Kinh nghiê m hr bao nhiêu tha ng tha ng

Mô hình ASK đơn giản nhưng là một công cụ mạnh mẽ, có thể giúp bạn đưa ra nhận định, đánh giá và quyết định hiệu quả hơn. Với mô hình này, bạn sẽ học được cách đặt câu hỏi để xác định được những vấn đề chính hiện có, tìm kiếm thông tin và các dữ liệu liên quan để có thể hiểu một cách toàn diện. Đặc biệt, trong lĩnh vực quản lý nhân sự, ứng dụng 3 bước trong mô hình ASK có thể giúp người quản lý đánh giá và phân tích năng lực toàn diện của nhân sự.

Vậy mô hình ASK là gì? Làm thế nào để ứng dụng trong việc quản trị và tìm kiếm “nhân tài”? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đầy đủ những thông tin cần thiết và tầm quan trọng của mô hình ASK ở quản trị nhân sự trong doanh nghiệp.

1. Mô hình ASK là gì?

ASK (viết tắt của ba từ Attitude – Skill – Knowledge) là một trong những mô hình tiêu chuẩn nghề nghiệp được sử dụng phổ biến nhất thế giới. Được các nhà quản trị nhân sự tin dùng trong việc đánh giá năng lực của ứng viên, xác định lương thưởng tương ứng. Đồng thời, đây cũng là thước đo mà nhân viên cần lưu ý để có thể phát huy tối đa tố chất, năng lực của mình.

Kinh nghiê m hr bao nhiêu tha ng tha ng
mô hình ask là gì

Mô hình ask được phát triển vào năm 1956 bởi Benjamin Bloom – nhà tâm lý học giáo dục người Mỹ. Ngày nay, ASK được sử dụng phổ biến và chuẩn hóa thành mô hình đánh giá năng lực nhân sự đầy đủ gồm 3 yếu tố:

  • Phẩm chất/ thái độ – Attitude: Nhóm thuộc về phạm vi tình cảm, cảm xúc. Là trạng thái tinh thần, nhận thức và hành vi của nhân sự khi tiếp nhận và xử lý công việc.
  • Skill (Kỹ năng): Là khả năng áp dụng những kiến thức đã học để hoàn thành công việc một cách hiệu quả.
  • Knowledge (Kiến thức) : là nhóm thuộc về năng lực tư duy. Nó thể hiện sự hiểu biết mà cá nhân có được sau khi trải qua quá trình giáo dục và đào tạo, phân tích, ứng dụng.

1.1 Thái độ quan trọng hơn trình độ.

Thái độ chiếm 70% trong mô hình ask. Thái độ có một mức độ rất quan trọng, vì doanh nghiệp không biết bạn là ai, không biết bạn giỏi như nào. Việc bạn có thành tích, kinh nghiệm ghi vào CV xin việc đó là quá trình học tập. Những điều mà doanh nghiệp có thể đánh giá ở đây đầu tiên đó là thái độ.

Thái độ cũng một phần giúp doanh nghiệp bạn có phù hợp với vị trí mà bạn ứng tuyển. Đối với một người mới tốt nghiệp đại học cái đó mới là cái tiên quyết nhất.

1.2 Kỹ năng thiết yếu trong công việc.

Kỹ năng chiếm 26% trong ask. Vậy kỹ năng gồm những loại nào?

Được phân loại thành 2 nhóm chính:

  • Kỹ năng chuyên môn: được rèn luyện trong quá trình học tập và rèn luyện.
  • Kỹ năng mềm bao gồm: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng đặt mục tiêu, lập kế hoạch,…

1.3 Kiến thức là cuốn sổ thông hành

Trong mô hình ask, kiến thức chỉ chiếm 4 %. Mức phần trăm tuy nhỏ nhưng nó cũng là một trong ba yếu tố không thể thiếu để nhà tuyển dụng xem xét.

