Kinh nghiệm phỏng vấn xin việc kế toán

Dưới đây là những kỹ năng phỏng vấn xin việc hết sức cần thiết mà mỗi người nên trang bị cho mình trước khi bắt đầu cuộc trò chuyện với các lãnh đạo tương lai của bạn.

1. Tổng hợp các kinh nghiệm phỏng vấn kế toán

1.1. Tìm hiểu kỹ lưỡng các thông tin nhà tuyển dụng

Trước khi bước vào cuộc phỏng vấn bạn cần phải hiểu về doanh nghiệp, vị trí ứng tuyển.

  • Bởi ít nhiều nhà tuyển dụng cũng sẽ hỏi đến các câu hỏi như: “Bạn hiểu gì về chúng tôi?” hay “Bạn biết gì về công việc này?”,…
  • Thông qua các câu hỏi đó để đánh giá mức độ tìm hiểu của ứng viên về công việc. Bất kỳ một nhà tuyển dụng nào cũng đều mong muốn ứng viên hiểu về họ.
  • Nếu như bạn chứng tỏ sự hiểu biết của mình về doanh nghiệp chắc chắn họ sẽ rất hài lòng và cảm thấy bạn thật sự quan tâm đến vị trí đó.

1.2. Chú ý đến thời gian buổi phỏng vấn diễn ra Nhà tuyển dụng rất bận, họ sẽ không chờ đợi bất kỳ một ứng viên nào đến muộn.

- Đặc biệt nhà tuyển dụng cũng sẽ không có ấn tượng tốt với bạn và cho rằng bạn làm việc không chuyên nghiệp. Cũng chính vì thế mà bạn nên đọc lại lịch hẹn và chắc chắn rằng mình đến trước 10 -15 phút.

1.3. Khi phỏng vấn kế toán, thái độ rất quan trọng

  • Đừng quên gửi một lời chào đến nhà tuyển dụng trước khi bước vào phỏng vấn chính thức. Luôn luôn có thái độ tự tin, thân thiện với mọi người.
  • Tập trung nghe rõ các câu hỏi mà họ đưa ra, hạn chế tối đa hỏi lại hoặc chưa hiểu về câu hỏi.
  • Đặc biệt nên trả lời đúng trọng tâm câu hỏi, không nên vòng vo, nó khiến đối phương cảm thấy bạn đang không hiểu gì.
  • Sau khi kết thúc phỏng vấn trước khi ra khỏi phòng bạn nên gửi lời cảm ơn đến họ. Cho dù kết quả như thế nào cũng không được có thái độ khó chịu, bất mãn với mọi người ngay tại công ty. Khi phỏng vấn kế toán, thái độ rất quan trọng

1.4. Đừng quên ôn tập kiến thức mình đã học Với vị trí việc làm kế toán không những yêu cầu cần thận, tỉ mỉ, trung thực mà kiến thức chuyên môn cũng vô cùng quan trọng.

Kinh nghiệm phỏng vấn xin việc kế toán

1.5 Đừng ngồi xuống khi được mời

Đừng vội vàng ngồi ngay vào ghế khi người ta còn chưa mời bạn. Và một khi ngồi xuống thì hãy cố gắng giữ tư thế thẳng lưng và điềm đạm. Đừng e dè ngồi nép mình trên một mép ghế, hay để hai vai buông thõng và mắt cụp xuống không dám nhìn thẳng vào nhà tuyển dụng. Họ sẽ không bao giờ sẵn lòng giao việc cho những cấp dưới nhút nhát và thiếu tự tin.

1.6. Ước lượng độ tuổi của người phỏng vấn

- Những thế hệ khác nhau sẽ có các cách nhìn khác nhau về cuộc sống. Đoán được độ tuổi của họ sẽ giúp bạn gây ấn tượng bằng những câu chuyện phù hợp và dễ dàng cảm nhận được yêu cầu của họ trước ứng viên tiềm năng.

Để học kỹ năng sống này, bạn cần luyện tập ở nhà, với ngay chính người thân và khách đến nhà. Tùy vào tính cách từng người mà tập chọn lối nói chuyện dễ nghe, để lại ấn tượng tốt.

