Khoảng cách khe lún quy phạm là bao nhiêu năm 2024

Trong thời kỳ công nghiệp cách mạng 4.0, các xu hướng phát triển kinh tế, các công nghệ trên thế giới liên tục biến động và thay đổi không ngừng. Và để có thể bắt kịp với sự thay đổi đó thì việc đào tạo nguồn nhân lực nội bộ là một trong những nhiệm vụ rất quan trọng.

Giám đốc kỹ thuật Nguyễn Văn Huy đã có buổi đào tạo nội bộ với nội dung chính xoay quanh hai vấn đề chính là: “khe nhiệt và khe lún”. Sau buổi đào tạo, các nhân sự phòng Thiết kế công ty TNHH Dự ứng lực Minh Đức, một thành viên tập đoàn xây dựng Minh Đức đã nhận được nhiều kiến thức chuyên ngành rất quý giá.

Công dụng Khe nhiệt và Khe lún

- Công dụng của khe lún: nhằm đảm bảo công trình khi lún và giảm thiểu tải trọng. Giảm thiểu nứt dọc khe nối, lún giữa các khối xây trong những trường hợp xảy ra “lún”.

- Công dụng của khe nhiệt: tình trạng giãn nở ở các cấu trúc công trình, bê tông khi gặp nhiệt độ lạnh, nóng sẽ không gặp tình trạng biến động lớn gây tình trạng nứt vỡ đối với những công trình xây dựng từ bê tông. Nhờ có khe nhiệt mà mái, tường, sàn,... có thể biến động tự do trong điều kiện môi trường biến đổi thường xuyên.

Sau khi hiểu về công dụng của khe nhiệt và khe lún, chúng ta cùng tìm hiểu về các tiêu chuẩn khe nhiệt và khe lún.

Khe Nhiệt trong Tiêu Chuẩn Cũ (TCVN 5572 2012)

Trong tiêu chuẩn cũ, khoảng cách khe nhiệt được chỉ dẫn cụ thể trong bảng thông số như sau:

Khoảng cách khe lún quy phạm là bao nhiêu năm 2024

Khoảng cách giữa các khe co giãn nhiệt trong TCVN 5574 2012

Đối với kết cấu bê tông cốt thép ứng lực trước (yêu cầu chống nứt cấp 3) và bê tông cốt thép thường khi chúng chưa vượt quá trị số ở bảng trên thì không yêu cầu tính toán tải trọng nhiệt độ.

Khe nhiệt trong Tiêu Chuẩn Mới TCVN 5572 2018

Mọi yêu cầu về tác động tải trọng, độ không thấm nước, giới hạn chịu lửa và các giới hạn của biện dạng (chuyển vị, độ võng, biên độ dao động) này đều phải tuân theo các tiêu chuẩn tương ứng. Cụ thể: TCVN 2737: 1995, phụ lục M của TCVN 5574:2018, TCVN 9386:2012, TCVN 9362:2012 cùng với một số tiêu chuẩn khác.

Theo đó TCVN 2737:2023 dẫn nguồn tới số liệu nhiệt độ theo QCVN 02:2009 và Số liệu điều kiện tự nhiên dùng trong xây dựng. Kỹ sư thiết kế cần cân nhắc tới điều kiện làm việc thực tế của kết cấu khi lựa chọn số liệu. Như vậy có thể hiểu cần xem xét đến tải nhiệt độ này trong thiết kế công trình.

Tải trọng nhiệt độ có thể được mô tả dễ dàng trong các công cụ tính toán: Etabs, Safe, Adapt…Kỹ sư cần lưu ý tới điều kiện biên khi phân tích tải trọng này.

Khe Lún

Việc địa chất/tải trọng/kết cấu móng thay đổi dẫn đến lún nền móng khác nhau. Việc sử dụng khe lún giúp tránh hệ quả, rủi ro phát sinh như tình trạng nghiêng lệnh, nứt vỡ.

Khoảng cách khe lún quy phạm là bao nhiêu năm 2024
Từ móng tới cột, dầm, sàn đều được tách ra từ khe nhiệt và khe lún.

