Lấy ví dụ ứng dụng tác dụng sinh lí của dòng điện

Hay nhất

Dòng điện có tác dụng sinh lí khi đi qua cơ thể người gây co giật, tim ngừng đập, thần kinh tê liệt, ngạt thở.....nhưng để dòng diện phù hợp thì có thể đi qua cơ thể người, có thể chữa 1 số bệnh. Chứng tỏ dòng diện có tác dụng sinh lí.

Câu hỏi: Nêu các tác dụng của dòng điện và từng biểu hiện của các tác dụng này. Nêu ví dụ về mỗi loại tác dụng của dòng điện

Trả lời:

1. Tác dụng nhiệt

Rất dễ thấy, tác dụng nhiệt của dòng điện biểu hiện khi cho dòng điện chạy qua một vật dẫn điện thì vật đó sẽ bị nóng lên. Nguyên nhân có tác dụng nhiệt là do các vật dẫn có điện trở, trở kháng cản trở dòng điện nên sinh ra nhiệt.

Ứng dụng của tác dụng nhiệt được biểu hiện qua sự vận hành của bàn là. Khi cắm điện, dòng điện chạy qua làm bàn là nóng lên cho khả năng là phẳng quần áo. Ngoài ra tác dụng này còn được biểu hiện qua đèn dây tóc, bếp điện, nồi cơm điện, cầu chì,…

2. Tác dụng quang

Dòng điện đi qua các thiết bị như bóng đèn biến điện năng thành quang năng khiến bóng đèn phát sáng. Đó là một trong những tác dụng rất quan trọng của dòng điện.Dòng điện cho khả năng làm sáng bóng đèn của bút thử điện và đèn điot phát quang mặc dù chưa tới nhiệt độ cao. Tác dụng quang được ứng dụng để chế tạo các loại đèn.Ngày nay, các nhà khoa học đang không ngừng nghiên cứu ra nhiều loại bóng đèn giúp tiết kiệm điện năng như đèn huỳnh quang, compact, đèn led,…

3. Dòng điện có tác dụng từ

Mọi điện tích dịch chuyển luôn sinh ra từ trường. Khi dòng điện chạy qua một cuộn dây quấn quanh lõi sắt sẽ làm cho kim nam châm bị lệch ra khỏi vị trí cân bằng cũng như cho khả năng hút kim loại.Ứng dụng thực tiễn từ tác dụng từ của dòng điện chính là để chế tạo chuông điện, động cơ điện, nam châm điện,…

4. Tác dụng hóa học

Để có thể làm rõ được tác dụng này chúng ta cần tiến hành làm thí nghiệm. Cho dòng điện đi qua dung dịch muối đồng. Sau một thời gian, thỏi than trong dung dịch muối đồng nối với cực âm của nguồn sẽ được phủ một lớp đồng. Hiện tượng này chứng tỏ dòng điện có tác dụng hóa học.

Ứng dụng trong công nghiệp đúc điện, mạ điện (mạ vàng, mạ bạc, mạ đồng...), tinh luyện kim loại và nạp điện cho acquy...

5. Tác dụng sinh lí

Nếu dòng điện đi qua cơ thể người hay động vật có thể gây ra những cơn co giật, tim ngừng đập, ngạt thở, thần kinh bị tê liệt và có thể chết. Ta nói dòng điện có tác dụng sinh lí.

Lưu ý:

- Dòng điện có thể gây nguy hiểm tới tính mạng con người. Cho nên phải hết sức thận trọng khi dùng điện, nhất là với mạng điện gia đình.

- Trong y học, người ta vẫn có thể dùng dòng điện để chữa một số bệnh.

Ví dụ:

+ Máy kích tim: Khi tim đã ngừng đập, người ta có thể dùng liệu pháp sốc điện để cố gắng kích thích tim đập lại với hy vọng duy trì sự sống.

+ Máy châm cứu: Chữa các bệnh tai biến, đau đầu, đau lưng, méo mồm miệng, đầy bụng, thoái hóa khớp, giảm thị lực...

