Khối lượng trung bình của đám mây năm 2024

Mây là tập hợp của rất nhiều hạt nước, tinh thể đá nhỏ li ti và nó được tạo thành khi hơi nước ngưng tụ lại trong những túi không khí đang bốc lên. Ở điều kiện thời tiết bình thường thì không khí tiếp tục được đẩy lên và nó khiến cho đám mây được bồi đắp thêm.

Sự hình thành mây:

Nguyên nhân chính hình thành mây là chuyển động đi lên cùa không khí. Trong chuyển động này không khí bị lạnh đi đoạn nhiệt và hơi nước chứa trong không khí đạt tới trạng thái bão hòa và ngưng lại. Không khí bay lên cao có thể do nhiều nguyên nhân: không khí bị mặt đất đôt nóng, không khí trượt lên cao theo mặt uốn nghiêng và theo sườn đồi núi.

Khi mây hình thành, những hạt nguyên thủy thường là những giọt nước. Nếu mây hình thành trong lớp không khí có nhiệt độ dưới 0 độ C thì mây cấu tạo bởi những giọt nước quá lạnh. Mây cấu tạo bởi những giọt nước gọi là mây nước. Nếu nhiệt độ ẩm đủ thấp thì mây cấu tạo bởi những tinh thể băng. Loại này gọi là mây băng hay mây tinh thể. Mây cũng có thể cấu tạo từ những giọt nước quá lạnh và tinh thể băng, loại này gọi là mây hỗn hợp. Những giọt nước và tinh thể băng nhỏ li ti tạo thành mây có trọng lượng không đáng kể. Tốc độ rơi của chúng rất nhỏ, và chỉ một luồng không khí đi lên yếu ớt cũng đủ giữ chúng lơ lửng trên không và thậm chí bay lên cao. Nhờ có gió, mây di chuyền theo chiều nằm ngang.

Phân loại mây:

Các loại mây (Nguồn: sưu tầm)

1. Mây Ti (Ci): Độ cao trung bình của mây này khoảng từ 7 - 10km

Mây Ti là những đám mây riêng lẻ, mảnh dẻ có kiến trúc sợi không có bóng, thường có màu trắng, nhiều khi có vẻ sáng như tơ. Bao giờ mây Ti cũng cấu tạo bởi những tinh thể băng, mây Ti không gây nguy hiểm cho hoạt động bay. Mây này không gây mưa.

2. Mây Ti Tích (Cc): Độ cao trung bình của loại mây này vào khoảng 6 - 8km

Mây Ti Tích là một lớp hoặc những rặng gồm nhiều nắm nhỏ hoặc cầu trắng dạng ti không có bóng, là những đám lổn nhổn. Đôi khi chúng có dạng những nếp răn hoặc vết gơn như vết gợn trên bãi cát bờ biển. Mây Ti tích được cấu tạo bởi các tinh thể băng và mây này cũng không gây nguy hiểm, không ảnh hưởng đến hoạt động bay.

3. Mây Ti tằng (Cs): Độ cao trung bình từ 6 - 8km

Mây Ti Tằng có hình dạng giống như một màng mỏng trong suốt, trắng đục, đôi khi che phủ cả bầu trời. Nó được cấu tạo bởi tinh thể băng, không thể nhìn thấy rõ rệt mặt trời, mặt trăng qua lớp mây này, mây này cũng được phân vào loại mây cao nên không ảnh hưởng đến tầm nhìn ngang cũng như không gây mưa.

4. Mây Cao Tích (Ac): Độ cao trung bình mây này từ 3 - 6km so với mặt đất

Mây Cao Tích (Ac) là một lớp hoặc những rặng cấu tạo bởi những tấm hoặc những viên lớn (những đám lổn nhổn lớn) màu trắng, đôi khi có bóng, đôi khi không có bóng. Đường kính góc nhìn thấy của các phần tử nhỏ nhất vào khoảng 5 độ. Chúng được cấu tạo bởi những giọt nhỏ nhất.

5. Mây Cao Tằng (As): Độ cao trung bình của loại mây này vào khoảng 2 - 5km

Đây là một màng mây dạng sợi hoặc thành lớp có mấu ít nhiều xám hoặc xanh lơ nhạt. Mặt trời chiếu qua màn mây này như qua một tấm kính mờ hoặc thậm chí hoàn toàn không sáng tỏ.

6. Mây Tằng Tích (Sc): Độ cao trung bình từ 1 - 2km

Mây Tằng tích là những lớp những rặng gồm những viên lớn hoặc những cuộn lớn. Những phần tử nhỏ nhất thì khá lớn (đường kính góc của chúng lớn hơn 5 độ) và thường có màu xám, hợp thành từng đám, nhóm, đỉnh thường dẹt. Đám, màn hoặc lớp mây xám hoặc trắng nhạt, gần như bao giờ cũng có bộ phận tối, gồm những khối tròn, cuộn hình bàn cờ không có dạng sợi, đa số phần tử mây sắp xếp đều có bề rộng biến thiên lớn hơn 5 độ.

