Khủng hoảng nợ công hy lạp và bài học cho việt nam

Khủng hoảng nợ công châu Âu đã trở thành một cụm từ quá đỗi quen thuộc với nền kinh tế toàn cầu kéo dài suốt hơn một thập kỷ qua. Đây được xem là thời kỳ “đen tối” của một số quốc gia châu u vì phải trải qua sự sụp đổ của các tổ chức tài chính, nợ chính phủ cao và chênh lệch lợi suất trái phiếu tăng nhanh trong chứng khoán chính phủ.

Hy Lạp là khởi điểm của cơn sóng thần nợ công này với mức thâm hụt ngân sách đạt tới 13,6% GDP. Nợ công Hy Lạp cũng lên tới 236 tỷ Euro, bằng khoảng 115% GDP của Hy Lạp vào năm 2009. Tiếp sau đó, Bồ Đào Nha tiếp tục là quốc gia rơi vào khủng hoảng khi tuyên bố mức thâm hụt ngân sách đã lên tới 8,5% GDP, cùng với đó, nợ công cũng đã vượt quá 90% GDP. Thâm hụt ngân sách của Italy vào năm 2011 mới chỉ ở mức 5% GDP, nhưng nợ công đã xấp xỉ 120% GDP. Tây Ban Nha nợ công ở mức 72% GDP, trong khi thâm hụt ngân sách lại rất cao, gần 9% GDP.

Hy Lạp là khởi điểm của cơn sóng thần nợ công này với mức thâm hụt ngân sách đạt tới 13,6% GDP.

Dù rất nhiều cuộc họp cấp cao giữa các nước được tổ chức tại thời điểm đó, những tuyên bố và kế hoạch cũng được đưa ra, nhưng dường như vẫn không thể cản nổi sức mạnh của cuộc khủng hoảng này. Trong giai đoạn 2010 - 2015, cuộc khủng hoảng nợ công đang bước vào một thời kỳ nguy hiểm mới khi thị trường mất niềm tin vào trái phiếu Italy. Italy đã chính thức trở thành tâm điểm mới của khủng hoảng nợ công châu Âu khi trái phiếu kỳ hạn 10 năm của nước này có lãi suất vượt 7,5% một năm - cao nhất kể từ khi đồng Euro được đưa vào sử dụng năm 1999.

Cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu đạt đỉnh điểm từ năm 2010 đến năm 2012. Khi chi phí cho các khoản nợ Chính phủ liên tục tăng lên, cuộc khủng hoảng nợ công đã đe dọa sự tồn tại của đồng tiền Euro, gây ảnh hưởng nền tài chính toàn cầu, khiến cho thủ tướng Hy Lạp và thủ tướng Ý phải từ chức.

Đến khi đó, 17 quốc gia trong khu vực đồng tiền chung châu Âu đã phải bỏ phiếu thành lập Quỹ Bình ổn Tài chính Châu Âu EFSF vào năm 2010 để giải quyết và hỗ trợ cuộc khủng hoảng. Cuộc khủng hoảng cuối cùng đã được kiểm soát bởi sự đảm bảo tài chính của các nước châu Âu và bởi Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). 

Nguyên nhân nào dẫn đến khủng hoảng nợ công ở châu Âu?

Thứ nhất, nguyên nhân cốt lõi của khủng hoảng là khả năng quản trị tài chính công yếu kém cùng với những khoản chi tiêu của chính phủ quá lớn, vượt khả năng kiểm soát. Có thể lấy Hy Lạp làm minh chứng điển hình nhất. Tăng trưởng GDP của Hy Lạp trong giai đoạn 2001 - 2007 vẫn được ghi nhận tốc độ tăng trung bình ở mức cao là 4,3% so với mức trung bình của khu vực là 3,1%. Tuy nhiên, trong giai đoạn 2008 trở về sau, mức chi tiêu chính phủ tăng 87% trong khi mức thu của chính phủ chỉ tăng 31%, khiến cho ngân sách thâm hụt vượt quá mức cho phép 3% GDP của EU. Theo nhận định chung của các nhà kinh tế, vấn đề chi tiêu vượt mức cho phép dẫn đến thâm hụt ngân sách của Hy Lạp chủ yếu đến từ bộ máy nhà nước cồng kềnh và hoạt động thiếu hiệu quả.