⇒ Ngoài các tác dụng trên ta có thể nói dòng điện có tác dụng cơ học. Vì khi dòng điện chạy qua động cơ thì làm quay động cơ. Tác dụng cơ học có ứng dụng là chế tạo động cơ điện dùng trong đời sống hàng ngày như: quạt điện, máy bơm nước, máy xay...

Cùng Top lời giải đi tìm hiểu chi tiết về dòng điện nhé.

1. Dòng điện là gì

Dòng điện là gì? Dòng điện được định nghĩa như thế này: Dòng điện là dòng các hạt (electron) chạy qua dây dẫn và các thành phần. Nó là tốc độ của dòng điện tích.

Nếu dòng điện chạy qua vật dẫn, ta nói rằng có dòng điện trong vật dẫn. Trong các mạch sử dụng dây kim loại, các electron tạo thành dòng điện tích.

Điện có 3 loại chính đó là:

– Tĩnh điện: là hiện tượng mất cân bằng điện tích trên bề mặt của một vật nào đó. Điện tích sẽ được lưu giữ cho đến khi nó có thể truyền đi nơi khác thông qua một dòng điện hoặc sự phóng điện. Từ “tĩnh” trong tĩnh điện ý nói đến sự tương phản với dòng điện, hình thức mà điện được truyền qua vật dẫn và mang theo năng lượng.

– Dạng điện thứ hai là dạng dòng chảy hoặc chuyển động của các electron tự do thông qua một vật liệu dẫn điện, ví dụ như dây kim loại, hướng tới khu vực có điện tích dương. Dòng điện tử này có thể theo một chiều gọi là dòng điện một chiều (DC) hoặc nó cũng có thể luân phiên qua lại như dòng điện xoay chiều (AC).

– Dạng thứ ba là dạng chuyển động của các hạt tích điện qua chân không hoặc gần chân không.

2. Công thức và đơn vị dòng điện

Hướng thông thường của dòng điện được coi là ngược với hướng của dòng electron. Nếu một điện tích Q chạy qua tiết diện của một dây dẫn trong thời gian t, cường độ dòng điện I thì I = Q / t. Đơn vị điện tích theo S.I làcoulombvà phép đo dòng điện xảy ra bằng đơn vị coulomb trên giây là “ampe”. Dòng điện chạy từ cực âm đến cực dương của pin.

Đây là một mạch điện đơn giản. Nó có một đèn, một công tắc và một pin.

Trong đèn pin, pin cung cấp dòng điện có nghĩa là bóng đèn trong đèn pin phát sáng do dòng điện. Công tắc làm gì? Công tắc tạo ra một liên kết dẫn điện giữa pin và bóng đèn. Nếu đứt mạch thì dòng điện ngừng chạy ngay và bóng đèn không phát sáng.

Điện tích là gì?

Khi một lượng nhỏ điện tích đặt trong điện trường do một điện tích khác tác dụng thì nó tác dụng một lực. Vì vậy, công việc phải được thực hiện trên điện tích dương. Trong chất điện phân và chất khí bị ion hóa, cả ion tích điện dương và ion mang điện tích âm đều chuyển động và điều này tạo thành dòng điện. Nếu n electron đi qua tiết diện của một dây dẫn trong thời gian t thì tổng điện tích chuyển qua dây dẫn khi đó làQ = n × e.

Ví dụ:

Tìm điện lượng chạy qua dây tóc bóng đèn có cường độ 0,75 A trong thời gian 10 phút.

Đề bài cho biết: I = 0,75 A, t = 10 phút = 600 s

Từ công thức: Q = I × t= 0,75 × 600 = 450

Do đó, Q = 450C

Điều gì tạo nên dòng điện trong dây kim loại?

Các electron. Dòng điện là dòng điện tích. Điện tích chủ yếu tạo nên các electron.

Cường độ dòng điện là gì?

Cường độ dòng điện là điện tích đi qua một tiết diện của vật dẫn trong một giây. Nó biểu diễn sự chuyển động của điện tích.

