Lê đức anh sinh năm bao nhiêu

Ngày 1/12/1920, ngày sinh nguyên Chủ tịch nước, Đại tướng Lê Đức Anh, người chiến sĩ cộng sản kiên cường, nhà chính trị quân sự tài ba, đức độ và nhà lãnh đạo có uy tín lớn của Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta, người bạn thân thiết, tin cậy của bạn bè quốc tế.

Lê đức anh sinh năm bao nhiêu

Chủ tịch nước Lê Đức Anh với Nhân dân xã Phú Đình, huyện Định Hóa, tỉnh Bắc Thái (nay là tỉnh Thái Nguyên), tháng 1-1995.

Đại tướng Lê Đức Anh là người con của xã Lộc An, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế, vùng quê giàu truyền thống yêu nước cách mạng. Cuộc đời binh nghiệp của đồng chí gắn với nhiều chiến trường từ Bắc vào Nam và thực hiện nhiệm vụ quốc tế cao cả.

Trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam, đồng chí là một trong những tướng lĩnh trực tiếp chỉ huy chiến trường và giành nhiều thắng lợi quan trọng, bảo vệ biên giới thiêng liêng của Tổ quốc và giúp nhân dân Campuchia thoát khỏi thảm họa diệt chủng.

Thủ tướng Vương quốc Campuchia Samdech Techo Hun Sen khi đến viếng nguyên Chủ tịch nước, Đại tướng Lê Đức Anh đã xúc động ghi những dòng ân tình vào sổ tang: “Bác Lê Đức Anh kính mến!…Việc giải phóng Nhân dân thoát khỏi chế độ diệt chủng Pol Pot, việc ngăn chặn chế độ diệt chủng quay trở lại, công cuộc xây dựng lại đất nước Campuchia. Đặc biệt, sự trưởng thành của Quân đội Campuchia... đều có sự đóng góp của Bác”.

Lê đức anh sinh năm bao nhiêu

Trong lĩnh vực chính trị, ngoại giao nguyên Chủ tịch nước, Đại tướng Lê Đức Anh đã có những bước đi để thúc đẩy tiến trình bình thường hóa quan hệ với một số nước, đối tác, góp phần đặt nền móng cho chính sách đổi mới, mở cửa và hội nhập của Ðảng, Nhà nước ta.

Theo Từ điển Bách khoa quân sự Việt Nam, sau khi đất nước hòa bình, thống nhất, đồng chí được Đảng, Nhà nước giao nhiều trọng trách quan trọng, như: Thứ trưởng Bộ Quốc phòng kiêm Tư lệnh Quân tình nguyện Việt Nam tại Campuchia (năm 1981); Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam (năm 1986); Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Phó bí thư Đảng ủy Quân sự Trung ương (năm 1987-1991). Đồng chí được thăng quân hàm Đại tướng năm 1984.

Tháng 9-1992, đồng chí được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam bầu vào chức vụ Chủ tịch nước và giữ chức danh này đến năm 1997. Sau đó, đồng chí được bổ nhiệm làm Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam từ tháng 12-1997 đến khi nghỉ hưu năm 2001.

Lê đức anh sinh năm bao nhiêu

Tóm tắt quá trình hoạt động cách mạng của nguyên Chủ tịch nước, Đại tướng Lê Đức Anh.

Là một trong những nhà lãnh đạo chủ chốt tiêu biểu của Đảng, dù ở cương vị nào, đồng chí cũng mang hết nhiệt huyết đóng góp nhiều ý kiến quan trọng vào những vấn đề lớn của đất nước. Đại tướng Lê Đức Anh là một nhà chính trị, nhà quân sự tài năng; một trong những học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Đại tướng Lê Đức Anh qua đời vào ngày 22-4-2019. Với 99 năm tuổi đời, hơn 80 năm tuổi Đảng, Đại tướng Lê Đức Anh đã trọn đời phấn đấu, cống hiến cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và Nhân dân ta.

Quốc vương Campuchia Norodom Sihanouk và hoàng hậu tiếp Chủ tịch nước Lê Đức Anh và phu nhân thăm chính thức Campuchia ngày 8-8-1995, tại Phnom Penh - Ảnh: TTXVN

Phải biết về văn hóa, lịch sử, xã hội nước bạn, phải biết quý trọng, yêu mến đất nước con người của bạn thì mới giúp bạn tốt được.

Từ khi còn là cán bộ cấp úy cho đến khi đã trưởng thành, đối với tôi, những gì làm được đều có dấu ấn sự chỉ bảo của ông và những gì chưa làm được đều được ông uốn nắn nghiêm khắc, dạy dỗ tận tình.