1.7. Đừng vội tỏ rằng mình đã có câu trả lời

Nếu các nhà tuyển dụng muốn thử trí thông minh của bạn với những câu đố mẹo mà bạn đã biết từ trước, đừng vội tỏ ra rằng mình đã có ngay câu trả lời. Hãy để họ làm chủ trong phần thử thách trí tuệ và giữ chiến lược riêng trong đầu mình.

Hãy biết phản ứng linh hoạt để chứng tỏ rằng mình không quá chậm chạp, cũng không quá khôn ngoan. Một nhân viên nhanh nhẹn, nhưng biết vị trí của mình sẽ dễ được lòng nhà tuyển dụng.

1.8. Lựa chọn trang phục sáng màu để đi phỏng vấn xin việc

Ăn mặc lịch sự khi đi phỏng vấn xin việc là điều tối thiểu bạn cần chuẩn bị từ trước. Trong trường hợp không biết nên mặc gì cho phù hợp thì tốt hơn hết bạn nên lựa chọn trang phục sáng màu.

Trong khi trang phục sáng màu tạo cho người đối diện ấn tượng nhẹ nhàng, thân thiện và năng động thì trang phục tối màu thường gợi cảm giác quá nghiêm chỉnh và khó gần.

1.9. Đừng bỏ qua những cử chỉ của đôi bàn tay bạn

Ngửa lòng bàn tay khi nói chuyện thường tao ra sự chân thành trong lời nói của bạn. Trong khi úp bàn tay lên nhau và đặt trên bàn lại cho thấy bạn đang làm chủ tình huống được hỏi. Tuy nhiên khi bắt tay với nhà tuyển dụng, đừng thả lỏng và hạ thấp bàn tay xuống.

  • Đan các ngón tay vào nhau là biểu hiện của việc bạn đang rất tự tin, không run sợ hay hồi hộp.
  • Bỏ tay vào túi chứng tỏ bạn đang muốn giấu điều gì đó, và gõ các ngón tay lên bàn cho thấy bạn đang mất bình tĩnh.
  • Bạn không nên khoanh tay trước ngực, kể cả khi bất đồng quan điểm với nhà tuyển dụng.
  • Hãy để ý những thông điệp từ đôi tay mình mà qua đó các lãnh đạo sẽ dễ dàng đoán được bạn đang nghĩ gì.

1.10. Chú ý ngôn ngữ cơ thể ở tai và cằm

Gãi tai, gãi cằm sẽ khiến bạn mất điểm ngay lập tức. Cúi đầu là tín hiệu của sự rụt rè, còn quá nghiêng đầu về phía trước lại khiến bạn trở nên dư thừa sự tự tin. Mắt nhìn lên trần nhà là biểu hiện của sự nhàm chán, còn đôi mắt chớp liên tục đôi khi lại khiến nhà tuyển dụng có cảm giác bạn đang không thành thật.

Đặc biệt bạn không nên nhún vai và bĩu môi, bởi người phỏng vấn sẽ cho rằng bạn không hiểu vấn đề, mất bình tĩnh, thậm chí bất mãn.

Kinh nghiệm phỏng vấn xin việc kế toán

1.11. Quan sát tính cách của nhà phỏng vấn xin việc

- Tuy bạn đang ở vị trí “bị” hỏi, nhưng không có nghĩa là bạn bị động trong mọi tình huống. Hãy thử đoán tính cách của lãnh đạo để dễ dàng tự tin trong cuộc trò chuyện.

Nếu bạn đang ngồi trước mặt một con người điềm đạm, hãy trả lời những gì được hỏi và đừng kể lể dài dòng. Nhưng nếu đó là một người trẻ năng động thì tốt hơn hết bạn đừng im như thóc và thu mình một chỗ.

- Cách bạn đáp lại người phỏng vấn chính là yếu tố quyết định xem bạn có được nhận hay không. Do đó bạn nên suy nghĩ và thận trọng trước khi trả lời.

1.12. Tín hiệu cho thấy bạn được lòng nhà tuyển dụng

Khi nhà tuyển dụng nghiêng đầu về phía bạn, tắt chuông điện thoại hay gật đầu và cười chứng tỏ họ đã bị bạn thuyết phục. Một số lãnh đạo sẽ mời bạn vào làm ngay lập tức hoặc yêu cầu ghi riêng địa chỉ để liên lạc sau cuộc phỏng vấn. Đừng nghi ngờ gì nữa, bạn đã làm họ hài lòng.