Kinh nghiê m hr bao nhiêu tha ng tha ng

Kiến thức cũng có hai dạng:

  • Kiến thức hiện: là kiến thức được giải thích và mã hóa dưới dạng văn bản, tài liệu, âm thanh, phim, ảnh,… thông qua ngôn ngữ có lời hoặc không lời, nguyên tắc hệ thống, chương trình máy tính. Ví dụ: sách giáo khoa, giáo trình trên lớp,…
  • Kiến thức ẩn: là những kiến thức thu được từ trải nghiệm thực tế, dạng kiến thức này thường ẩn ở mỗi các nhân và rất khó để mã hóa cũng như chuyển giao. Thường thể hiện dưới dạng niềm tin, giá trị, kinh nghiệm, bí quyết, kỹ năng,…

2. Mô hình ASK – Công cụ để không bị “bỏ sót” nhân tài.

2.1 Mô hình ASK giúp sàng lọc ứng viên.

Trong khoảng thời gian đăng tìm nhân sự với “job ngon” cũng thu hút khá nhiều ứng viên. Vì vậy việc mà mô hình ask có thể giúp nhà tuyển dụng là sàng lọc. Như vậy, doanh nghiệp vừa có thể rút ngắn thời gian mà không bị sót các ứng viên có phẩm chất tốt để đáp ứng nhu cầu của đôi bên.

2.2 ASK giúp nhà tuyển dụng đánh giá ứng viên khi phỏng vấn.

Bước đầu ASK đã giúp “ sàng lọc” thì đến giai đoạn tiếp theo mô hình này đóng vai trò như cánh cửa giúp các ứng viên được mở để bước vào cũng như nhà tuyển dụng chọn đúng người. Quy trình này, cần làm rõ việc biểu hiện hành vi và mức độ đạt điểm về kiến thức, kỹ năng, thái độ trong khung năng lực của từng vị trí. Việc tìm ra “viên ngọc quý” cũng cần được kỹ lưỡng và đánh giá dựa trên thực tế. Để việc tuyển dụng của doanh nghiệp thuận lợi đặc biệt là doanh nghiệp theo chuẩn quốc tế thì quy trình đánh giá đóng góp một phần không nhỏ.

2.3 Mô hình ask là “cán cân công bằng” cho nhân viên.

Trong doanh nghiệp, quá trình làm việc cũng cần được đánh giá để khen thưởng, phê bình. Vậy đánh giá nhân viên là bước không thể thiếu để giúp doanh nghiệp phát triển bền vững hơn. Mô hình ask là “ bậc thang” đo lường mức lương mà bạn cần phải trả cho nhân viên một cách xứng đáng nhất có thể.

2.4 Mô hình ask là “Lò đào tạo” nhân sự chất lượng.

Mô hình ask giúp việc training nhân sự mới một cách dễ dàng. Như vậy, bất kỳ nhân viên mới nào cũng nắm được yêu cầu của công việc. Việc được nhận vào công ty với tâm lý mình cần làm gì, làm như nào,… muôn vàn nỗi lo khi là con “gà mới” bước vào nghề, môi trường chuyên nghiệp.

3. Áp dụng mô hình ASK trong quản trị nhân sự

Kinh nghiê m hr bao nhiêu tha ng tha ng

3.1. Xây dựng bộ tiêu chí sàng lọc và tuyển dụng nhân sự

Để xây dựng tiêu chí với mô hình ASK, bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Tiêu chí trình độ chuyên môn: Tùy vào yêu cầu của công việc, doanh nghiệp, cần xác định rõ tiêu chí trình độ chuyên môn mà vị trí tuyển dụng hướng đến thông qua bằng cấp, chứng chỉ nghiệp vụ,…
  • Tiêu chí kinh nghiệm làm việc: Nhà tuyển yêu cầu kinh nghiệm làm việc tăng theo từng cấp bậc. Ví dụ: nhân viên có chuyên môn từ 1-3 năm kinh nghiệm, trưởng phòng sẽ có 5-8 năm,… Tùy vào độ khó của công việc cần tuyển dụng và ngân sách lương, phúc lợi dành cho ứng viên trúng tuyển, doanh nghiệp xác định cụ thể yêu cầu kinh nghiệm để sàng lọc hồ sơ.
  • Tiêu chí kỹ năng: Mỗi vị trí hãy đưa ra các tiêu chí và kỹ năng quan trọng khác nhau. Ví dụ: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng sắp xếp công việc.

3.2. Xây dựng khung năng lực đánh giá nội bộ.

Muốn xây dựng hoàn chỉnh khung năng lực đánh giá cần phải hiểu mục đích sử dụng mô hình ask là gì. Tùy vào từng mục đích khác nhau sẽ cho ra mục đích xây dựng khác nhau như đào tạo, phát triển nhân lực, đại ngộ, trả lương,…

Một số gợi ý khi xây dựng khung năng lực nhân sự:

  • Năng lực theo vai trò: Tổng hợp theo các năng lực thực tiễn như năng lực tư duy chiến lược, năng lực quản lý bản thân, năng lực lãnh đạo,…
  • Năng lực cốt lõi như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lý và giải quyết vấn đề, kỹ năng hùng biện,…
  • Khung năng lực chuyên môn gắn với lĩnh vực cụ thể, với vị trí cụ thể của từng nhân sự. Ví dụ: kỹ năng bán hàng, kỹ năng lập trình, chăm sóc khách hàng,…
  • Năng lực hành vi được định nghĩa dưới dạng hành vi, mục đích là đảm bảo khả năng ứng dụng và mức độ thuần thục.

