ngân hàng sẽ thực hiện bầu bổ sung ông Lê Thanh Tùng vào HĐQT. Ông Tùng hiện đang đảm nhiệm chức vụ Trợ lý nguyên Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Kinh tế Trung ương.

Ông Lê Thanh Tùng sinh năm 1978 là cử nhân Kế toán, Đại học Kinh tế Quốc dân, là thạc sỹ chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng Đại học Paris Dauphine (CFVG).

Ông Tùng có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, ông từng làm việc tại Ngân hàng Công thương từ năm 2003 đến năm 2014 và đảm nhiệm chức vụ Phó Tổng Giám đốc kiêm Giám đốc Khối Quản lý rủi ro của VietinBank, Chủ tịch HĐTV của Công ty Cho thuê Tài chính VietinBank trước khi chuyển công tác sang Ngân hàng Nhà nước.

Tại NHNN, ông Lê Thanh Tùng từng đảm nhiệm các vị trí như Chánh văn phòng, Vụ trưởng, trợ lý Thống đốc NHNN trước khi chuyển công tác tới Ban Kinh tế Trung ương.

Cùng với đó, đại hội cổ đông cũng sẽ xem xét việc miễn nhiệm chức vụ thành viên Ban Kiểm soát nhiệm kỳ 2019 - 2024 với ông Nguyễn Mạnh Toàn để đảm nhiệm nhận công việc khác tại ngân hàng.

Trong đại hội, ngân hàng cũng trình cổ đông thông qua việc niêm yết các trái phiếu phát hành ra công chúng, gồm cả trái phiếu phát hành ra công chúng trong năm 2021 và các năm tiếp theo của VietinBank trên Sở giao dịch Chứng khoán sau khi kết thúc đợt chào bán.

Lũy kế 9 tháng đầu năm, lợi nhuận trước thuế của VietinBank đạt 13.911 tỷ đồng, tăng 34,2% so với cùng kỳ. Tăng trưởng cho vay khách hàng trong ba quý đầu năm của ngân hàng đạt 6,8% lên gần 1,085 triệu tỷ đồng. Trong khi đó, số dư nợ xấu tăng hơn 90% trong 9 tháng đầu năm lên 18.097 tỷ đồng khiến tỷ lệ nợ xấu tăng lên 1,67% cuối quý III/2021.

Trên thị trường chứng khoán, mở cửa phiên giao dịch sáng ngày 3/11, cổ phiếu CTG của VietinBank tăng 0,8% lên mức 32.650đ/cp. Khối lượng giao dịch trng bình đạt hơn 11 triệu đơn vị.

Diễn biến giá cổ phiếu CTG thời gian gần đây (Nguồn: TradingView)

Anh Khôi

Theo Tạp chí Kinh tế Chứng khoán Việt Nam

Ông Lê Thanh Tùng (bìa trái)

Cụ thể, ông Tùng sinh năm 1978, hiện đang là Trợ lý nguyên Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Kinh tế Trung ương. Ông trước đó tốt nghiệp cử nhân Kế toán, Đại học Kinh tế Quốc dân, là thạc sỹ chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng Đại học Paris Dauphine (CFVG).

Có lẽ ít người biết ông Tùng từng có hơn 11 năm làm việc tại VietinBank với các vị trí Phó tổng giám đốc kiêm Giám đốc Khối quản lý rủi ro, Chủ tịch HĐTV của Công ty Cho thuê Tài chính VietinBank, Thư ký Tổng giám đốc, Thư ký tổng hợp thuộc hội đồng quản trị, Trưởng phòng Kế hoạch và hỗ trợ ALCO.

Năm 2013, đang lúc đảm nhiệm vị trí Phó tổng giám đốc, ông được bổ nhiệm làm Chánh văn phòng Ngân hàng Nhà nước (NHNN). Những năm sau đó, ông giữ chức vụ Vụ trưởng, trở lý Thống đốc NHNN trước khi chuyển công tác tới Ban Kinh tế Trung ương.

Việc ông Tùng quay trở lại VietinBank với tư cách là thành viên HĐQT mới được cho là có nhiều ý nghĩa trong việc tái cấu trúc và phục hồi tình hình kinh doanh giảm sút của ngân hàng kể từ khi dịch bệnh xuất hiện đến nay.

Theo BCTC hợp nhất vừa công bố, VietinBank báo lãi trước thuế quý 3 đi ngang so với cùng kỳ, đạt gần 3,061 tỷ đồng. Tuy nhiên, nợ xấu cuối quý 3 lại tăng đến 90% so với đầu năm.

Tình hình kinh doanh trong quý 3 không có quá nhiều nổi bật so với cùng kỳ. Hoạt động chính chỉ tăng 9% so với cùng kỳ, thu về 9,872 tỷ đồng. 

Các nguồn thu nhập phi tín dụng như lãi từ dịch vụ và lãi từ kinh doanh ngoại hối cũng tăng “èo uột" với 9% và 4%, theo thứ tự. Thậm chí một số hoạt động còn đi lùi như lãi từ mua bán chứng khoán kinh doanh giảm đến 36%, lãi từ hoạt động khác cũng giảm 47%.

Kỳ này, VietinBank chỉ tăng trích lập dự phòng rủi ro tín dụng 14% so với cùng kỳ, dành ra 5,548 tỷ đồng. Kết quả, Ngân hàng báo lãi trước thuế gần như đi ngang do chỉ tăng 5%, đạt 3,061 tỷ đồng.