Xin ghi lại vài mẩu chuyện nhỏ để nhớ về một vị tướng lỗi lạc, một nhà lãnh đạo quốc gia tầm cỡ, một "người thầy chỉ lối" của nhiều thế hệ cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam.

Bài học vỡ lòng trên đất bạn Campuchia

Năm 1984, sang công tác ở chiến trường Campuchia, gần một năm trời tôi không dám đến gặp ông vì giai đoạn này ông rất bận rộn, phần nữa để gặp tư lệnh chiến trường không phải ai cứ muốn là được. Đến tết năm 1985, tôi mới dám vào gặp để chúc tết ông.

Rất vui khi thấy tôi khỏe mạnh và chững chạc hơn, ông cười hỏi: "Công việc của cháu thế nào?" (đây luôn là câu hỏi đầu tiên của ông mỗi lần gặp tôi).

"Thưa chú, cháu chưa được phân công việc cụ thể nào, mới chỉ được giao nghiên cứu, tìm hiểu và tập huấn thêm để chuẩn bị vào công việc". Khi trả lời câu này, tôi rất bối rối và xấu hổ khi phải thú nhận với ông dù đã lên mặt trận gần một năm nhưng vẫn chưa làm được việc gì. Ông hỏi: "Nghiên cứu cái gì, học cái gì?".

Tôi thú thực đang đọc một số tài liệu của đơn vị nhưng chủ yếu là học tiếng Khmer và sách về lịch sử, Phật giáo Campuchia, có thời gian thì đi thăm chùa chiền và giao tiếp với người dân, sư sãi vì họ rất giỏi về ngôn ngữ và văn hóa.

Tôi tưởng ông không hài lòng, không ngờ ông nói: "Công việc của cháu là phải biết về văn hóa, lịch sử, xã hội nước bạn, phải biết quý trọng, yêu mến đất nước con người của bạn thì mới giúp bạn tốt được. Việc học tiếng Khmer, đọc sách, đi thăm chùa chiền… không thừa đâu. Cứ lo học, tìm hiểu, tận dụng hết thời gian, đừng để lãng phí".

Với riêng tôi, buổi gặp đầu tiên với tư lệnh chiến trường trên đất nước Campuchia không chỉ được nhận những lời động viên mà thực sự đó là những bài học sâu sắc. Để rồi khi về, suy ngẫm, thấm dần những lời chỉ bảo của chú Sáu, càng nỗ lực hơn trong việc tìm hiểu, nghiên cứu và coi đó là nhiệm vụ của riêng mình.

Lê đức anh sinh năm bao nhiêu

Thượng tướng Lê Đức Anh - thứ trưởng Bộ Quốc phòng, tư lệnh Quân tình nguyện Việt Nam tại Campuchia - thăm sư đoàn 302 năm 1981

Thận trọng và tuyệt đối chính xác

Sau hơn một năm nghiên cứu học tập, tôi bắt tay vào công việc. Có lần tôi được giao chuẩn bị báo cáo gửi cấp trên. Đây là bản báo cáo quan trọng đầu tiên trong đời cán bộ của tôi ở chiến trường Campuchia cũng như sau này.

Thực chất đây là công lao tích lũy của nhiều người, tôi chỉ là người được giao nhiệm vụ tóm lược để báo cáo với chỉ huy mặt trận. Sau nhiều ngày chuẩn bị, hoàn thiện văn bản, tôi nộp cho thủ trưởng trực tiếp là ông Ba Quốc.

Ít hôm sau, ông Ba Quốc đi họp về từ bộ chỉ huy mặt trận, tôi đứng ở cửa ngóng không biết kết quả công việc của mình thế nào nhưng không dám hỏi.

Ông Ba đáp trả ánh mắt chờ đợi của tôi bằng một lời than: "Hôm nay anh Sáu cho tôi uống cà phê không đường" (ý là uống thuốc đắng). Tôi chột dạ hỏi lại không biết sự thể thế nào. Ông Ba kể khi trình báo cáo tư lệnh, ông Sáu lật đi lật lại xem kỹ bản báo cáo mấy chục trang kín chữ rồi khoanh tròn vào đúng một chỗ, hỏi ông Ba: "Sự việc này xảy ra năm nào?".

Tới lúc đó, ông Ba đọc kỹ lại mới thấy có một chi tiết nhỏ viết sai là chữ số năm "1983" thành năm "1973". Hai thời điểm, hai bối cảnh khác nhau và như vậy thì sự việc cũng hoàn toàn bị sai lạc.

Ông Sáu hỏi thêm: "Đơn vị nào, ai làm báo cáo này?".