7. Mây Tằng (St): Độ cao trung bình của loại mây này từ 200 - 1000m

Mây Tằng là một lớp mây đồng nhất không có đường viền nhất định, giống như sương mù được nâng lên trên mặt đất có màu xám. Mây Tằng là những mây thấp nhất, độ cao của chúng thường là 1000m và còn thấp hơn nữa. Mây này chủ yếu xuất hiện ở miền bắc Việt Nam và hình thành vào buổi sáng trong mùa đông và xuân, mây này gây mưa phùn ở miền bắc. Mây Tằng gây trở ngại lớn cho tầm nhìn, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động bay của ngành Hàng không và Không quân.

8. Mây Vũ Tằng (Ns) : Độ cao trung bình 1 - 2km

Mây Vũ Tằng (Ns) có dạng là một lớp thấp hoàn toàn không định hình có màu xám, thường tối do nó khá dầy để che khuất mặt trời. Mây này có dạng đều và nhìn nó có cảm giác được chiếu sáng từ bên trong. Mây Vũ Tằng thường gây mưa kéo dài, nhưng cường độ không lớn. Ở các vùng ôn đới nó cho mưa tuyết. Mây này cũng gây ảnh hưởng đến tầm nhìn của của ngành Hàng không và Không quân.

9. Mây Tích (Cu): Độ cao trung bình của mây này từ 500m - 1500m

Mây Tích (Cu) là những đám mây dầy đặc riêng biệt, phát triển theo chiều thẳng đứng với những đỉnh hình vòm tròn, hoặc tháp với những chỗ lùi sùi lên trên tựa hoa cải và với những chân mây hầu như nằm ngang và tương đối đen. Mây Cu được cấu tạo bởi những giọt nước, được mặt trời chiếu sáng có vẻ trắng sáng chói, ở phía đối diện thì đám mây tối. Thông thường đám mây có đường viền rõ nét. Mây Cu gây mưa rào.

Mây Tích chia thành các loại sau:

  1. Mây CuFra: Mây hình thành có dạng hình mảnh không đều nhau, có dạng xác xơ, độ cao từ 50m – 300m, di chuyển nhanh
  1. Mây CuHum: Mây phát triển theo chiều thẳng đứng, dáng thường dẹp, chiều cao nhỏ hơn hơn chiều ngang.
  1. Mây CuMed: Mây phát triển theo chiều thẳng đứng trung bình, đỉnh thể hiện những chỗ sùi nhỏ
  1. Mây CuCon: Mây phát triển theo chiều thẳng đứng rõ rệt, những chỗ sủi lên ở bộ phận thường giống hoa cải

10. Mây Vũ Tích (Cb): Độ cao trung bình 1 - 2km

Là những khối mây tích dầy và đặc, có độ phát triển lớn, dữ dội theo chiều thẳng đứng, nhô lên thành hình những trái núi và những ngọn tháp cao đến hàng nhiều km. Phần trên của mây Cb được cấu tạo bởi những tinh thể băng. Nhiều khi chúng có kiến trúc sợi giống cái đe hoặc bó hoa. Mây Cb gây mưa lớn, mưa rào to và có kèm theo rông sấm chớp. Phần lớn mây Cb phát triển từ mây CuCon. Mây Cb gồm những hạt nước và riêng ở bộ phận trên bằng tinh thể đá. Mây Vũ Tích loại mây nguy hiểm sinh ra mưa lớn và sấm sét ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của con người./.

Trung bình 1 đám mây nặng bao nhiêu?

Điều này có thể được thực hiện do các đám mây thường cao bằng chiều rộng của chúng. Dựa trên nghiên cứu trước đó, LeMone ước tính mật độ của các giọt nước vào khoảng 1/2 gram trên một mét khối. Điều này dẫn đến kết luận rằng trọng lượng thực tế của đám mây có thể nặng khoảng 550 tấn.

Mây cách mặt đất bao nhiêu mét?

Chúng thông thường được miêu tả như là có cấu trúc giống như cây súp lơ. Chúng diễn ra ở các độ cao từ 500-6.000 mét (1.640 - 19.685 ft) tính từ mặt đất và phổ biến nhất diễn ra trong dạng các đụn mây hay rải rác. Chúng được tạo thành do hiện tượng đối lưu.

Mây nặng bao nhiêu?

Những đám mây trông qua có vẻ khá nhẹ, nhưng thực tế là chúng tương đối nặng. Các nhà nghiên cứu tính toán được rằng một đám mây tích trung bình nặng khoảng 500.000 kg, tương đương với khối lượng của 100 con voi.

Mây dày bao nhiêu?

Mây vũ tầng ngăn cản một lượng lớn ánh nắng mặt trời do cấu trúc đậm đặc của nó. Mây vũ tầng thường có độ dày 2.000-3.000 m (6.500-10.000 ft), nhưng dao động trong khoảng từ 1.000 m (3.500 ft) tới 4.500 m (15.000 ft).

Chủ đề