Kỷ yếu tự động hóa công nghiệp và truyền thông

Công nghệ Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa là gì?

Công nghệ Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa là ngành học nghiên cứu, thiết kế, vận hành các hệ thống tự động, các dây chuyền sản xuất tự động tại các nhà máy sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp như: Xi măng, sắt thép, lương thực, thực phẩm, nước giải khát, dược phẩm, mỹ phẩm,… Quản lý sản phẩm tại các công ty trong và ngoài nước kinh doanh về các thiết bị điện tử tự động; thiết kế, điều khiển và chế tạo robot;…

Ngành Công nghệ Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa học những gì?

Sinh viên theo học ngành Công nghệ Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa được trang bị khối kiến thức nền tảng, chuyên sâu về: Tín hiệu và hệ thống, kỹ thuật đo lường cảm biến, công nghệ khí nén thủy lực, hệ thống điều khiển tự động, điều khiển hệ thống servo, vi điều khiển, kỹ thuật lập trình PLC, mạng truyền dữ liệu số, điều khiển bằng máy tính, Ito và ứng dụng điều khiển, điều khiển tối ưu và thích nghi, mô hình hóa và mô phỏng quá trình sản xuất,…

Sinh viên LHU được trang bị kiến thức chuyên ngành ngay trong năm đầu tiên

Bên cạnh khối kiến thức lý thuyết chuyên môn, sinh viên được thường xuyên thực hành và tập làm quen với công việc bởi thực tập đo lường cảm biến, thực tập trang bị điện, thực tập kỹ thuật lập trình PLC, thực tập vi điều khiển,…

Học ngành Công nghệ Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa ra trường làm gì? Làm ở đâu?

Sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa có khả năng đảm nhận các vị trí như: Kỹ sư thiết kế, vận hành, bảo trì kỹ thuật ở các dây chuyền sản xuất hiện đại trong công nghiệp, nông nghiệp, ngư nghiệp như: Dây chuyền lắp ráp ô tô, tự động hóa phục vụ hàng không, nhà máy điện, các nhà máy chế biến lương thực, thực phẩm, dây chuyền sản xuất vật liệu xây dựng, dây chuyền sản xuất dược phẩm, mỹ phẩm; chuyên viên tư vấn, thiết kế, phân tích mô phỏng hoặc cán bộ quản lý kỹ thuật tại các nhà máy, tập đoàn, công ty thương mại dịch vụ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa hoặc có thể vận hành, thiết kế hệ thống tự động hóa đèn giao thông và tín hiệu giao thông; thiết kế hệ thống tự động hóa trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp,…

Sinh viên LHU được tôi luyện kiến thức hàng ngày tại phòng thực hành

Làm việc tại các công ty, xí nghiệp, các khu công nghiệp, các phòng thí nghiệm, cơ sở kinh doanh, nghiên cứu có sử dụng hệ thống điều khiển và tự động hóa hoặc giảng dạy tại các cơ sở đào tạo ngành Công nghệ Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa;…

Học ngành Công nghệ Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa bạn cần những tố chất và kỹ năng gì?

Để học tốt ngành Công nghệ Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa bạn cần có những tố chất và kỹ năng sau: Cẩn thận, kiên trì, nhẫn nại; có đam mê khoa học kỹ thuật nhất là lĩnh vực tự động hóa; yêu thích các thiết bị điện tử; công nghệ kỹ thuật số; có tư duy logic tốt; tư duy hệ thống tốt;…

Ngành Công nghệ Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa xét tuyển bằng phương thức nào?

Để xét tuyển vào ngành Công nghệ Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa tại Trường Đại học Lạc Hồng bạn có thể xét tuyển bằng các phương thức sau:

  • Phương thức 1: Xét tuyển theo kết quả kỳ thi THPT Quốc gia
    • Phương thức 2: Xét tuyển theo tổ hợp 3 môn của học bạ lớp 12 ≥ 18 điểm
    • Phương thức 3: Xét tuyển bằng điểm trung bình chung của (HK1 + HK2 lớp 11) + HK1 lớp 12 ≥ 18.
    • Phương thức 4: Xét tuyển bằng điểm trung bình chung học bạ lớp 12 ≥ 6.0 điểm
    • Phương thức 5: Xét tuyển bằng điểm kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia
    • Phương thức 6: Xét tuyển thẳng Đại học

Trên đây là những thông tin về ngành Công nghệ Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa dành cho thí sinh yêu thích, mong muốn lựa chọn, theo đuổi ngành học này, các bạn thí sinh muốn kịp thời bắt nhịp với “Tâm điểm của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0” hãy nhanh chóng lựa chọn cho mình ngành Công nghệ Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa của Trường Đại học Lạc Hồng nhé!