Tiêu chuẩn không quy định về khoảng cách khe lún. TVTK cần tính toán phù hợp. Thông thường khi đảm bảo giới hạn nêu trong phụ lục E TCVN 10304 thì có thể tính toán kết cấu phần trên không cần xét tải trọng lún lệch.

Kết luận sau buổi đào tạo về khe nhiệt và khe lún

Buổi đào tạo nội bộ cung cấp thông tin cơ bản về khe nhiệt và khe lún và hướng dẫn tính toán thực hành cho kỹ sư. Từ đó nâng cao cả kiến thức và khả năng cung cấp giải pháp thiết kế tối ưu, an toàn cho khách hàng.

Đào tạo đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển nguồn lực của mọi công ty, đào tạo về Thiết kế, một trong những trụ cột năng lực càng đóng vai trò quan trọng hơn nữa. Quy mô doanh nghiệp càng lớn, số lượng ngành nghề càng đa dạng thì vai trò, lợi ích của đào tạo nội bộ doanh nghiệp càng quan trọng. Đào tạo nội bộ được triển khai tốt sẽ trở thành yếu tố quan trọng góp phần vào việc quyết định một hướng đi đúng cho doanh nghiệp. Và tại tập đoàn xây dựng Minh Đức kế hoạch đào tạo ngắn hạn hay dài hạn luôn được thực hiện một cách nghiêm túc và kiên trì để đạt được các mục tiêu mà Ban Giám Đốc đã đề ra.

Bài viết này đề cập đến việc bố trí khe nhiệt cho công trình, bao gồm khoảng cách giữa các khe nhiệt và bề rộng của khe.

Khoảng cách khe lún quy phạm là bao nhiêu năm 2024

Đúng như tên gọi, khe nhiệt (hay khe co giãn) được bố trí để hạn chế tác dụng của các chuyển vị cưỡng bức do cấu kiện giãn nở khi nhiệt độ môi trường thay đổi. Khe nhiệt thường được bố trí khi công trình có mặt bằng lớn (đối với các công trình có hệ nền móng tốt thì không bố trí khe lún nhưng thường vẫn phải bố trí khe nhiệt). Khoảng cách giữa các khe nhiệt được quy định trong Bảng 5 của TCVN 5574:2012 (Phiên bản hiện tại TCVN 5574:2018 không thấy đề cập về khoảng cách khe nhiệt). Khi bố trí khe nhiệt theo quy định của bảng này thì không cần tính toán kết cấu dưới tác dụng thay đổi nhiệt độ.

Khi không bố trí khe nhiệt, người kỹ sư có thể đưa bài tính toán kết cấu dưới tác dụng của sự thay đổi nhiệt độ; quy trình này được hỗ trợ bởi các phần mềm như Etabs, v.v..

Bề rộng của khe nhiệt

Bề rộng của khe nhiệt phụ thuộc vào việc công trình có nằm trong vùng động đất hay không. Nếu không có tác dụng của động đất, thì khe nhiệt thường có bề rộng bé hơn 50mm

Nếu công trình nằm trong vùng động đất, thì bề rộng của khe nhiệt phải thõa mãn các phần của công trình không bị va đập vào nhau khi công trình rung lắc. Do đó bề rộng của khe nhiệt phải lớn hơn tổng chuyển vị ngang của hai đỉnh công trình dưới tác dụng của tải trọng động đất.

Bề rộng của khe nhiệt (đơn vị mm) có thể lấy như bảng dưới (trích từ cuốn: Hỏi đáp thiết kế và thi công Kết cấu nhà cao tầng của Triệu Tây An) trong đó H (đơn vị m) là chiều cao của phần công trình thấp hơn trong các phần công trình liền kề.

Xử lý khe nhiệt

Do khe nhiệt có khoảng hở lớn, nên khi hoàn thiện công trình, cần có biện pháp thích hợp để lấp khoảng hở của khe nhiệt, hình ảnh phía dưới là một biện pháp thường thấy hiện nay để giải quyết vấn đề trên.