Thứ hai, vấn đề giảm sút nguồn thu cũng là một nguyên nhân lớn dẫn tới tình trạng thâm hụt ngân sách và gia tăng nợ công. Trốn thuế và hành vi tham nhũng ngân sách là nhân tố làm giảm nguồn thu, trong khi chi tiêu chính phủ ngày càng tăng. Mặt khác, tình trạng tham nhũng còn dẫn tới sự sụt giảm của nền kinh tế các nước châu Âu. Nó làm tăng chi tiêu chính phủ để hướng tới mục tiêu duy trì mức lương cao cho công chức và thực hiện các dự án có vốn đầu tư lớn thay vì nhắm vào các dự án tạo ra nhiều việc làm và nâng cao năng suất lao động trong xã hội. Mức lương cao làm đồng Euro cũng tăng giá làm giảm sức cạnh tranh của hàng hóa các quốc gia khu vực châu Âu, kinh tế không tăng trưởng và hệ quả tất yếu là cán cân thương mại thâm hụt triền miên.

Thứ ba, thiếu tính minh bạch khiến mất niềm tin với các nhà đầu tư, làm xuất hiện các làn sóng rút vốn ồ ạt khỏi các ngân hàng và đẩy các quốc gia này vào tình trạng khó khăn trong việc huy động vốn trên thị trường vốn quốc tế. Một báo cáo năm 2012 của Quốc hội Hoa Kỳ đã đề cập những điều sau: “Cuộc khủng hoảng nợ của Khu vực đồng tiền chung châu Âu bắt đầu vào cuối năm 2009 khi một chính phủ mới của Hy Lạp tiết lộ rằng các chính phủ trước đây đã báo cáo sai số liệu ngân sách của chính phủ. Mức thâm hụt cao hơn dự kiến ​​đã làm xói mòn niềm tin của nhà đầu tư khiến chênh lệch trái phiếu  tăng lên mức không bền vững. Lo ngại nhanh chóng lan rộng rằng các vị thế tài chính và mức nợ của một số quốc gia Khu vực đồng tiền chung châu Âu là không bền vững.”

Việt Nam cần làm gì để quản lý tốt vấn đề nợ công?

Khi nợ công ở châu Âu tăng cao cách đây 10 năm, thì cũng trong khoảng thời gian này, Việt Nam cũng có xuất hiện quan ngại về nợ công. Nhưng vấn đề nợ của Việt Nam lại xuất hiện ở các tập đoàn nhà nước có hoạt động kinh doanh yếu kém. Đó là giai đoạn của nợ xấu ngân hàng, làm cho ngành tài chính của Việt Nam giai đoạn 2011 - 2016 thực sự lao đao. 

Từ câu chuyện khủng hoảng nợ công tại các quốc gia châu Âu, Việt Nam cần biết rút kinh nghiệm và có cách điều chỉnh thích hợp với vấn đề nợ công trong nước. Tính đến hết năm 2021, nợ công Việt Nam đạt mức tương đương 43,7% GDP của nền kinh tế, trong đó nợ nước ngoài chiếm 38,8% GDP, thấp hơn trần Quốc hội giao trong kế hoạch tài chính 5 năm 2021 - 2025.

Để cân đối hợp lý nợ quốc gia, Việt Nam cần chủ động trong việc điều hành và quản lý ngân sách, các nguồn thu - chi một cách hợp lý, để bù đắp bội chi và trả nợ gốc đúng hạn. Mục tiêu vẫn là hạn chế thấp nhất những thiệt hại phát sinh cho ngân sách hay vấn đề giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế của quốc gia. Vì vậy, những kinh nghiệm sau nên được Việt Nam đúc rút và thực hiện:

Thứ nhất, Việt Nam cần tiếp tục siết chặt thể chế, luật pháp trong vấn đề quản lý thị trường, đảm bảo sự tăng trưởng kinh tế một cách bền vững. Từ vấn đề liên kết thị trường ở EU cho thấy một thực tế: thị trường càng tự do thì luật pháp càng phải chặt chẽ. Việt Nam đang trong giai đoạn hoàn thiện nền kinh tế thị trường, đáp ứng các yêu cầu hội nhập của nhiều tổ chức kinh tế - chính trị trên thế giới như Tổ chức Thương mại thế giới, Cộng đồng ASEAN, các Hiệp định thương mại tự do như TPP, FTA. Vì vậy, vấn đề hoàn thiện luật pháp, thể chế theo hướng quốc tế hóa của một nền kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập hiệu quả với khu vực và thế giới là một điều tất yếu để vươn mình phát triển. 

