Khó khăn của học sinh THCS trong phát triển bản thân

Chiều 12/11, Trường ĐH Sư phạm TPHCM tổ chức họp hội đồng nghiệm thu đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ mang tên “Hiện tượng tự hủy hoại bản thân của học sinh trung học cơ sở (THCS) và biện pháp phòng ngừa”, do PGS. TS Huỳnh Văn Sơn, Phó hiệu trưởng trường ĐH Sư phạm TPHCM, làm chủ nhiệm.

Khó khăn của học sinh THCS trong phát triển bản thân
PGS.TS Huỳnh Văn Sơn chia sẻ về đề tài nghiên cứu về "Hiện tượng tự hủy hoại bản thân của học sinh trung học cơ sở (THCS) và biện pháp phòng ngừa"

Theo PGS. TS Huỳnh Văn Sơn, hiện tại, tỷ lệ rối loạn tâm hồn học đường càng cao, học sinh Việt Nam đang đối diện nhiều khó khăn tâm lý. Vì vậy, học sinh tuổi dậy thì có những hành động tự tổn hại, tự hành hạ mình trở thành một biểu hiện đáng xem xét. Nghiên cứu này tìm ra nguyên nhân để mục đích tìm ra phương cách phòng ngừa hiện tượng này.

Hành vi tự hủy hoại bản thân bao gồm việc tự làm đau bản thân, suy nghĩ bi quan về cuộc sống, bỏ bê bản thân mình, cảm thấy mệt mỏi chán nản với các dấu hiệu cụ thể về mặt thể xác và lâm sàng nhưng nhiều khi chính chủ thể không nhận ra.

Biểu hiện của hiện tượng này tập trung ở các hành vi như không quan tâm đến sức khỏe, tính mạng bản thân, từ chối các hình thức bảo vệ (không đội mũ bảo hiểm, áo phao…); tự cắt xén, bứt tóc, tự khắc lên da thịt, tự đầu độc, tự cán mình; đau khổ trong im lặng, không thể hiện cảm xúc của mình. Thậm chí mức độ cao hơn là có mưu toan tự tử, thực hiện hành vi tự tử.

Chủ nhiệm đề tài cũng cho biết, nhóm nghiên cứu đã tiến hành điều tra trên 1.043 học sinh tại 7 trường THCS trên địa bàn tại TPHCM và Bình Dương. Kết quả nghiên cứu thực trạng hành vi cho thấy có đến 643 học sinh (61,6%) có hành vi bỏ bê bản thân mình, thể hiện sự thiếu trách nhiệm với bản thân. Bên cạnh đó có đến 401 khách thể có “suy nghĩ bi quan về cuộc sống” chiếm tỷ lệ cao thứ 2 (chiếm 38,4%). Có đến 149 học sinh thừa nhận “từng làm đau bản thân mình”, chiếm 31,6%.

Từ 1.043 học sinh này, nhóm nghiên cứu sàng lọc được 280 học sinh có thực hiện hành vi tự hủy hoại bản thân.

Đặc biệt, dấu hiệu tự hủy hoại bản thân trên thân thể có những con số báo động khi xét ở mức độ nhiều và rất nhiều, như tự bứt tóc chiếm 18,2%; tự cắn mình cũng chiếm 18,2%. Đáng sợ là hành vi tự đánh và đấm mình chiếm đến trên 35% ở hai mức nhiều và rất nhiều. Đập đầu vào một vật gì đó cũng chiếm gần 20%.

“Chúng tôi đã có nghiên cứu chuyên sâu trên một em học sinh thì em này có hành vi thường đập đầu vào tường mỗi khi có vấn đề gì đó không hài lòng ba mẹ và thầy cô. Dùng tay chạm vào đầu của em này thì có thể thấy rõ dấu vết mặc dù đã phủ theo thời gian đồng thời em này cũng đã được can thiệp chuyên sâu”, PGS. TS Huỳnh Văn Sơn cho biết.

“Ở mức độ nặng có 1 em và rất nặng có 1 em và cộng dồn là 2 học sinh. Tuy nhiên nếu xét trên tổng số 280 em mà tỉ lệ gần 1% như thế vẫn là tình trạng đáng báo động”, ông Sơn nói.

