Hội nghị trung ương 5 khóa viii về văn hóa năm 2024

  1. Thư viện Tỉnh Lâm Đồng
  2. Tài liệu đa lĩnh vực
  3. Báo - Tạp chí

Please use this identifier to cite or link to this item://thuvienlamdong.org.vn:81/handle/DL_134679/2264

Title: Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) - Chiến lược văn hóa của Đảng trong thời kỳ đổi mới Authors: Keywords: Đảng Cộng sản Việt Nam Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII Issue Date: 7-2018 Publisher: Lý luận chính trị - Cơ quan nghiên cứu và ngôn luận khoa học của học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Abstract: Qua 20 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII (1998), nền văn hóa Việt Nam có được nhiều giá trị, diện mạo và sắc thái văn hóa mới, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ, khoa học, đại chúng. Tuy nhiên, những thành quả trong lĩnh vực văn hóa còn chưa tương xứng với tiềm năng; chưa tác động mạnh mẽ đến việc xây dựng con người và môi trường văn hóa lành mạnh...Do vậy, cần tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với lĩnh vực văn hóa; chú trọng xây dựng văn hóa trong Đảng, trong bộ máy nhà nước. Mỗi cấp ủy, chính quyền, đoàn thể, cán bộ, đảng viên cần xem xét nghiêm túc trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý của mình, rút ra những bài học kinh nghiệm để tiếp tục thực hiện tốt Nghị quyết trong thời gian tới. URI: //thuvienlamdong.org.vn:81/handle/DL_134679/2264 Appears in Collections:Báo - Tạp chí

Files in This Item:

  • File : Nghi quyet trung uong 5 Khoa VIII chien luoc van hoa cua Dang trong thoi ky doi moi.pdf
  • ##### Description :
  • ##### Size : 335,48 kB
  • ##### Format : Adobe PDF

Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.

  1. Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII:

Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 5 khóa VIII ra đời vào 16/7/1998 đã nhận thức lại vai trò to

lớn của văn hoá đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta và đã được toàn xã hội đón nhận.

Nghị quyết về xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Nghị quyết

này thể hiện bước chuyển quan trọng về tư duy lý luận, năng lực đúc kết thực tiễn những năm đầu đổi

mới; chứa đựng nhiều giá trị tư tưởng, nhân văn và khoa học.

II. Quan điểm xây dựng văn hóa của Đảng tại Nghị quyết:

Nghị quyết đưa ra các quan điểm chỉ đạo cơ bản có sự đổi mới, có giá trị về cả lý luận và thực tiễn,

gồm:

  1. Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự

phát triển kinh tế - xã hội. Xây dựng và phát triển kinh tế phải nhằm mục tiêu văn hoá, vì xã

hội công bằng, văn minh, con người phát triển toàn diện.

  1. Nền văn hoá mà chúng ta xây dựng là nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Nền văn hóa tiên tiến về nội dung tư tưởng và cả trong hình thức biểu hiện, trong các phương

tiện chuyển tải nội dung. Mỗi quốc gia đều có bản sắc văn hóa dân tộc riêng. Bản sắc dân tộc

bao gồm những giá trị bền vững và tinh hoa của cộng đồng các dân tộc. Là lòng yêu nước

nồng nàn, ý chí tự cường, đoàn kết, ý thức cộng đồng, lòng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa

tình đạo đức…. Chúng ta phải bảo vệ bản sắc dân tộc gắn kết với mở rộng giao lưu quốc tế và

giữ gìn bản sắc dân tộc phải đi liền với chống lạc hậu, lỗi thời trong phong tục, tập quán, lề

thói cũ.

  1. Nền văn hoá Việt Nam là nền văn hóa thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng các dân

tộc Việt Nam. Vì chúng ta có 54 dân tộc anh em cùng chung sống với nhau, mỗi dân tộc có

những giá trị và sắc thái riêng, làm phong phú nền văn hoá Việt Nam.

  1. Xây dựng và phát triển văn hoá là sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo, trong đó

đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng. Tất cả người Việt Nam phải cùng nhau phấn đấu vì

dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh, đều phải tham gia xây dựng và phát triển

văn hóa.

  1. Văn hoá là một mặt trận; xây dựng, phát triển văn hoá là một sự nghiệp cách mạng lâu

dài, đòi hỏi phải có ý chí cách mạng và sự kiên trì, thận trọng.

Nghị quyết còn nêu lên 10 nhiệm vụ cụ thể để xây dựng và phát triển văn hóa:

Xây dựng con người Việt Nam

Xây dựng môi trường văn hoá

Phát triển sự nghiệp văn hoá, nghệ thuật

Bảo tồn và phát huy các di sản văn hoá

Phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ

Phát triển đi đôi với quản lý tốt hệ thống thông tin đại chúng

Bảo tồn, phát huy và phát triển văn hoá các dân tộc thiểu số

Chính sách văn hóa đối với tôn giáo

Củng cố, xây dựng và hoàn thiện thể chế

Mở rộng hợp tác quốc tế về văn hóa

Chủ đề