Kiểm tra đánh giá môn đạo đức ở tiểu học năm 2024

Kiểm tra là quá trình thu nhập, tìm kiếm, phát hiện những thông tin về quá trình, kết quả học sinh tiếp thu, thực hiện bài đạo đức.

Đánh giá quá trình xử lý những thông tin thu nhập được qua kiểm tra trên cơ sở đối chiếu mục tiêu đã xác định, điều kiện thực hiện, kết quả đạt được…

Đánh giá bằng thái độ là việc bài tỏ sự đồng tình, tán thành, khen ngợi... hay ngược lại – nhắc nhở, phê bình, chê cười, chê trách.

Trong thực tiễn dạy học môn đạo đức, việc kiểm tra và đánh giá thường được tiến hành theo những loại hình như :

- Liên hệ thực tế (trong tiết học);

- Kiểm tra bài cũ (sau mỗi tiết hay bài); - Kiểm tra học kì (sau học kì một);

- Kiểm tra năm học (sau kết thúc năm học);

Việc kiểm tra và đánh giá có ý nghĩa quan trọng như:

- Thúc đẩy học sinh học tập môn Đạo đức một cách tích cực, tự giác;

- Củng cố niềm tin của học sinh, tạo điều kiện cho học sinh tự khẳng định bản thân; - Giúp học sinh tự đánh giá kết quả học tập môn Đạo đức của mình;

- Giúp giáo viên nắm được mức độ được giáo dục của học sinh về các mặt khác nhau và từ đó có sự điều chỉnh, tác động thích hợp với các em.

- Từ đó, nâng cao chất lượng dạy môn Đạo đức nói riêng và giáo dục đạo đức cho học sinh nói chung.

5.2. Các phương pháp kiểm tra và đánh giá

5.2.1. Kiểm tra và đánh giá qua lời nói

Giáo viên kiểm tra và đánh giá thông qua nguồn thông tin là lời nói của các em. Bằng cách này, giáo viên có thể kiểm tra và đánh giá cả ba mặt: tri thức, kỹ năng, hành vi và thái độ đạo đức của học sinh

- Về tri thức, giáo viên có thể yêu cầu học sinh tra lời những câu hỏi như: Tại sao? Như thế nào? Làm gì?...

- Về kỹ năng, giáo viên yêu cầu các em nhận xét hành vi, xử lý tình huống… - Về hành vi, giáo viên có thể yêu cầu các em tự đánh giá hành vi của mình

- Về thái độ, giáo viên có thể yêu cầu học sinh giải thích động cơ thực hiện hành vi đạo đức của mình .

5.2.2. Kiểm tra và đánh giá qua bài viết

Bài viết của học sinh có thể thực hiện theo trắc nghiệm, tự luận hay trắc nghiệm khách quan.

Trắc nghiệm tự luận là phương pháp kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của học sinh qua việc các em nhớ lại, sắp xếp lại, vận dụng những tri thức và kỹ năng đã học để giải quyết vấn đề.

Bằng trắc nghiệm tự luận, giáo viên có thể kiểm tra và đánh giá bằng cả ba mặt tri thức, kĩ năng, hành vi và thái độ.

- Về tri thức, có thể yêu cầu các em trả lời các câu hỏi như: Tại sao? Như thế nào?...

- Về kĩ năng, học sinh phải nhận xét hành vi, xử lý tình huống; về hành vi, các em nêu ra những việc mình đã làm và kết quả.

- Về thái độ, học sinh cần tỏ thái độ của mình đối với các hành vi, ý kiến liên quan được nêu ra.

5.2.2.2. Trắc nghiệm khách quan

Trắc nghiệm khách quan là phương pháp kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của học sinh bằng những câu hỏi mà các phương án trả lời nói chung được cho trước, như: câu hỏi nhiều lựa chọn, câu hỏi ghép đôi, câu hỏi điền đúng -sai, câu điền khuyết…

Nhìn chung, trắc nghiệm khách quan có thể đánh giá cả ba mặt theo mục tiêu của môn học Đạo đức là:

-Về tri thức, học sinh phải trả lời những dạng câu hỏi như: điền đúng – sai …

- Về kĩ năng, học sinh nhận xét hành vi (đúng/sai), xử lý tình huống (lựa chọn cách giải quyết đúng); về hành vi, học sinh nêu những việc mình đã làm hay mức độ thực hiện (thường xuyên, ít khi, chưa bao giờ).

- Về thái độ, học sinh bày tỏ những thái độ như đồng ý / không đồng ý với những ý kiến liên quan …

5.2.3. Kiểm tra và đánh giá hành động, việc làm của học sinh

Phương pháp này đòi hỏi giáo viên quan sát hành vi, việc làm, cử chỉ, lời nói hay nghiên cứu hoạt động của học sinh trong thực tiễn cuộc sống.

Bằng phương pháp này, giáo viên chủ yếu để kiểm tra và đánh giá kĩ năng, hành vi và có thể cả thái độ đạo đức của học sinh. Cụ thể là:

- Về kĩ năng: thông qua việc học sinh thực hiện những thao tác, hành động theo mẫu, khi tham gia trò chơi, hoạt cảnh, giáo viên đánh giá được các em có kĩ năng thực hiện hành động đạo đức hay không.

- Về hành vi: thông qua những công việc, việc làm cụ thể được các em thực hiện trong thực tiễn cuộc sống của mình để giáo viên đánh giá – học sinh đã có những hành vi đạo đức nào.