Dòng điện trong dây dẫn, trong đó hạt mang điện là các electron mang điện tích âm, là đại lượng điện tích đi qua một điểm bất kỳ của dây trong một đơn vị thời gian.

Một dòng điện tích dương (chẳng hạn như proton hoặc ion dương) có cùng hiệu ứng trong một mạch, như một dòng chuyển động bằng nhau của các electron theo hướng ngược lại.

Công thức sau cho cường độ dòng điện:

I = Q / t

Trong đó:

“I” đại diện cho cường độ dòng điện được biểu thị bằng Ampe (A).

“Q” đại diện cho điện tích được biểu thị bằng Coulombs (C).

“T” đại diện cho thời gian

Với định nghĩa này, chúng ta có thể nói rằng một dòng điện có cường độ 1 amp khi tải 1 colomb đi qua một tiết diện của dây dẫn trong 1 giây.

Có thể hiểu đơn giản hơn, cường độ dòng điện biểu thị cho độ mạnh hay yếu của dòng điện.

3. Các loại dòng điện trong thực tế

Dựa trên dòng điện tích, dòng điện được phân thành hai loại, tức là dòng điện xoay chiều (AC) và dòng điện một chiều (DC).

3.1.Dòng điện xoay chiều

Dòng điện tích theo chiều ngược lại tuần hoàn được gọi là dòng điện xoay chiều (AC). Hay còn được gọi ngắn gọn là “Dòng điện AC”. Và dòng điện xoay chiều có các đặc điểm như:

- Dòng điện xoay chiều đổi chiều theo chu kỳ.

-Dòng điện xoay chiều bắt đầu từ không, tăng đến cực đại, giảm đến không, sau đó đổi chiều và đạt cực đại theo chiều ngược lại, sau đó lại trở về giá trị ban đầu và lặp lại chu kỳ này vô hạn.

-Dạng sóng của dòng điện xoay chiều có thể là hình sin, hình tam giác, hình vuông hoặc hình răng cưa,…

-Đặc biệt của dạng sóng không quan trọng - miễn là nó là một dạng sóng lặp lại.

-Điều đó nói lên rằng trong hầu hết các mạch điện, dạng sóng điển hình của dòng điện xoay chiều là sóng hình sin. Dạng sóng hình sin điển hình mà bạn có thể thấy dưới dạng dòng điện xoay chiều được hiển thị trong hình dưới đây.

-Máy phát điện xoay chiều có thể tạo ra dòng điện xoay chiều. Máy phát điện xoay chiều là một loại máy phát điện đặc biệt được thiết kế để tạo ra dòng điện xoay chiều.

-Nguồn điện xoay chiều được sử dụng rộng rãi trong các ứng dụng công nghiệp và dân dụng.

3.2.Dòng điện một chiều

-Dòng điện tích chỉ theo một hướng được gọi là dòng điện một chiều (DC). Hay còn được gọi là “Dòng điện DC”. Dạng sóng của dòng điện một chiều được thể hiện trong hình dưới đây.

-DC có thể được tạo ra bởi pin, pin mặt trời, pin nhiên liệu, cặp nhiệt điện, máy phát điện kiểu cổ góp,… Dòng điện xoay chiều có thể được chuyển đổi thành dòng điện một chiều bằng cách sử dụng bộ chỉnh lưu.

-Nguồn điện một chiều thường được sử dụng trong các ứng dụng điện áp thấp. Hầu hết các mạch điện tử cần nguồn điện một chiều.

Tác dụng từ, tác dụng hóa học và tác dụng sinh lý của dòng điện được VnDoc sưu tầm và giới thiệu tới các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo. Nội dung tài liệu sẽ giúp các bạn học sinh học tốt môn Vật lý lớp 7 hiệu quả hơn. Mời các bạn tham khảo.