Thứ hai, Việt Nam cần thực hiện tốt một số giải pháp nhằm kiềm chế nợ công, đảm bảo chi tiêu chính phủ một cách hợp lý. Tuy hiện tại Việt Nam là một nước nổi bật trong khu vực và trên thế giới, có tỷ lệ đầu tư nước ngoài cao, nhưng đó cũng là một thách thức không nhỏ. Khi một quốc gia phụ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn đầu tư bên ngoài, thì sẽ rất dễ bị tổn thương nếu kinh tế thế giới ngưng trệ.Việt Nam nên thắt chặt chi tiêu của ngân sách, đẩy mạnh thực hành tiết kiệm và chi tiêu công hợp lý. Đặc biệt, với các dự án có nguồn vốn đầu tư phần lớn đến từ nước ngoài như quá trình mở rộng đô thị, xây dựng nhà máy điện hạt nhân, đường sắt cao tốc Bắc - Nam…, chính phủ và các doanh nghiệp Việt Nam cần thận trọng, có sự kiểm soát và quản lý chặt chẽ, tránh phụ thuộc vào nguồn vốn vay ngoài quá nhiều. 

Điều quan trọng nhất chính là việc thực hiện công khai, minh bạch trong các chính sách và các quyết định. Từ đó, ta sẽ có được niềm tin và sự kết nối chặt chẽ với các nhà đầu tư trong việc huy động vốn trên thị trường vốn quốc tế, thúc đẩy kinh tế tăng trưởng. Tất nhiên, khi kinh tế tăng trưởng, nguồn thu ngân sách sẽ có thể đáp ứng đúng các thời hạn thanh toán các khoản nợ và tránh dẫn đến tình trạng thâm hụt ngân sách, khủng hoảng nợ công kéo dài.

Tuy nhiên, theo dự báo của Chính phủ trong năm 2022, Áp lực cân đối thanh khoản, bố trí nguồn lực ngân sách để trả nợ đến hạn (chủ yếu là nợ trái phiếu chính phủ) là không nhỏ trong trường hợp không kiềm chế hiệu quả nhu cầu vay vốn để bù đắp cân đối ngân sách Trung Ương, hoặc không tích cực triển khai nghiệp vụ quản lý nợ chủ động (như hoán đổi, mua lại công cụ nợ trước hạn...), đặc biệt trong bối cảnh dư địa tăng thu ngân sách giai đoạn tới gặp khó khăn.

Không lâu sau mốc 22h00 GMT ngày 30/6 (tức 5h sáng 1/7 theo giờ Hà Nội), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) xác nhận Hy Lạp đã không trả đúng hạn khoản vay 1,5 tỷ euro, khiến quốc gia này chính thức rơi vào trạng thái nợ quá hạn và không còn nhận được sự bảo hộ từ các chương trình giải cứu của châu Âu. Viễn cảnh Hy Lạp rời khu vực đồng tiền chung châu Âu (eurozone) cũng được nghĩ tới nhiều hơn.

Trao đổi với VnExpress về vấn đề này, ông Trương Văn Phước - Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia cho rằng khi eurozone chao đảo, chắc chắn thị trường tài chính toàn cầu sẽ phản ứng tiêu cực.Từ cuối tuần trước, chỉ số chứng khoán các thị trường lớn đa phần chìm trong sắc đỏ, đồng euro mất giá mạnh so với đôla Mỹ. Tuy nhiên, những phản ứng xấu này không kéo dài, bởi đa số nhà đầu tư vẫn bám vào hy vọng châu Âu và Hy Lạp sẽ đạt được thỏa thuận để giữ cho sân chơi eurozone ổn định. Các chỉ số Dow Jones, MSCI châu Á – Thái Bình Dương đã xanh trở lại trong phiên mới đây.

Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sang Hy Lạp giày dép, thủy sản, điện thoại...