Hiện nay, thế giới đang không ngừng phát triển về lĩnh vực công nghệ, đặc biệt, công nghệ tự động hóa đã trở thành một phần không thể thiếu ngày nay. Công nghệ tự động hóa cụ thể là những kỹ thuật điều khiển và tự động hóa được dự đoán là sẽ xuất hiện trong mọi dây chuyền sản xuất trong tương lai.

Vậy hãy cùng Glints tìm hiểu về kỹ thuật điều khiển và tự động hóa là gì? và những thông tin liên quan đến ngành kỹ thuật điều khiển và tự động hóa nhé.

Kỹ thuật điều khiển và tự động hoá là ngành gì?

Vậy kỹ thuật điều khiển và tự động hóa là ngành gì ? Điều khiển tự động hóa hay còn được gọi là Control and Automation Engineering là ngành học chủ yếu tập trung vào thiết kế, nghiên cứu về cách vận hành các dây chuyền sản xuất tự động và các hệ thống tự động dựa trên những dữ liệu và ứng dụng của cảm biến trong các nhà máy và xí nghiệp.

Ngoài ra ngành này còn đào tạo sinh viên quản lý các sản phẩm tại các doanh nghiệp kinh doanh các thiết bị công nghệ tự động cũng như thiết kế, chế tạo cũng như điều khiển robot.

So với trước đây, năng suất lao động đã tăng đáng kể nhờ sự xuất hiện của công nghệ điều khiển và tự động hóa.

Ngành kỹ thuật điều khiển và tự động hóa sẽ cung cấp cho sinh viên theo học ngành này những kiến thức chuyên môn và các kỹ năng thuộc các lĩnh vực như truyền thông công nghiệp, tự động hóa sản xuất, thiết kế, chế tạo và điều khiển robot hay điều khiển các thiết bị và hệ thống tự động, v.v.

Kỷ yếu tự động hóa công nghiệp và truyền thông
Kỹ thuật điều khiển và tự động hoá là ngành nghiên cứu về cách vận hành các dây chuyền sản xuất tự động, v.v.

Ngành tự động hóa cần học những gì?

Ngành tự động hóa cần học những gì chắc chắn câu hỏi mà rất nhiều bạn đang thắc mắc. Hiện nay, sinh viên theo đuổi ngành tự động hóa sẽ được cung cấp và đào tạo những kiến thức chuyên môn cũng như kỹ năng sau:

  • Lý thuyết mạch điện – điện tử
  • Hệ thống cảm biến thông minh
  • Phương pháp điều khiển truyền thống – hiện đại
  • Thiết kế, chế tạo và kiểm định các thiết bị đo lường điều khiển
  • Kỹ thuật đo lường thông minh
  • Tư vấn, thiết kế và phát triển hệ thống tự động hóa
  • Lập trình tự động hóa các dây chuyền sản xuất công nghiệp
  • Chế tạo và điều khiển robot
  • Quản lý, giám sát các dự án kỹ thuật
  • Điều khiển điện tử công suất và truyền động điện
  • Vận hành, bảo dưỡng dây chuyền sản xuất tự động
  • Tích hợp các thiết bị để thiết lập các hệ thống điều khiển
  • Hệ thống mạng truyền thông công nghiệp
  • Nghiên cứu, phát triển các thiết bị tự động thông minh và hệ thống điều khiển hiện đại hướng tới công nghiệp 4.0, Internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI)

Không chỉ chú trọng những kiến thức chuyên môn, những kỹ năng như tư duy khoa học, khả năng học hỏi và tiếp thu công nghệ, sáng tạo và tác phong làm việc chuyên nghiệp là những kỹ năng không thể thiếu trong chương trình đào tạo.

Hơn thế nữa, ngành tự động hóa còn là ngành học rộng và không ngừng cải tiến về mặt công nghệ nên cơ hội học tập lên các bậc học cao hơn dành cho các bạn sinh viên cũng vô cùng rộng mở.

Lương ngành điều khiển và tự động hoá có cao không?

Vậy ngành tự động hóa ra trường làm gì? Đây là câu hỏi được các bạn sinh viên quan tâm không kém. Như tên gọi của ngành, công việc chính của ngành này là điều khiển và tự động hóa các chuỗi sản xuất trong các xí nghiệp.