Chuyên đề: Tác dụng từ, tác dụng hóa học và tác dụng sinh lý của dòng điện

  • A. Tóm tắt lý thuyết tác dụng từ, tác dụng hóa học và tác dụng sinh lý của dòng điện
    • I. Tác dụng từ
    • II. Tác dụng hóa học
    • III. Tác dụng sinh lí
  • B. Câu hỏi bài tập trắc nghiệm

>> Mời các bạn tham khảo thêm một số tài liệu liên quan:

  • Dòng điện có những tác dụng nào?
  • Dòng điện có những tác dụng nào?
  • Tác dụng từ của dòng điện thay đổi như thế nào khi dòng điện đổi chiều

A. Tóm tắt lý thuyết tác dụng từ, tác dụng hóa học và tác dụng sinh lý của dòng điện

I. Tác dụng từ

Lấy ví dụ ứng dụng tác dụng sinh lí của dòng điện

Cuộn dây dẫn cuốn quanh lõi sắt non khi có dòng điện chạy qua (hình 23.1) thì nó có khả năng:

+ Làm quay kim nam châm đặt gần nó.

+ Hút được các vật bằng sắt, thép như một nam châm.

Vậy khi dòng điện chạy qua cuộn dây dẫn trong có lõi sắt non thì cuộn dây đó trở thành một nam châm, ta gọi là nam châm điện. Ta nói dòng điện có tác dụng từ.

Ứng dụng: Nam châm điện, chuông điện, cần cẩu điện, rơ le điện...

II. Tác dụng hóa học

Khi dòng điện chạy qua dung dịch muối đồng thì nó tách đồng ra khỏi dung dịch, tạo thành một lớp đồng bám trên thỏi than nối với cực âm của nguồn điện. Ta nói dòng điện có tác dụng hóa học.

Lấy ví dụ ứng dụng tác dụng sinh lí của dòng điện

Ứng dụng trong công nghiệp đúc điện, mạ điện (mạ vàng, mạ bạc, mạ đồng...), tinh luyện kim loại và nạp điện cho acquy...

III. Tác dụng sinh lí

Nếu dòng điện đi qua cơ thể người hay động vật có thể gây ra những cơn co giật, tim ngừng đập, ngạt thở, thần kinh bị tê liệt và có thể chết. Ta nói dòng điện có tác dụng sinh lí.

Lưu ý:

- Dòng điện có thể gây nguy hiểm tới tính mạng con người. Cho nên phải hết sức thận trọng khi dùng điện, nhất là với mạng điện gia đình.

Trong y học, người ta vẫn có thể dùng dòng điện để chữa một số bệnh.

Ví dụ:

+ Máy kích tim: Khi tim đã ngừng đập, người ta có thể dùng liệu pháp sốc điện để cố gắng kích thích tim đập lại với hy vọng duy trì sự sống.

+ Máy châm cứu: Chữa các bệnh tai biến, đau đầu, đau lưng, méo mồm miệng, đầy bụng, thoái hóa khớp, giảm thị lực...

⇒ Ngoài các tác dụng trên ta có thể nói dòng điện có tác dụng cơ học. Vì khi dòng điện chạy qua động cơ thì làm quay động cơ. Tác dụng cơ học có ứng dụng là chế tạo động cơ điện dùng trong đời sống hàng ngày như: quạt điện, máy bơm nước, máy xay...

B. Câu hỏi bài tập trắc nghiệm

Bài 1: Chuông điện hoạt động là do:

A. tác dụng nhiệt của dòng điện.

B. tác dụng từ của thỏi nam châm (nam châm vĩnh cửu) gắn trong chuông điện.

C. tác dụng từ của dòng điện.

D. tác dụng hút và đẩy của các vật bị nhiễm điện.

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Chuông điện hoạt động là do tác dụng từ của dòng điện

⇒ Đáp án C

Bài 2: Khi cho dòng điện chạy qua dung dịch muối đồng, sau một thời gian thấy có một lớp đồng mỏng bám vào thỏi than nối với điện cực âm của nguồn điện. Có thể giải thích hiện tượng này dựa vào tác dụng nào của dòng điện?