“Sau cuộc khủng hoảng tại Mỹ và châu Âu vào năm 2007 – 2008, các quốc gia đã có kinh nghiệm để đối phó với các cơn bão tài chính. Họ điều hành chính sách vĩ mô theo hướng cẩn trọng hơn, hạn chế tác động lây nhiễm từ các cú sốc bên ngoài”, ông Phước cho biết.

Với Việt Nam, vị chuyên gia này khuyến nghị các nhà đầu tư nên bình tâm vì tác động từ biến cố Hy Lạp lên thị trường tài chính sẽ chỉ trong ngắn hạn và là điều dễ hiểu. “Việt Nam đã hội nhập, song quy mô nền kinh tế còn nhỏ, thị trường vốn mở cửa hạn chế, chúng ta cũng đã áp dụng các biện pháp kiểm soát dòng vốn chặt chẽ nên dù có vay nợ, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, Việt Nam sẽ không chịu tác động lớn”, ông Phước cho biết.

Trong khi đó, theo ông Lương Văn Khôi - Trưởng ban Kinh tế thế giới thuộc Trung tâm Thông tin và dự báo kinh tế - xã hội Quốc gia (Bộ Kế hoạch & Đầu tư), nếu kịch bản xấu nhất là Hy Lạp rời eurozone xảy ra, quan hệ thương mại và đầu tư từ khu vực này với Việt Nam có thể bị ảnh hưởng.“Hy Lạp là nền kinh tế nhỏ trong châu Âu, song việc vỡ nợ chắc chắn khiến eurozone bị khủng hoảng. Nhu cầu hàng hóa từ Việt Nam cũng như dòng vốn đầu tư ra nước ngoài của khu vực sẽ bị tác động”, ông Khôi đánh giá.

Năm 2014, Việt Nam xuất sang Hy Lạp hơn 185 triệu USD (chiếm 0,1% tổng kim ngạch xuất khẩu), chủ yếu là giày dép, thủy sản, điện thoại và các linh kiện… Tuy nhiên, cả eurozone hiện đang chiếm 15% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước với 22 tỷ USD trong năm ngoái. Tổng vốn đầu tư cam kết của khu vực vào Việt Nam đến tháng 6/2015 đạt gần 16 tỷ USD, chiếm 6% tổng vốn cả nước.

Cuộc khủng hoảng Hy Lạp tiếp tục là hồi chuông cảnh báo cho vấn đề nợ công, vốn đang là mối đe dọa sự phát triển bền vững của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.Đồng hồ nợ công toàn cầu của Economist cho thấy tính đến ngày 1/7/2015, nợ công của Việt Nam ở mức 90,4 tỷ USD, chiếm 46,4% GDP, tăng 10% so với cùng thời điểm năm ngoái. Con số này vẫn nằm trong phạm vi an toàn theo tiêu chuẩn quốc tế là 65% GDP.

Theo tiến sĩ Trần Đình Thiên - Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, nếu nhìn vào con số thống kê, nguy cơ Việt Nam rơi vào khủng hoảng nợ công không cao, song vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro về vấn đề bội chi ngân sách và khả năng thanh toán nợ trong trung và dài hạn.

“Trong tương lai ngắn hạn nợ công của Việt Nam có thể vượt ngưỡng 65% GDP, khả năng trả nợ rất khó khăn và hạn chế, xét trên những rủi ro về nợ công, quản lý nợ công và vấn về thâm hụt ngân sách”, ông Thiên cho hay.

Khủng hoảng nợ Hy Lạp là lời cảnh báo cho các quốc gia quản lý chặt chẽ nợ công.

Ngoài cách tính nợ công của Việt Nam và quốc tế có sự vênh nhau đã được nhiều chuyên gia nhắc tới, chi tiêu công của Việt Nam trong những năm gần đây chiếm tới 30% GDP, vượt xa mức tối ưu của các nền kinh tế phát triển là khoảng 15-20% GDP. Thu ngân sách cũng thiếu bền vững khi tỷ trọng thu từ thuế thu nhập doanh nghiệp có xu hướng giảm dần trong khi từ thuế xuất nhập khẩu và tiêu thụ đặc biệt tăng.