PGS.TS Huỳnh Văn Sơn cũng cho biết, học sinh càng gặp khó khăn về tâm lý thì dễ có hành vi tự hủy hoại bản thân, điều đó dễ thấy ở các học sinh lớp 6 là lớp đầu cấp và lớp 9 là lớp cuối cấp chuẩn bị thi cử. Tuy nhiên không phải do sức ép từ người khác mà các em có hành vi tự hủy hoại mà có nhiều trường hợp chính bản thân các em kỳ vọng quá cao vào bản thân mình. Một số em bị bạn bè công kích, ép buộc hoặc bắt chước theo trào lưu tôn thờ cảm xúc.

Đáng chú ý, số liệu thống kê cho thấy khách thể có dấu hiệu hành tự hủy hoại bản thân có xu hướng tập trung ở các học sinh khá, giỏi và trung bình. Cụ thể, trong số đó có 99 học sinh giỏi, 110 học sinh khá, 51 học sinh trung bình. Tương đồng đó, tỷ lệ học sinh có hạnh kiểm tốt và khá chiếm đa số, trong khi đó tỷ lệ học sinh có hạnh kiểm trung bình, yếu kém thấp hơn và gần như không đáng kể.

Nhóm nghiên cứu cũng đề ra một số biện pháp phòng ngừa, trong đó cần nâng cao nhận thức về hành vi tự hủy hoại bản thân cho học sinh THCS, giáo viên và đặc biệt là chuyên viên tham vấn học đường. Bên cạnh đó, tổ chức các chuyên đề kỹ năng sống lồng ghép nhằm phát triển năng lực ứng phó với hành vi này cho học sinh. Đồng thời, xây dựng hệ thống kiến thức và bài tập hướng dẫn học sinh có dấu hiệu “tự hủy hoại bản thân” nhằm điều chỉnh trạng thái tâm lý và đối phó với các tác nhân kích thích hành vi này.

Lê Phương

I. Nguồn gốc của khó khăn tâm lý

         Khó khăn tâm lí của cá nhân rất đa dạng, nhưng tựu trung lại đều có thể xuất phát từ các nguồn gốc sau đây:

          - Khó khăn tâm lí có nguồn gốc từ những yếu tố sinh lý thần kinh và thể chất:

          - Khó khăn tâm lí xuất phát từ các yếu tố xã hội - văn hoá: 

          - Khó khăn tâm lí xuất phát từ sự phát triên tính chủ thể của cá nhân trong mối tương tác với các yếu tố khác trong sự phát triển cá nhân

Khó khăn của học sinh THCS trong phát triển bản thân


II. Các mức độ khó khăn tâm lý

         Khó khăn tâm lý phổ rất rộng, từ khó khăn ở mức thấp như sức ì tâm lý do thói quen đối với việc thay đổi một hành động trong hoàn cảnh mới (Khó khăn trong dậy sớm đi học, phá bỏ thói quen cũ hình thành thói quen mới...), đến những khó khăn rất lớn như sự cản trở, thay đổi một nhận thức, thái độ hay hành vi (Mặc cảm, trầm cảm, khắc phục ám thị...). Trong công tác giáo dục hay tư vấn học sinh, có thể khái quát thành hai mức (hai nhóm):


1. Các trở ngại tâm lí

Là một sự cản trở ở mức độ nhất định đối với hoạt động, sinh hoạt hay ứng xử của cá nhân nhưng nếu cá nhân nỗ lực ý chí và phương pháp thì có thể vượt qua nó.

Để khắc phục các trở ngại trong hoạt động, sinh hoạt và giáo tiếp, ứng xử cho học sinh, cần quan tâm tới rèn luyện các thói quen, hình thành khả năng thích ứng, ứng phó trong những điều kiện thay đổi; rèn luyện tâm thế sẵn sàng hành động cho học sinh.

Khó khăn của học sinh THCS trong phát triển bản thân



2. Cản trở tâm lí 

Là khó khăn tâm lí ở mức độ rất cao, mà nguyên nhân chủ yếu là do cá nhân thiếu hụt các yếu tố tâm lí cần thiết cho hoạt động, sinh hoạt hay giao tiếp.

Việc khắc phục được khó khăn ở mức trở ngại giúp cho cá nhân tiến hành thuận lợi hơn hoạt động đã có, nhưng không dẫn đến sự thay đổi về chất của nó, nhưng nếu cá nhân vượt qua được cản trở để tiến hành hoạt động sẽ làm cho hoạt động thay đổi về chất, nâng lên trình độ mới.