A. Tác dụng hóa học

B. Tác dụng sinh lí

C. Tác dụng từ

D. Tác dụng từ và tác dụng hóa học

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Khi cho dòng điện chạy qua dung dịch muối đồng, sau một thời gian thấy có một lớp đồng mỏng bám vào thỏi than nối với điện cực âm của nguồn điện ⇒ dòng điện gây ra tác dụng hóa học

⇒ Đáp án A

Bài 3: Nếu ta chạm vào dây điện trần (không có lớp cách điện) dòng điện sẽ truyền qua cơ thể gây co giật, bỏng thậm chí có thể gây chết người là do:

A. Tác dụng sinh lí của dòng điện

B. Tác dụng hóa học của dòng điện

C. Tác dụng từ của dòng điện

D. Tác dụng nhiệt của dòng điện

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Nếu ta chạm vào dây điện trần (không có lớp cách điện) dòng điện sẽ truyền qua cơ thể gây co giật, bỏng thậm chí có thể gây chết người là do tác dụng sinh lí của dòng điện

⇒ Đáp án A

Bài 4: Phát biểu nào dưới đây là sai?

A. Cuộn dây dẫn quấn quanh lõi sắt khi có dòng điện chạy qua có khả năng hút các vật bằng sắt thép.

B. Cuộn dây dẫn quấn quanh lõi sắt khi có dòng điện chạy qua có khả năng làm quay kim nam châm.

C. Cuộn dây dẫn quấn quanh lõi sắt có khả năng hút mọi vật bằng sắt, thép và làm quay kim nam châm.

D. Cuộn dây dẫn quấn quanh lõi sắt khi có dòng điện chạy qua có tác dụng (vai trò) như một nam châm.

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Cuộn dây dẫn quấn quanh lõi sắt có khả năng hút mọi vật bằng sắt, thép và làm quay kim nam châm ⇒ phải có dòng điện chạy qua thì mới hút sắt, thép

⇒ Đáp án C

Bài 5: Khi cho dòng điện đi qua máy sấy tóc, dòng điện đã gây ra các tác dụng nào?

A. Từ và hóa học

B. Quang và hóa học

C. Từ và nhiệt

D. Từ và quang

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Tác dụng từ làm mô tơ quay,tác dụng nhiệt làm nóng không khí

⇒ Đáp án C

Bài 6: Vật nào dưới đây gây ra tác dụng từ?

A. Một cục pin còn mới đặt riêng trên bàn.

B. Một mảnh nilong đã được cọ xát mạnh.

C. Một cuộn dây dẫn đang có dòng điện chạy qua.

D. Một đoạn băng dính.

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Một cuộn dây dẫn đang có dòng điện chạy qua gây ra tác dụng từ

⇒ Đáp án C

Bài 7: Để mạ kẽm cho một cuộn dây thép thì phải:

A. Ngâm cuộn dây thép trong dung dịch muối kẽm rồi đun nóng dung dịch.

B. Nối cuộn dây thép với cực âm của nguồn điện rồi nhúng vào dung dịch muối kẽm và đóng mạch cho dòng điện chạy qua dung dịch một thời gian

C. Ngâm cuộn dây trong dung dịch muối kẽm rồi cho dòng điện chạy qua dung dịch này.

D. Nối cuộn dây thép với cực dương nguồn điện rồi nhúng vào dung dịch muối kẽm và cho dòng điện chạy qua dung dịch.

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Để mạ kẽm cho một cuộn dây thép thì phải nối cuộn dây thép với cực âm của nguồn điện rồi nhúng vào dung dịch muối kẽm và đóng mạch cho dòng điện chạy qua dung dịch một thời gian

⇒ Đáp án B

Bài 8: Khi tiến hành thí nghiệm cho dòng điện chạy qua đùi ếch thì đùi ếch co lại, đó là tác dụng nào của dòng điện?

A. Tác dụng hóa học

B. Tác dụng từ

C. Tác dụng sinh lí

D. Tác dụng nhiệt

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Khi tiến hành thí nghiệm cho dòng điện chạy qua đùi ếch thì đùi ếch co lại, đó là tác dụng sinh lí của dòng điện

⇒ Đáp án C

Bài 9: Ta đã biết dòng điện là dòng điện tích dịch chuyển rời có hướng. Vậy điện tích chuyển rời có hướng tạo ra dòng điện trong dung dịch muối đồng sunfat là: Suy đoán nào sau đây là có lí nhất?