\>>> Đọc thêm: 5 tuyệt chiêu đánh giá và giao việc cho nhân viên hiệu quả

3.3. Định hướng và phát triển nhân sự rõ ràng.

Muốn phát triển cho hoạt động doanh nghiệp cần có định hướng và phát triển mô hình ASK là gì cho rõ ràng.

  • Thứ nhất là có chiến lược phát triển rõ ràng và chuyên nghiệp.
  • Thứ hai là phát triển quản lý thành cố vấn chuyên môn cho nhân viên. Bạn nên định hướng người quản lý, cấp leader thành một huấn luyện viên thực sự hiệu quả. Điều này cho phép họ phát huy được kinh nghiệm và tạo động lực cho các nhân viên khác.
  • Thứ ba nhấn mạnh các kỹ năng mềm. Sợi dây liên kết giữa con người với con người và hiệu suất công việc. Cũng là chìa khóa vàng giúp thắt chặt tinh thần đoàn kết đồng thời làm tăng khả năng giám sát hoạt động của nhân sự.

Tuy nhiên, để định hướng và phát triển nhân sự một cách rõ ràng, hiệu quả và thông minh, bạn không thể di theo lối mòn phương thức truyền thống. Tức là chỉ định nghĩa trên giấy tờ, quy trình quản lý nhân viên một cách phức tạp từ trên xuống dưới, công cụ xử lý rời rạc và riêng lẻ,…Chính vì thế, bạn và doanh nghiệp của bạn cần tối ưu quy trình quản lý nhân sự ASK trên phần mềm thông minh.

4. Doanh nghiệp áp dụng mô hình ASK như thế nào để đem lại hiệu quả nhất?

Chúng ta đã thấy được vai trò cũng như thang tiêu chuẩn đánh giá của mô hình ASK khi áp dụng vào doanh nghiệp. Vậy cách thức để áp dụng phương pháp này là như thế nào? Có hai bí quyết quan trọng như sau:

  • Cá nhân hóa bộ từ điển năng lực của doanh nghiệp

Nghe có vẻ khó hình dung nhưng thực chất đây chính là cách xây dựng một bộ từ điển năng lực cho doanh nghiệp. Chúng ta có thể bắt đầu từ những năng lực cơ bản nhất sau đó hoàn thành và phát triển nâng cao. Lưu ý, không nên quá chú trọng vào nhóm kiến thức, sự cân bằng giữa ba yếu tố thái độ – kỹ năng – kiến thức mới là quy chuẩn của nhân sự trong doanh nghiệp.

  • Tích hợp mô hình ASK trong công nghệ ứng dụng phỏng vấn

Tích hợp ASK trong các phần mềm chuyên dụng sẽ giúp bạn tốn ít thời gian hơn cho quá trình phỏng vấn của ứng viên. Bên cạnh đó, dựa vào ba nhóm năng lực thì nhà tuyển dụng cũng nhanh chóng chọn lựa được ứng viên sáng giá và phù hợp nhất.

Mô hình ASK là mô hình được đánh giá là có tiêu chuẩn cao. Với mô hình này, doanh nghiệp và ứng viên có thể tìm ra những gì cần ở nhau. Doanh nghiệp không chỉ tìm được nhân viên mà còn đánh giá được năng lực của nội bộ một cách chính xác. Điều này góp phần doanh

Không chỉ giúp doanh nghiệp tìm được nhân viên mà còn giúp doanh nghiệp đánh giá năng lực của nội bộ một cách chính xác. Để giúp doanh nghiệp phát triển và lâu dài.

5. ACheckin – Phần mềm quản trị nâng cao trải nghiệm nhân sự

Trong bài toán quản trị nhân sự, để đánh giá và phân tích nhân viên toàn diện, doanh nghiệp cần phải có một hệ thống dữ liệu tập trung. Với những tính năng vượt trội về việc thu thập thông tin, hệ thống hóa dữ liệu về hồ sơ nhân sự, quản lý ngày công, tính lương tự động, tạo ca làm việc linh hoạt,… ACheckin mang đến những trải nghiệm hữu ích cho việc quản trị linh hoạt.