“Điều này tiềm ẩn nguy cơ rủi ro trong những năm tới tăng mạnh khi Việt Nam phải thực hiện các cam kết về giảm thuế xuất nhập khẩu theo yêu cầu của hội nhập thương mại quốc tế. Các khoản thu từ dầu thô và tài nguyên khác cũng không bền vững do các nguồn này là hữu hạn, đặc biệt giá dầu thô phụ thuộc vào thị trường thế giới. Thu từ viện trợ không hoàn lại có nguy cơ giảm mạnh khi Việt Nam trở thành nước có thu nhập trung bình thấp”, ông Thiên nhận xét.

Về vấn đề nợ nước ngoài, theo Viện trưởng Viện Kinh tế, áp lực trả nợ hiện giảm nhẹ một phần nhờ việc Chính phủ vừa phát hành thành công một tỷ USD trái phiếu quốc tế, tuy nhiên, trong những năm tiếp theo (2016-2024), ba lô trái phiếu quốc tế sẽ đáo hạn, gánh nặng sẽ rất lớn và trường kỳ.

Còn theo ông Trương Văn Phước, với một quốc gia quy mô GDP nhỏ như Việt Nam, để đạt mức tăng trưởng cao thì buộc phải đối mặt với bài toán vay nợ để có thêm nguồn lực tài chính. Vị này cũng khẳng định nợ công của Việt Nam vẫn an toàn và vững chắc bởi kinh tế đang trong đà phục hồi và Chính phủ đặt mục tiêu giảm bội chi trong ba năm tới.

“Khi GDP ngày càng tăng, bội chi ngày càng giảm thì nợ công sẽ được duy trì dưới ngưỡng 65% GDP, dự báo 2017 - 2018 có thể về 60% GDP. Hơn nữa, hơn một nửa nợ công của Việt Nam đến từ các khoản vay nước ngoài với lãi suất thấp và kỳ hạn dài nên có thể kiểm soát tốt”, vị này chia sẻ.

Nhưng việc phòng tránh một tương lai xấu xảy ra là không thừa. Theo ông Khôi, quan trọng nhất là cần nâng cao hiệu quả đầu tư công bởi nếu đầu tư không tốt, khả năng hoàn trả các khoản nợ sẽ rất khó khăn.

“Các công trình đầu tư cần phải cân đối khả năng trả nợ và thực hiện đồng bộ để đảm bảo hiệu quả khai thác, nhất là trong lĩnh vực hạ tầng giao thông. Không nên đầu tư quá sức bởi sẽ dẫn tới rủi ro tăng lên, mất khả năng kiểm soát”, ông Khôi cho hay.

Trong đó, ông cho rằng các bộ, ngành cần thực hiện tốt Chỉ thị 1792 về tăng cường quản lý đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ, trọng tâm là hạn chế ứng vốn trước cho các công trình dở dang, chưa cần thực hiện. Quy trình thực hiện dự án cũng phải hiệu quả hơn từ khâu phê duyệt đến khi triển khai với các đánh giá định lượng để mang tính kiểm tra, giám sát thực chất.

Theo ông Trương Văn Phước, việc Hy Lạp vỡ nợ vàrời khỏi eurozone là điều các lãnh đạo châu Âu không hề mong muốn. Với kinh nghiệm từng điều hành, quản trị ngân hàng thương mại, ông Phước nhận định chủ nợ không bao giờ muốn con nợ “chết” mà sẽ làm mọi cách để họ có khả năng thanh toán trở lại, và biện pháp hữu hiệu nhất là tái cơ cấu hoạt động kinh doanh, hay trong trường hợp Hy Lạp là các chủ nợ yêu cầu nước này phải thắt lưng buộc bụng và tăng thuế để lấy nguồn hoàn trả.

"Cá nhân tôi cho rằng khả năng Hy Lạp vỡ nợ sẽ không xảy ra mà các bên sẽ có giải pháp trung hòa hơn. Hy Lạp phải nhượng bộ, họ không thể sử dụng vốn tự do khi đang trông chờ cứu trợ từ nước khác. Châu Âu cũng phải tìm ra lối thoát khả dĩ hơn để giữ eurozone được ổn định”, ông Phước cho hay.

Trong diễn biến mới nhất, Thủ tướng Hy Lạp đã chấp nhận yêu cầu của chủ nợ để đổi lấy một gói cứu trợ từ châu Âu.

Phương Linh

Video liên quan

Chủ đề