- Về thái độ: qua việc thực hiện hành vi của mình, học sinh bộc lộ thái độ và tình cảm tương ứng; nhờ đó, giáo viên có thể biết được các em có thái độ như thế nào đối với các đối tượng, công việc liên quan.

- Quan sát hành động của học sinh: hành động này do các em thực hiện một cách tự nhiên, tự giác

- Xem xét hành vi, công việc của học sinh thông qua phiếu thực hành

5.2.4. Kiểm tra và đánh giá thông qua các lực lượng giáo dục

Thông qua gia đình và các lực lượng giáo dục khác, giáo viên có thể biết được học sinh thực hiện hành vi và thể hiện thái độ thế nào.

Những lực lượng mà giáo viên cần phối hợp để kiểm tra và đánh giá kết quả học tập môn Đạo đức của học sinh là gia đình, các tổ chức, đoàn thể xã hội, dân cư nơi các em sinh sống.

Bằng phương pháp này, giáo viên chủ yếu kiểm tra và đánh giá hành vi và cả thái độ đạo đức của học sinh. Cụ thể là:

- Về hành vi: nhờ những công việc cụ thể, việc làm cụ thể mà các em thực hiện ở gia đình và ngoài xã hội, giáo viên được cha mẹ học sinh và các lực lượng giáo dục khác cho biết – các em đã có những hành vi đạo đức nào, đã làm gì theo bài học đạo đức quy định.

- Về thái độ: qua việc thực hiện hành vi của mình, học sinh bộc lộ thái độ và tình cảm tương ứng. Nhờ đó mà gia đình, các lực lượng giáo dục khác (và sau đó là giáo viên) có thể biết được thái độ này của các em.

- Đàm thoại: giáo viên trao đổi với gia đình, những người sống xung quanh, gần gũi với các em để tìm hiểu việc học sinh thực hiện những chuẩn mực hành vi liên quan thế nào.

- Nghiên cứu xác nhận kết quả hoạt động của học sinh. - Thăm dò, trao đổi qua phiếu, sổ liên lạc.

5.3. Một số yêu cầu sư phạm đối với việc kiểm tra và đánh giá kết quả học tập môn Đạo đức của học sinh tiểu học môn Đạo đức của học sinh tiểu học

5.3.1. Bảo đảm tính toàn diện

Theo mục tiêu của môn đạo đức, học sinh phải đồng thời có kiến thức; kĩ năng, hành vi và thái độ. Do đó, khi kiểm tra và đánh giá kết quả học tập môn đạo đức của học sinh tiểu học, cần bảo đảm tính toàn diện cả ba mặt trên, đặc biệt là hành vi của học sinh. Vì hành vi là kết quả quan trong nhất của quá trình giáo dục đạo đức cho các em.

5.3.2.Bảo đảm tính khách quan công bằng

Tính khách quan đòi hỏi những thông tin thu thập được phải đúng như chúng tồn tại trong thực tế. Việc đánh giá phải dựa vào mục tiêu môn đạo đức, điều kiện thực hiện, khả năng của học sinh… Tính khách quan này tạo ra sự công bằng giữa những học sinh với nhau.

Mỗi cá nhân có những đặc điểm riêng như hoàn cảnh gia đình, khả năng bản thân, các mối quan hệ xã hội, môi trường sống ở địa phương. Cùng một chuẩn mực hành vi, nhưng việc thực hiện có thễ không giống nhau ở những học sinh khác nhau về cả hai mặt chủ quan và khách quan.

Giáo viên sẽ mắc sai lầm nếu cho nhận xét tốt đối với kết quả học tập của các em khi chưa có thông tin đầy đủ, tin cậy, hay cố tình không đếm xỉa đến chúng.

5.3.3. Bảo đảm tính phát triển và nhân văn:

Yêu cầu sư phạm này đòi hỏi giáo viên phải xác định được sự tiến bộ, mức độ phát triển của học sinh qua từng thời kì, từng giai đoạn.

Phải kích thích được các em nỗ lực, phấn khởi học tập và tự giác thực hiện hành vi đạo đức đúng đắn trong cuộc sống hàng ngày.

Khi đánh giá, cần coi trọng, đề cao sự tiến bộ về ý thức, hành vi, thái độ của các em, tỏ thái độ hài lòng, đồng tình.

Giáo dục đạo đức là một quá trình và đánh giá cũng đòi hỏi sự kiên nhẫn, chăm chút của nhà giáo dục qua từng hoạt động, từng tiết học.

5.3.4. Bảo đảm tính rõ ràng:

Việc đánh giá giáo viên đối với kết quả học tập môn đạo đức tức là các em phải hiểu được tại sao mình được thầy cô giáo đánh giá cao như thế.

Giáo viên cần giúp học sinh có biện pháp phòng ngừa, khắc phục những khuyết điểm, hạn chế mắc phải.

5.3.5. Bảo đảm sự phối hợp các phương pháp kiểm tra và đánh giá:

Một trong những biện pháp hỗ trợ quan trọng là cần phối hợp các phương pháp kiểm tra và đánh giá khác nhau qua lời nói của học sinh, bài viết trắc nghiệm tự luận…

Tránh hiện tượng quá đề cao một phương pháp nào đó mà coi nhẹ những phương pháp khác.

Giáo viên cần tạo điều kiện cho học sinh đánh giá cũng như bảo đảm sự thống nhất giữa các lực lượng giáo dục trong việc đánh giá đạo đức của các em.