Khó khăn của học sinh THCS trong phát triển bản thân


III. Khó khăn tâm lý của học sinh trong bối cảnh hiện nay

1. Bối cảnh xã hội hiện đại

          - Sự phát triển của trẻ em có tốc độ nhanh hơn, sớm hơn so với trẻ em trước đây về cả thể chất giải phẫu- sinh lí.

- Quan hệ xã hội trong xã hội hiện đại phức tạp hơn, đa dạng hơn, nhiều mối quan hệ hơn, biến động hơn so với xã hội trước đây.

            - Cùng với áp lực của xã hội ngày càng lớn, tác động đến trẻ em .

            - Sự tác động của CNTT ngày càng mạnh và sâu sắc.

2. Các lĩnh vực hoạt động và quan hệ có khó khăn tâm lý của học sinh

          - Hoạt động trong nhà trường: học tập, rèn luyện đạo đức; hoạt động tập thể, hoạt động cộng đồng; quản hệ với thầy cô, bạn bè; quan hệ với bạn khác giới; định hướng nghề,…

          - Hoạt động trong gia đình: tham gia vào các hoạt động sống tại gia đình; giao tiếp và ứng xử trong gia đình;

          - Hoạt động tại cộng đồng và xã hội: các hoạt động tập thể, hoạt động phong trào; cách ứng xử và giao tiếp; hoạt động nhóm,… 

3. Khó khăn tâm lí trong các lĩnh vực khác nhau của học sinh các cấp học

Khó khăn của học sinh THCS trong phát triển bản thân


a. Học sinh Tiểu học

*Khó khăn tâm lí trong quá trình học tập, rèn luyện:                          

- Khó khăn trong việc thích ứng với điều kiện để triển khai các hoạt động học tập và rèn luyện kỉ luật học tập:

         + Chưa chuẩn bị tâm thế cho việc tiếp nhận hoạt động mớ với áp lực mới.

         + Sự thiếu hụt các biểu tượng trong ngôn ngữ và trong toán học

         + Sự thiếu hụt các kĩ năng xã hội

            - Khó khăn trong hình thành và phát triển nhận thức, trí tuệ:

         + Thời kì đầu lớp 1: do đặc trưng tự kỉ trung tâm, nên nhận thức của trẻ em phụ thuộc nhiều vào tri giác của mình. Các em nhìn thấy như thế nào thì cho rằng sự vật, hiện tượng là như vậy, dẫn đến nhận thức cũng như kết luận của các em thường không đúng với sự tồn tại của sự vật thực. Các em chưa có thao tác trí tuệ.

         + Những năm đầu tiểu học (từ lớp 1 đến lớp 3), nhận thức của học sinh có ba đặc điểm nổi bật: tính cảm xúc,tính tự kỉ và tính cụ thể. Điều này gây khó khăn cho học sinh trong học tập.

       + Thời kì giữa tiểu học (chuyển từ lớp 3 đến lớp 4,5), học sinh gặp nhiều khó khăn khi chuyển từ thao tác trí tuệ cụ thể sang thao tác trí tuệ hình thức, thao tác lí luận

*Khó khăn tâm lí trong quan hệ với cha/ mẹ, anh chị em và với giáo viên, bạn bè:

            -  Áp lực tâm lí từ sự thay đổi vị thế, vai trò trong quan hệ với cha/ mẹ, anh (chị)/ em.       

            -  Trong trường học, học sinh tiểu học lần đầu tiên xuất hiện ý thức về mối quan hệ giữa mình với thầy/ cô giáo và với bạn.

*Khó khăn trong nhận thức và tiếp nhận các chuẩn mực đạo đức, các đánh giá của người khác:

            Trẻ em tiểu học rất khó tiếp nhận và thừa nhận những tri thức đạo đức theo yêu cầu của người lớn. Điều này dễ dẫn đến bị giáo viên đánh giá là trẻ em hư, nghịch và có ý thức chống đối, nếu giáo viên không biết đó là do các em đang gặp khó khăn trong việc tiếp nhận và làm theo chuẩn đạo đức xã hội do người lớn, nhà trường quy định quy định, như các em sẵn sàng giúp bạn thực hiện việc làm rất nhỏ, rất cụ thể theo đề nghị của bạn, mặc dù điều đó vi phạm việc chấp hành yêu cầu của giáo viên hoặc nội quy của lớp.

