Khi nào sg hết giãn cách

Cập nhật: 08:40 - 25/07/2021 | Lần xem: 98331

Trước tình hình cấp bách do chủng vi-rút mới Delta diễn biến nhanh, mạnh, khó lường, để thực hiện bằng được mục tiêu bảo vệ tính mạng, sức khỏe của người dân TP, ngăn chặn số ca nhiễm mới, hạn chế tối đa trường hợp tử vong, bảo vệ hệ thống y tế và khả năng điều trị, cứu chữa bệnh nhân, TP.HCM tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ từ 0 giờ ngày 24/7 đến hết ngày 01/8 và tăng cường thêm một số biện pháp. Bảo đảm giãn cách giữa cá nhân với cá nhân, gia đình với gia đình; thực hiện nghiêm quy định tại các khu cách ly, khu phong tỏa.

Khi nào sg hết giãn cách

Khi nào sg hết giãn cách

Khi nào sg hết giãn cách

Tải file tài liệu tại đây!

Tải file Công văn 2468/UBND-VX ngày 23/7/2021 tại đây!

Thiết kế: Lê Vân - Khoa Y tế công cộng - Đại học Y dược TP.HCM

TP HCM: Tiếp tục giãn cách xã hội thêm 14 ngày

Khi nào sg hết giãn cách

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong quyết định tiếp tục giãn cách xã hội toàn TP HCM theo chỉ thị 15 thêm 14 ngày.

Đó là quyết định của Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong sau khi nghe các sở ngành, quận huyện báo cáo tình hình dịch Covid-19 trên địa bàn thành phố.

Quận Gò Vấp và phường Thạnh Lộc (quận 12) giảm cấp áp dụng giãn cách xã hội từ theo chỉ thị 16 xuống theo chỉ thị 15.

Như vậy, thay vì kết thúc giãn cách xã hội vào 0h ngày 15/6 như chỉ đạo trước đó, TP HCM tiếp tục giãn cách 2 tuần cho đến 0h ngày 30/6.

Nhiều người dân TP HCM đã viết trên Facebook động viên nhau với những lời chia sẻ như "Sài Gòn cố lên thêm 2 tuần nữa", "Cả nước cùng đồng lòng chống dịch", "Thêm 2 tuần nghỉ với sáng ở nhà, đêm coi bóng đá".

Trước đó, Bí thư Nguyễn Văn Nên cho rằng cần thiết giãn cách xã hội thêm một thời gian nữa, tương ứng một chu kỳ lây nhiễm của chủng biến thể mới hiện nay.

Ông Nên lưu ý rằng với những nơi có nguy cơ cao, dự liệu những tình huống khó đoán định, khó kiểm soát thì có thể áp dụng những biện pháp phòng chống dịch cao hơn. Những nơi đảm bảo an toàn, có thể đảm bảo kiểm soát được có thể áp dụng giãn cách xã hội theo chỉ thị 19.

Còn phía Giám đốc Sở Y tế Nguyễn Tấn Bỉnh cho rằng toàn TP HCM kể cả quận Gò Vấp và phường Thạnh Lộc (quận 12) tiếp tục giãn cách xã hội 14 ngày theo Chỉ thị 15 từ ngày 15/6. Vì hiện hai khu vực này đang thực hiện Chỉ thị 16.

Covid-19: Dân góp quỹ, phép lạ của Việt Nam?

Vaccine phòng Covid-19 và chuẩn của Việt Nam là gì?

Covid-19: VN 'vội vàng' khi khởi tố vụ án liên quan Hội thánh Truyền giáo Phục Hưng?

Lý giải việc này, ông Bỉnh cho rằng mầm bệnh vẫn âm thầm trong cộng đồng, sự xuất hiện liên tiếp hàng loạt các chuỗi lây nhiễm trong TP thời gian khoảng giữa tháng 5 cho thấy nhiều khả năng dịch xâm nhập vào thành phố vào đầu tháng 5, sau kỳ nghỉ lễ và đã lây lan âm thầm.

Như vậy, việc gỡ bỏ giãn cách sẽ tạo điều kiện cho mầm bệnh tiếp tục có cơ hội để phát tán và lây lan. Thời gian 2 tuần bằng với thời kỳ ủ bệnh, sẽ hạn chế khả năng lây nhiễm bệnh dịch.