A. Các electron của nguyên tử đồng.

B. Các nguyên tử đồng có thừa electron.

C. Các nguyên tử đồng đã mất bớt các electron.

D. Nguyên tử đồng trung hòa về điện.

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Điện tích chuyển rời có hướng tạo ra dòng điện trong dung dịch muối đồng sunfat là các nguyên tử đồng đã mất bớt các electron

⇒ Đáp án C

Bài 10: Trong y học, tác dụng sinh lý của dòng điện được sử dụng trong:

A. Chạy điện khi châm cứu.

B. Chụp X – quang

C. Đo điện não đồ

D. Đo huyết áp

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Trong y học, tác dụng sinh lý của dòng điện được sử dụng trong chạy điện khi châm cứu

⇒ Đáp án A

Bài 11.Điền từ thích hợp vào chỗ trống: Dòng điện đi qua dung dịch muối đồng làm cho thỏi than nối với………..được phủ một lớp đồng. Điều này chứng tỏ dòng điện có tác dụng……….

A. Cực dương, tác dụng hóa học

B. Cực âm, tác dụng nhiệt

C. Cực âm, tác dụng hóa học

D. Cực dương, tác dụng từ

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Điền từ thích hợp vào chỗ trống: Dòng điện đi qua dung dịch muối đồng làm cho thỏi than nối với Cực âm được phủ một lớp đồng. Điều này chứng tỏ dòng điện có tác dụng hóa học

Đáp án C

Bài 12.Chọn câu trả lời đúng: Trong các thiết bị điện trong gia đình, điôt phát quang có thể có trong các thiết bị nào sau đây?

A. Đèn báo trên TV

B. Đèn báo trên ổn áp điện

C. Đèn báo trên máy vi tính

D. Tất cả đáp án trên đều đúng

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Đáp án D. Tất cả đáp án trên đều đúng

Bài 13. Nhận định nào dưới đây đúng khi nói về tác dụng của từ trường lên đoạn dây dẫn có dòng điện.

A. Một đoạn dây dẫn có dòng điện chạy qua, đặt trong từ trường và nối thẳng với đường sức từ thì có lực từ tác dụng lên nó.

B. Một đoạn dây dẫn có dòng điện chạy qua, đặt trong từ trường và cắt các đường sức từ thì có lực từ tác dụng lên nó.

C. Một đoạn dây dẫn có dòng điện chạy qua, không đặt trong từ trường và song song các đường sức từ thì có lực từ tác dụng lên nó.

D. Một đoạn dây dẫn không có dòng điện chạy qua, đặt trong từ trường và trùng lên các đường sức từ thì có lực từ tác dụng lên nó.

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Đáp án B. Dây dẫn có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường, không song song với đường sức từ thì chịu tác dụng của lực điện từ

.................................

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn lý thuyết Vật lý 7: Tác dụng từ, tác dụng hóa học và tác dụng sinh lý của dòng điện. Chắc hẳn thông qua tài liệu này, các em học sinh sẽ hiểu hơn về Tác dụng từ, tác dụng hóa học và tác dụng sinh lý của dòng điện. Hy vọng đây là tài liệu hay giúp các em học tốt môn Vật lý 7, biết cách làm các bài tập liên quan hiệu quả, từ đó đạt điểm cao trong các bài thi, bài kiểm tra định kỳ môn Lý 7.

Ngoài tài liệu trên, mời các bạn tham khảo thêm các tài liệu khác như:Vật Lý lớp 7, Giải bài tập Vật lý lớp 7, Giải Vở BT Vật Lý 7, Lý thuyết Vật lý 7... được cập nhật liên tục trên VnDoc để học tốt môn Vật lý hơn.

Mời các bạn tham khảo thêm:

  • Giải bài tập trang 49 SGK Vật Lý lớp 7: Sự nhiễm điện do cọ xát
  • Giải bài tập trang 52 SGK Vật Lý lớp 7: Hai loại điện tích

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 7, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 7 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 7. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.