*Khó khăn trong sự phát triển bản thân:

- Khó khăn trong việc hình thành ý thức về hình ảnh thân thể

- Khó khăn trong việc hình thành tự ý thức bản thân

*Khó khăn trong việc kiểm soát cảm xúc bản thân, kiểm soát hành vi hung tính và hình thành lòng vị tha:  

- Khó khăn, mâu thuẫn trong hình thành lòng vị tha với tính vị kỉ của trẻ em.

- Khó khăn trong việc giảm và kiểm soát hung tính

*Khó khăn trong nhận thức và ứng xử về giới:  

Sự phát triển giới của cá nhân được đặc trưng bởi sự tương tác giữa hai yếu tố: sinh học giới và xã hội- tâm lí giới. Trong quá trình phát triển của cá nhân, ở lứa tuổi học sinh tiểu học, các em đều gặp khó khăn cả hai phương diện này.

b. Học sinh trung học cơ sở

Khó khăn của học sinh THCS trong phát triển bản thân


*Khó khăn trong sự chuyển đổi và hình thành động cơ học tập đúng đắn.

*Khó khăn trong việc định hình phương pháp và phong cách học tập khoa học, phù hợp với đặc điểm tâm -sinh lí cá nhân và hoàn cảnh.

*Khó khăn trong việc chuyển từ tư duy cụ thể, gắn với hành động cụ thể và cảm xúc lên tư duy lí luận, gắn vơi mệnh đề duy lí.

*Khó khăn trong giải toả áp lực xã hội đối với thành tích học tập của học sinh và sự ngộ nhận về khả năng của các em

        - Sự ngộ nhận của nhiều học sinh dẫn đến thất vọng về khả năng của mình trong học tập.

       - Sự kì vọng quá mức của gia đình, nhà trường đối với học sinh và việc học của các em, tạo áp lực lớn vượt hạn.

*Khó khăn tâm lí trong quan hệ với cha/ mẹ, anh chị em và với giáo viên, bạn bè

         - Khó khăn tâm lí trong quan hệ gia đình, cha/ mẹ

         - Khó khăn do mâu thuẫn nảy sinh giữa cha/mẹ với con trong các lĩnh vực hoạt động của con

         - Khó khăn trong giao tiếp với giáo viên

         - Khó khăn trong giao tiếp với bạn ngang hàng.

*Khó khăn trong sự phát triển bản thân

- Khó khăn trong việc xây dựng hình ảnh bản thân

- Khó khăn trong hình thành người mẫu lí tưởng

- Khó khăn trong phát triển khả năng tự khẳng định bản thân

- Khó khăn trong việc tự đánh giá bản thân

- Suy sụp, lo âu, bi quan, tự ty về bản thân do thất bại trong trải nghiệm hoặc thiếu hụt các kĩ năng khẳng định bản thân.

*Khó khăn trong việc kiểm soát các hành vi không mong đợi 

*Khó khăn trong nhận thức, ý thức và quan hệ, ứng xử về giới tính.

- Tâm lí lo lắng về những thay đổi giải phẫu - sinh lí cơ thể trong thời gian dậy thì.

- Sự xuất hiện và phát triển nhu cầu tính dục ở học sinh THCS là yếu tố khách quan, tất yếu và bình thường.

* Khó khăn trong quan hệ với bạn khác giới

c. Học sinh Trung học phổ thông 

Khó khăn của học sinh THCS trong phát triển bản thân


*Khó khăn tâm lí trong quá trình học tập, rèn luyện

*Khó khăn trong định hướng và chọn nghề, chọn trường học nghề 

*Khó khăn trong hình thành lí tưởng sống và xây dựng kế hoạch đường đời:  

        - Khó khăn trong hình thành hình ảnh bản thân trong mắt người khác

        - Khó khăn trong hành trình hình thành lí tưởng sống

*Khó khăn trong xác định kế hoạch đường đời:

*Khó khăn trong quan hệ xã hội, quan hệ với bạn và bạn khác giới:     

*Khó khăn trong giao tiếp xã hội, tương tác và kết giao xã hội:

*Khó khăn trong quan hệ với bạn khác giới, tình yêu, tính dục

*Khó khăn trong các trải nghiệm tình yêu đầu đời