Trước ông Sáu, tướng tình báo dạn dày Ba Quốc đành nói thật: "Báo cáo anh, đây là của đơn vị X… Cậu Vịnh làm. Thưa anh, nó làm tốt, chỉ nhầm mỗi chỗ đó thôi".

Ông nghiêm giọng: "Làm thì tốt nhưng sai chỉ một chi tiết nhỏ như thế cũng có thể làm hỏng cả một vấn đề lớn, phí phạm công sức của tập thể. Anh về dặn cậu Vịnh rút kinh nghiệm, lần sau tuyệt đối không được cẩu thả như thế nữa".

Sau đó một thời gian khá lâu, tôi chẳng dám lân la lên bộ chỉ huy vì sợ ông la. Nhưng cũng chính từ đó tôi đã biết sợ, rất sợ những nhầm lẫn tuy nhỏ bé nhưng do không thận trọng sẽ làm hỏng việc lớn. Thêm một lần nữa chú Sáu lại gián tiếp dạy tôi bài học quý giá về sự cẩn trọng, chính xác trong công việc của mình.

Lê đức anh sinh năm bao nhiêu

Thượng tướng Lê Đức Anh (đeo kính ngồi chính diện) tại trận địa pháo 130 ly trong chiến dịch mùa khô 1981 -1982 - Ảnh tư liệu

Món quà nhỏ đầy nghĩa tình

Một lần khi chuẩn bị đi công tác Campuchia, tôi đến gặp ông Sáu ở Hà Nội để báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo. Sau phần công việc, ông Sáu nói: "Nói văn phòng chuẩn bị cho chú một bức tranh sơn mài Việt Nam, cảnh gia đình đoàn tụ đầm ấm. Thêm một hộp yến". Ông còn dặn: "Lấy bức tranh nhỏ thôi, tặng tranh to quá người ta không có chỗ mà treo đâu".

Rồi ông dặn: "Cháu đưa bức tranh tặng cho chị ấy và hộp yến tặng ông (phụ thân nhà lãnh đạo), nói là quà của chú".

Nhìn món quà, tôi hơi ngại ngùng, hỏi lại: "Thưa chú, thế này có sơ sài quá không? Thế còn quà cho ông lãnh đạo?". Ông Sáu cười, không giải thích thêm, chỉ nói: "Cháu cứ lên đưa. Nói chú Sáu gửi".

Trong chuyến công tác, tôi gặp riêng nhà lãnh đạo của bạn và nói: "Thưa anh, chú Sáu gửi biếu ông một hộp yến sào và tặng chị bức tranh". Người cán bộ của nước bạn nghe vậy mừng lắm, nói: "Anh chờ một chút, quà này anh phải đưa tận tay, chứ tôi không thay mặt được", rồi anh quay vào nhà trong, ít phút sau dẫn người cha đã già yếu cùng vợ vào phòng khách: "Hôm nay có đồng chí cán bộ Việt Nam lên trực tiếp gửi tặng bố và em quà của Tà Sáu (ông Sáu - tiếng Khmer) Lê Đức Anh".

Tôi đứng lên, thật trang trọng trao quà. Hai người rất vui, luôn nói cảm ơn, quý hóa việc ông Sáu quan tâm và gửi món quà ý nghĩa.

Ngay khi người cha và vợ ra khỏi phòng khách, vị lãnh đạo đó vừa vui vừa xúc động, rớm nước mắt: "Ông Sáu hiểu người Campuchia và hiểu tôi lắm. Ở Campuchia thì vợ là chủ gia đình, tặng quà cho vợ là tặng cả gia đình. Ông Sáu tặng bức tranh có hai vợ chồng với đứa con đang trồng lúa, chăn trâu thế này là tôi hiểu ông muốn dặn tôi điều gì. Cha tôi tuổi cao, bị viêm phổi, ông Sáu biết và nhiều lần dặn tôi chưng yến để cha dưỡng bệnh. Anh về thưa dùm ông Sáu, cả gia đình tôi biết ơn ông, ông đã thấu hiểu gia đình chúng tôi đang cần gì nhất".

Một câu chuyện nhỏ, món quà không lớn về giá trị vật chất nhưng đầy nghĩa tình và sự trân trọng, dường như không chỉ để trao tặng người bạn phương xa mà nghĩa cử nhỏ bé ấy mang đầy ý nghĩa sâu xa và tình cảm sâu đậm. Đó là bài học về tình người, về cuộc đời của ông Sáu, một người lãnh đạo cấp cao nhưng cũng là một người bạn, người đồng chí đầy nghĩa tình, thủy chung và thấu hiểu.