Kiến nghị này được đưa ra tại cuộc họp Ban chỉ đạo chống dịch TP HCM sáng 14/6 khi thành phố đã ghi nhận 819 ca nhiễm - xếp thứ ba cả nước và trải qua 15 ngày thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15.

Nguồn hình ảnh, Linh Pham/Getty Images

Tình hình dịch bệnh tại TP HCM khá phức tạp với cụm lây nhiễm mới tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM. Điểm dịch này được phát hiện từ ngày 11/6 khi một nhân viên phòng Công nghệ thông tin được xét nghiệm vì có triệu chứng nghi ngờ. Bệnh viện đã khẩn trương sàng lọc, truy vết thần tốc, cách ly, lấy mẫu tất cả nhân viên y tế trong bệnh viện. Đến nay, 53 nhân viên đã có kết quả dương tính.

Trước đó, theo ông Bỉnh, cụm lây nhiễm liên quan đến nhóm Truyền giáo Phục Hưng với các hội viên của điểm nhóm này cư ngụ tại 16/22 quận, huyện, thành phố đã làm lây lan dịch bệnh ra 20/22 quận huyện và 6 tỉnh miền Nam (gồm Long An, Bình Dương, Đồng Tháp, Tây Ninh, Trà Vinh, Bạc Liêu).

Tính từ ngày 26/5 đến nay, thành phố có có tổng cộng 463 trường hợp dương tính liên quan điểm nhóm tôn giáo này.

500 triệu liều Pfizer ‘miễn phí’: Biden lấy tiền ở đâu để chi trả?

Covid-19: Chỉ có vaccine là 'con đường bền vững giúp thoát dịch'

Covid-19: Không có liều vaccine nào thực sự là 'miễn phí'

Ngoài ra, TP HCM vẫn có những ổ dịch khác như ở xưởng cơ khí Hóc Môn và Khách sạn Đệ Nhất; chung cư Ehome 3 (phường An Lạc, quận Bình Tân); quán bánh cánh O Thanh (hẻm 287 Nguyễn Đình Chiểu, quận 3)...Chính vì tình hình này, nhiều người cho rằng TP HCM cần tiếp tục giãn cách xã hội.

Trước đó, hôm 1/6, Chủ tịch UBND quận Gò Vấp, ông Nguyễn Trí Dũng xin dừng giãn cách theo Chỉ thị 16: "Tình hình chung của quận đang có chiều hướng tốt, trong vài ngày tới nếu số ca nhiễm trong cộng đồng không tăng thì chỉ cần giãn cách theo Chỉ thị 16 hết 15 ngày là đủ", ông Dũng thêm rằng người dân, doanh nghiệp cũng gặp nhiều khó khăn cần được chia sẻ.

Trong khi Chủ tịch UBND quận 12, ông Lê Trương Hải Hiếu thì đề xuất: "Nếu không có gì thay đổi, sau 15 ngày toàn quận đề nghị tiếp tục cách ly theo Chỉ thị 15".

Khi nào sg hết giãn cách

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Báo Thanh Niên

Tiếp tục giãn cách xã hội đến hết ngày 30/9/2021

Văn bản nêu rõ, TPHCM tiếp tục áp dụng biện pháp giãn cách xã hội và các biện pháp phòng chống dịch trên toàn địa bàn TP theo tinh thần Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ, Kế hoạch số 2715/KH-BCĐ của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 TP và Chỉ thị số 11/CT-UBND của Chủ tịch UBND TP từ 00 giờ 00 ngày 16/9 đến hết ngày 30/9/2021 với phương châm triệt để, nghiêm ngặt, quyết liệt, hiệu quả từng biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trên từng địa bàn cụ thể.

Tiếp tục thực hiện việc cấp Giấy đi đường cho các nhóm đối tượng được phép lưu thông theo Công văn số 2800/UBND-VX, Công văn số 2850/UBND-VX, Công văn số 2994/UBND-ĐT của UBND TP; các Giấy đi đường do Công an TP đã cấp tiếp tục có hiệu lực đến hết ngày 30/9/2021.