Tuy nhiên, không phải sinh viên ra trường đều làm việc điều khiển các dây chuyền sản xuất. Tùy vào chương trình và lĩnh vực được đào tạo, sinh viên ngành tự động hóa có thể sở hữu những tấm bằng cao đẳng, cử nhân hay thậm chí cao hơn là kỹ sư.

Trên thực tế, bằng cấp đóng một vai trò quan trọng trong việc lựa chọn vị trí làm việc trong ngành kỹ thuật và tự động hóa này. Vì vậy các bạn sinh viên theo học ngành này cần cân nhắc kỹ lưỡng về bậc học của mình.

Dưới đây là danh sách liệt kê một số vị trí công việc của sinh viên có bằng điều khiển và tự động hóa kèm theo mức lương tương ứng:

Nhân viên kỹ thuật điện – cơ điện tử

Công việc kỹ thuật viên là một vị trí bước đệm quan trọng cho các bạn sinh viên vừa mới tốt nghiệp chưa có kinh nghiệm.

Với vị trí này, mức lương trung bình dao động sẽ từ 7.000.000 – 10.000.000 Vnd/ tháng. Khi có nhiều kinh nghiệm thực tế hơn, mức lương của vị trí này sẽ dần tăng lên từ 20.000.000 – 25.000.000 Vnd/ tháng.

Đọc thêm: Kỹ Sư ME Là Gì? Mô Tả Công Việc Kỹ Sư M&E Siêu Chi Tiết

Kỹ sư hệ thống

Mức lương của vị trí kỹ sư hệ thống trung bình sẽ từ 9.000.000 – 16.000.000 Vnd/tháng. Đối với những người có năng lực và thâm niên trong ngành thì mức lương có thể đạt đến 27.000.000 – 30.000.000 Vnd/ tháng.

Kỹ sư lập trình điều khiển

Kỹ sư lập trình điều khiển là vị trí mơ ước của rất nhiều sinh viên sở hữu tấm bằng tốt nghiệp ngành tự động hóa.

Thu nhập của kỹ sư lập trình điều khiển chưa có nhiều kinh nghiệm sẽ từ 8.000.000 – 15.000.000 Vnd/tháng, sau đó sẽ tăng dần lên 25.000.000 – 30.000.000 Vnd/tháng.

Kỹ sư thiết kế

Mức lương của vị trí kỹ sư thiết kế dao động từ 9.000.000 – 14.000.000 Vnd/tháng đối với những ai chưa có kinh nghiệm, và sẽ tăng dần lên 30.000.000 – 45.000.000 Vnd/tháng đối với những kỹ sư có nhiều kinh nghiệm thực tế.

Kỹ sư vận hành và bảo trì

Đối với vị trí này, nhân viên sẽ nhận mức lương trung bình từ 8.000.000 – 16.000.000 Vnd/tháng, và sẽ tăng dần lên mức cao hơn khoảng 20.000.000 – 30.000.000 Vnd/tháng.

Chuyên gia hệ thống, chuyên gia tư vấn

Thu nhập của các chuyên gia hệ thống hay chuyên gia tư vấn sẽ được trả theo tháng hoặc dựa trên từng dự án. Điều này còn phụ thuộc dựa trên năng lực, kinh nghiệm cũng như uy tín của từng chuyên gia.

Nhìn chung mức lương trung bình sẽ từ 10.000.000 – 20.000.000 Vnd/tháng, sau đó dần tăng lên 25.000.000 – 35.000.000 Vnd/tháng.

Giảng viên, nghiên cứu

Vị trí giảng viên cho các trường đại học hay chuyên viên nghiên cứu về thiết kế, điều khiển và tự động hóa sẽ phù hợp với những bạn sinh viên có kết quả học tập và tốt nghiệp với số điểm cao có đam mê nghiên cứu và giảng dạy.

Thu nhập của hai vị trí này sẽ được trả dựa theo chế độ lương thưởng của nhà nước.

Đọc thêm: Công Việc Kỹ Sư Kết Cấu Là Gì? Cơ Hội Việc Làm “Hot” Bạn Không Nên Bỏ Qua

Ngành tự động hoá có dễ xin việc không?

Tuy có mức lương hấp dẫn, nhưng liệu ngành tự động hóa có dễ xin việc hay không?

