Khoảng cách giữa 2 cột điện là bao nhiêu mét năm 2024

Với mỗi cột điện bê tông ly tâm lại có thông số kỹ thuật chiều cao kích thước, đường kính và lực đầu cột khác nhau. Căn cứ theo hồ sơ thiết kế hoặc yêu cầu của công trình mà nhà thầu chủ đầu tư lựa chọn cột điện có thông số kỹ thuật phù hợp.

1. Phân loại cột điện bê tông ly tâm

Theo mục đích sử dụng, trạng thái ứng suất, kích thước, tải trọng và mô men uốn thiết kế, cột điện bê tông được phân thành hai nhóm I và II có các đặc tính như sau:

Đặc tính

Cột nhóm I

Cột nhóm II

Phân bố mô men uốn dạng N

Phân bố mô men uốn dạng T(2)

Mục đích sử dụng

Truyền dẫn, phân phối điện

Cấp điện cho các tuyến đường sắt, xe điện

Trạng thái ứng suất

- Cốt thép không ứng lực trước

- Cốt thép ứng lực trước

Cốt thép ứng lực trước

Kích thước cơ bản

Chiều dài

6 m ÷ 22 m, có thể được đúc liền hoặc nối từ hai hoặc ba đoạn cột(1)

8 m ÷ 14 m, đúc liền

Đường kính ngoài đầu cột

120 mm, 140 mm, 160 mm, 190 mm và 230 mm

300 mm, 350 mm,

400 mm

350 mm

Tải trọng thiết kế

1 kN.m ÷ 15 kN.m

-

-

Mô men uốn thiết kế

-

50 kN.m ÷ 110 kN.m

90 kN.m và 110 kN.m

2. Hình dạng cột điện bê tông ly tâm

- Cột điện bê tông ly tâm thuộc nhóm I có dạng côn cụt rỗng chiều dài từ 6 m đến 22 m, mặt cắt tròn độ côn bằng 1,11 % và 1,33 % theo chiều dài cột.

- Cột điện bê tông ly tâm thuộc nhóm II có dạng hình trụ rỗng có chiều dài từ 8 m đến 14 m. Hình dạng của các loại cột điện bê tông được thể hiện ở dưới.

Khoảng cách giữa 2 cột điện là bao nhiêu mét năm 2024

Cột hình côn trụ rỗng

Khoảng cách giữa 2 cột điện là bao nhiêu mét năm 2024

Cột hình trụ rỗng

CHÚ DẪN:

L- Chiều dài;

T1 - điểm đỡ uốn;

T2 - điểm chất tải;

h1 - chiều sâu chôn đất;

h2 - khoảng cách từ đầu cột đến điểm chất tải;

d1 - đường kính ngoài đầu cột;

d2 - đường kính ngoài đáy cột

d - đường kính ngoài cột trụ;

b- chiều dày cột;

H - chiều cao điểm chất tải.

Hình dạng và ký hiệu kích thước của cột điện bê tông cốt thép ly tâm

3. Ký hiệu cột điện bê tông ly tâm

Các sản phẩm cột điện bê tông được ký hiệu bằng các chữ cái và số theo trình tự qui ước như sau:

- Trạng thái ứng suất của kết cấu cột:

+ Cột điện bê tông cốt thép ly tâm không ứng lực trước: NPC;

+ Cột điện bê tông cốt thép ly tâm ứng lực trước: PC.

- Nhóm theo mục đích sử dụng:

+ Cột điện bê tông nhóm I: ký hiệu I;

+ Cột điện bê tông nhóm II có phân bố mô men uốn dạng N: IIN ;

+ Cột điện bê tông nhóm II có phân bố mô men uốn dạng T: IIT.

- Kích thước cơ bản:

+ Chiều dài cột, từ 6m đến 22m

+ Đường kính ngoài đầu cột điện nhóm I, mm: 120, 140, 160, 190, 230;

+ Đường kính ngoài cột điện nhóm II, mm: 300, 350, 400.

- Tải trọng và mô men uốn thiết kế:

+ Tải trọng thiết kế của cột điện nhóm I, kN: 1, 1,5, ...13;

+ Mô men uốn thiết kế của cột điện nhóm II, kN.m: 50, ...110.

- Số hiệu tiêu chuẩn áp dụng: TCVN 5847:2016.

VÍ DỤ 1: "PC.I-12-190-3,5.TCVN 5847:2016" được hiểu là loại cột điện bê tông cốt thép ly tâm ứng lực trước, nhóm I, dài 12 m, đường kính ngoài đầu cột 190 mm, tải trọng thiết kế 3,5 kN, sản xuất theo TCVN 5847:2016.

VÍ DỤ 2: "NPC.I-12-190-3,5.TCVN 5847:2016" được hiểu là loại cột điện bê tông cốt thép ly tâm không ứng lực trước, nhóm I, dài 12 m, đường kính ngoài đầu cột 190 mm, tải trọng thiết kế 3,5 kN, sản xuất theo TCVN 5847:2016.

VÍ DỤ 3: "PC.IIN-10-300-65.TCVN 5847:2016" được hiểu là loại cột điện bê tông cốt thép ly tâm ứng lực trước, nhóm IIN, dài 10 m, đường kính ngoài 300 mm, mô men uốn thiết kế 65 kN.m, sản xuất theo TCVN 5847:2016.

4. Kích thước và tải trọng lực kéo đầu cột đối với cột nhóm I

Kích thước cơ bản và tải trọng thiết kế của các loại cột điện bê tông cốt thép ly tâm nhóm I được quy định tại bảng sau:.