1.13. Tín hiệu cho thấy cuộc phỏng vấn xin việc đã thất bại

- Nếu nhà tuyển dụng đề nghị dừng cuộc phỏng vấn giữa chừng, nghe điện thoại hoặc lật đống tài liệu không liên quan, điều này đồng nghĩa với việc bạn không gây được sự chú ý đối với họ.

Một khi nhà tuyển dụng không động chạm gì đến mức lương, chế độ đãi ngộ của công ty, hay tối thiểu là địa chỉ liên lạc sau cuộc phỏng vấn việc làm thì bạn không nên hi vọng nhiều.

Kinh nghiệm phỏng vấn xin việc kế toán

2. Một số câu hỏi phỏng vấn kế toán nhà tuyển dụng thường xuyên dùng thời buổi cạnh tranh ngày càng gay gắt để kiếm được một công việc đúng sở thích, đúng chuyên ngành quả thật rất khó khăn.

Bạn không những phải cạnh tranh với nhiều đối thủ mà còn phải làm hài lòng nhà tuyển dụng khó tính:

Câu 1: Bạn hãy giới thiệu đôi chút về bản thân mình? Những kinh nghiệm làm việc (nếu có)?

Câu 2: Theo bạn thì đâu là những kỹ năng mà một kế toán giỏi nên có?

Câu 3: Trước đây bạn đã sử dụng phần mềm kế toán chưa? Đó là những phần mềm nào? Tại sao?

Câu 4: Quy trình kế toán nào bạn đã viết hoặc đã chỉnh sửa?

Câu 5: Với công việc kế toán thì có những khó khăn nào?

Câu 6: Bạn đã gặp những khó khăn nào? Bạn giải quyết khó khăn đó ra sao?

Câu 7: Làm thế nào để không gặp phải những sai lầm trong công việc?

Câu 8: Nếu được tuyển dụng, bạn làm được gì cho doanh nghiệp chúng tôi?

Câu 9: Bạn hãy đưa ra 3 lý do khiến chúng tôi tuyển dụng bạn?

Câu 10: Theo bạn, kiến thức quan trọng nhất của một kế toán là gì?

Câu 11: Lý do gì khiến bạn nghỉ việc ở công ty cũ? Và tại sao bạn lại chọn chúng tôi?

Câu 12: Mục tiêu nghề nghiệp trong vài năm tới của bạn là gì?

Câu 13: Tình huống khác: Nếu cấp trên giao cho bạn thống kê báo cáo cuối tháng và bắt buộc phải chính xác tuyệt đối. Thế nhưng bạn lại sai và bị cấp trên cắt tiền thưởng.

Kinh nghiệm phỏng vấn xin việc kế toán

3. Mẹo nhỏ giúp bạn thêm thành công khi đi phỏng vấn xin việc

1. Làm đẹp lý lịch trực tuyến

Hãy tạo ra một danh sách các ví dụ về những công việc bạn từng làm từ thời kỳ thực tập, các khóa học kỹ năng hay những dự án riêng. Một bản lý lịch trực tuyến sẽ giúp nhà tuyển dụng hiểu rõ hơn về những giá trị bạn có thể đem lại cho họ.

2. Đừng ngần ngại bộc lộ cá tính

- Cá tính của bạn có thể giúp bạn nổi bật trong đám đông ứng viên.

Khi có quá nhiều người cạnh tranh cho cùng một vị trí với trình độ tương đương, nhà tuyển dụng thường chọn những người họ thấy thú vị khi làm việc cùng hàng ngày.

3. Hãy tập trả lời các câu hỏi phỏng vấn xin việc và ghi âm lại

- Hãy ghi âm lại những câu trả lời của mình và cố gắng loại bỏ các từ “ừ”, “à” trong đó.

"Hãy luyện tập trả lời một cách to, dõng dạc chứ không phải giữ nó trong đầu để câu trả lời của bạn có thể được truyền đi một cách tự tin”.

Và nên nhớ đừng có nhìn điện thoại hay nhìn quanh quá nhiều khi phỏng vấn. Hãy nhìn thẳng, cử chỉ tự tin và trả lời rõ ràng chính là những yếu tố then chốt để đảm bảo một buổi phỏng vấn xin việc thành công.