Với xu hướng phát triển không ngừng về lĩnh vực công nghệ hiện nay đi kèm với sự thay đổi liên tục của con người về nhu cầu sản phẩm thì toàn bộ máy móc thiết bị cũng cần phải cải tiến liên tục để tránh việc bị lỗi thời.

Chính vì yêu cầu sự sáng tạo cũng như sự thay đổi không ngừng, do đó có rất nhiều cơ hội làm việc cho các bạn sinh viên mới ra trường. Hơn thế nữa, điều khiển và tự động hóa có ứng dụng rất cao trong công cuộc sản xuất của các xí nghiệp nên đây là một lĩnh vực không thể bị thay thế.

Điều này đồng nghĩa với việc thị trường việc làm của ngành này luôn luôn có nhiều cơ hội cho tất cả mọi người. Vậy nên, chỉ cần trang bị đầy đủ cho mình kiến thức và kỹ năng chuyên môn, kèm theo sự nỗ lực chăm chỉ thì đây sẽ là ngành học khá dễ xin việc đối với các bạn sinh viên.

Kỷ yếu tự động hóa công nghiệp và truyền thông
Ngành tự động hoá có dễ xin việc không?

Đọc thêm: Top 10 Các Ngành Dễ Kiếm Việc Làm Tại Việt Nam Hiện Nay

Cần các kỹ năng gì để học kỹ thuật điều khiển và tự động hóa?

Các bạn học sinh vẫn chưa định hướng được không biết liệu bản thân có nên theo đuổi ngành công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa hay không cũng như thắc mắc liệu mình có khả năng gắn bó và phát triển sự nghiệp cá nhân với ngành này hay không thì hãy cùng Glints tìm hiểu và cân nhắc những yếu tố kỹ năng được liệt kê dưới đây nha:

  • Sáng tạo, có nhiều ý tưởng đột phá.
  • Yêu thích máy móc, hệ thống điều khiển và tự động hóa.
  • Chú ý đến chi tiết.
  • Tư duy logic ổn định và nhanh nhẹn.
  • Làm việc nhóm và làm việc độc lập tốt.
  • Khả năng phân tích tốt.
  • Chủ động, thích tìm tòi, thử nghiệm cái mới.
  • Học tốt các môn tự nhiên.
  • Có các kỹ năng kỹ thuật cơ bản.

Học kỹ thuật tự động hoá ở đâu?

Các bạn học sinh theo đuổi ngành học kỹ thuật tự động sẽ phải nộp hồ sơ thi tuyển các khối sau đây:

  • A00: Toán-Lý-Hóa
  • A01: Toán-Lý-Anh
  • B00: Toán-Hóa-Sinh
  • C01: Văn-Toán-Lý
  • D01: Văn-Toán-Anh
  • D07: Toán-Hóa-Anh
  • D10: Toán-Địa-Anh

Hiện nay, có nhiều trường đào tạo chuyên ngành điều khiển và tự động hóa. Dưới đây là danh sách các trường đại học đào tạo chuyên ngành này được phân theo khu vực từ miền Nam ra miền Bắc:

Miền Nam

  • Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM.
  • Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM.
  • Đại học Công nghiệp TP.HCM.
  • Đại học Lạc Hồng.
  • Đại học Trà Vinh.
  • Đại học Kỹ thuật Công nghệ Cần Thơ.
  • Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long.

Miền Trung

  • Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh.
  • Đại học Công nghiệp Vinh.
  • Đại học Sư phạm Kỹ thuật, Đại học Đà Nẵng.
  • Đại học Bách khoa,
  • Đại học Đông Á.
  • Đại học Đà Nẵng.

Miền Bắc

  • Đại học Công nghiệp Hà Nội.
  • Đại học Bách khoa Hà Nội.
  • Viện Đại học Mở Hà Nội.
  • Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công Nghiệp.
  • Đại học Hải Phòng.
  • Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông, Đại học Thái Nguyên.
  • Đại học Điện Lực.
  • Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên.
  • Đại học Công nghệ Đông Á.
  • Đại học Công nghiệp Quảng Ninh.

Lời kết

Glints đã tổng hợp và giải thích các thông tin chi tiết nhất về ngành kỹ thuật điều khiển và tự động hóa và những thông tin liên quan về ngành này.

Hy vọng với những kiến thức mà Glints cung cấp, bạn có thể hiểu rõ hơn về tiềm năng ngành kỹ thuật điều khiển và tự động hóa trong tương lai và sẽ có những định hướng cho riêng mình nếu muốn theo đuổi ngành lập trình viên này nhé.