Cũng ngay tại cuộc họp, ĐHĐCĐ bất thường năm 2021 đã thông qua việc niêm yết các trái phiếu phát hành ra công chúng của VietinBank (bao gồm trái phiếu phát hành ra công chúng trong năm 2021 và các năm tiếp theo của VietinBank) trên hệ thống giao dịch chứng khoán/Sở Giao dịch chứng khoán sau khi kết thúc các đợt chào bán, bảo đảm tuân thủ và phù hợp với quy định của Luật Chứng khoán, các văn bản hướng dẫn Luật Chứng khoán và các quy định của pháp luật liên quan. 

Trước đó, ngân hàng phát hành khối lượng trái phiếu trị giá 500 tỷ đồng (khoảng 10 triệu đồng/ trái phiếu) với kỳ hạn là 7 năm từ 2019 đến 2016.

Ông Lê Thanh Tùng sinh năm 1978 là cử nhân Kế toán, Đại học Kinh tế Quốc dân, là thạc sĩ chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng Đại học Paris Dauphine (CFVG).

Ông Tùng có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, từng làm việc tại VietinBank từ năm 2003 đến năm 2014 và đảm nhiệm chức vụ Phó Tổng Giám đốc kiêm Giám đốc Khối Quản lý rủi ro của VietinBank, Chủ tịch HĐTV của Công ty Cho thuê tài chính VietinBank trước khi chuyển công tác sang Ngân hàng Nhà nước (NHNN).

Tại NHNN, ông Lê Thanh Tùng từng đảm nhiệm các vị trí như Chánh văn phòng, Vụ trưởng, trợ lý Thống đốc NHNN trước khi chuyển công tác tới Ban Kinh tế Trung ương.

Đoàn Chủ tịch đại hội

Cùng với đó, đại hội đã thông qua các nội dung quan trọng về việc niêm yết các trái phiếu phát hành ra công chúng của VietinBank trên hệ thống giao dịch chứng khoán; bầu bổ sung thành viên HĐQT VietinBank nhiệm kỳ 2019 - 2024, sửa đổi Điều lệ, Quy chế tổ chức và hoạt động của HĐQT VietinBank.

Cụ thể, ĐHĐCĐ bất thường năm 2021 đã thông qua việc niêm yết các trái phiếu phát hành ra công chúng của VietinBank (bao gồm trái phiếu phát hành ra công chúng trong năm 2021 và các năm tiếp theo của VietinBank) trên hệ thống giao dịch chứng khoán/sở giao dịch chứng khoán sau khi kết thúc các đợt chào bán, bảo đảm tuân thủ và phù hợp với quy định của Luật Chứng khoán, các văn bản hướng dẫn Luật Chứng khoán và các quy định của pháp luật liên quan.

Ông Lê Thanh Tùng, tân Thành viên HĐQT VietinBank

Tính đến ngày 31-10, các chỉ số quy mô và hiệu quả của ngân hàng đều có sự tăng trưởng tích cực. Tổng tài sản tăng 8,1%; tổng nguồn vốn tăng gần 8%, trong đó nguồn vốn thị trường 1 tăng 10%; tín dụng tăng 8%; ROA đạt 1,3%; ROE đạt 16,1%. Các chỉ tiêu tuân thủ đạt tốt, LDR đạt 82,86%, CAR đạt hơn 9%, NIM đạt khoảng 3%.

Đặc biệt, với vai trò là ngân hàng thương mại lớn, chủ lực, trụ cột, VietinBank tiếp tục có các biện pháp hỗ trợ thiết thực, tháo gỡ khó khăn cho khách hàng từ việc giảm lãi suất cho vay và phí dịch vụ, cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, đưa ra các gói giải pháp hỗ trợ giúp khách hàng khắc phục khó khăn, duy trì hoạt động và phục hồi, phát triển qua giai đoạn đại dịch Covid-19. Lũy kế 9 tháng năm 2021, tổng số tiền giảm lợi nhuận để hỗ trợ khách hàng khoảng 6.000 tỷ đồng. Dự kiến cả năm, con số này khoảng 7.000 - 8.000 tỷ đồng.

Trước bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế, nguy cơ tăng nợ xấu và nợ tiềm ẩn rủi ro, VietinBank đang tăng cường các giải pháp kiểm soát chất lượng nợ, xây dựng những kịch bản sẵn sàng để ứng phó với các khó khăn trong năm 2022. VietinBank đã chủ động trích lập dự phòng rủi ro tín dụng cao hơn mức quy định để tăng tỷ lệ bao phủ nợ xấu. Dự kiến cuối năm 2021, VietinBank phấn đấu tỷ lệ nợ xấu là 1,4%, tỷ lệ bao phủ nợ xấu đạt 169%, chi phí dự phòng rủi ro dự kiến 17.000 tỷ đồng.

Ông Trần Minh Bình Chủ tịch HĐQT VietinBank

Theo ông Trần Minh Bình - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐQT VietinBank khẳng định, nền kinh tế Việt Nam đang bước sang giai đoạn phục hồi với không ít khó khăn thách thức, với tinh thần cầu thị, đánh giá đúng tình hình, VietinBank đã có kế hoạch và các giải pháp trọng tâm nhằm chủ động vượt qua khó khăn, thách thức, tận dụng thời cơ, nỗ lực hết mình, đổi mới, sáng tạo để tiếp tục xây dựng và phát triển hệ thống VietinBank mạnh mẽ, bền vững.

QUANG MINH

Video liên quan

Chủ đề