Về việc đảm bảo cung ứng hàng hóa, lương thực thực phẩm thiết yếu cho người dân, tiếp tục thực hiện theo Kế hoạch số 2798/KH-UBND và Công văn số 2994/UBND-ĐT của UBND TP.

Thí điểm thẻ xanh COVID-19 tại quận 7, huyện Củ Chi, huyện Cần Giờ

Đối với các địa bàn đã cơ bản kiểm soát được dịch bệnh gồm quận 7, huyện Củ Chi, huyện Cần Giờ, các khu chế xuất, khu công nghiệp trên địa bàn các quận, huyện này và Khu Công nghệ cao được thực hiện thí điểm các hoạt động sau:

Triển khai thực hiện cho phép người dân đi chợ 01 lần/ 1 tuần theo Kế hoạch được UBND TP chấp thuận.

Bổ sung các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh được hoạt động theo Kế hoạch của UBND các địa phương, tuân thủ Bộ tiêu chí an toàn do UBND TP ban hành.

Ban quản lý các Khu chế và công nghiệp, Ban quản lý Khu Công nghệ cao chủ động hướng dẫn doanh nghiệp tổ chức thực hiện các phương án sản xuất theo Kế hoạch số 2715/KH-BCĐ ngày 15/8/2021 của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 TP và Bộ Tiêu chí an toàn do UBND TP ban hành.

Thí điểm triển khai việc thực hiện Thẻ Xanh COVID gắn với mã QR cá nhân. Việc thí điểm vẫn phải đảm bảo thực hiện nguyên tắc 5K, xét nghiệm kháng nguyên định kỳ. TP giao Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì phối hợp với Sở Y tế, Công an TP, Ban quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP, Ban quản lý Khu Công nghệ cao TP và các địa phương tham mưu thực hiện.

Cho phép cơ sở kinh doanh mở cửa từ 6 giờ - 21 giờ.

Về điều chỉnh, bổ sung một số hoạt động trên địa bàn TP, nhân viên giao nhận của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ giao nhận hàng hoá có ứng dụng công nghệ (shipper) được hoạt động liên quận, huyện và TP Thủ Đức từ 06 giờ 00 đến 21 giờ 00 hàng ngày với điều kiện phải đảm bảo các biện pháp an toàn phòng, chống dịch và thực hiện xét nghiệm mẫu gộp 03 người, tần suất 02 ngày/1 lần. Ngân sách TP chi trả chi phí xét nghiệm cho lực lượng này đến hết ngày 30/9/2021.

Cho phép các loại hình doanh nghiệp, hộ kinh doanh (có giấy phép đăng ký kinh doanh) hoạt động từ 06 giờ 00 đến 21 giờ 00 hàng ngày, gồm:

Dịch vụ bưu chính, viễn thông; thiết bị tin học văn phòng, thiết bị, dụng cụ học tập.

Dịch vụ ăn uống không phục vụ tại chỗ, chỉ bán mang đi; các cơ sở kinh doanh này hoạt động theo phương thức “3 tại chỗ”, chỉ bán hàng thông qua đặt hàng trực tuyến.

Dịch vụ hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, cơ sở thú y.

Dịch vụ bảo trì, sửa chữa công trình, máy móc thiết bị, phương tiện giao thông vận tải và cung ứng linh kiện, phụ tùng phục vụ hoạt động này.

Sản xuất, chế biến, kinh doanh lương thực thực phẩm.

Về điều kiện hoạt động đối với doanh nghiệp, hộ kinh doanh, nhân viên giao nhận của doanh nghiệp, hộ kinh doanh chỉ được phép hoạt động trên địa bàn 01 quận, huyện, TP Thủ Đức; phải đảm bảo các biện pháp an toàn phòng, chống dịch và thực hiện xét nghiệm mẫu gộp 03 người, tần suất 02 ngày/1 lần; kinh phí xét nghiệm do doanh nghiệp, hộ kinh doanh tự chi trả.

Người lao động trực tiếp tại nơi làm việc phải được tiêm ngừa ít nhất 01 mũi vacxin phòng, chống COVID-19 và thực hiện xét nghiệm với tần suất 05 ngày/1 lần theo mẫu đơn hoặc mẫu gộp 03 người; kinh phí xét nghiệm do doanh nghiệp, hộ kinh doanh tự chi trả.

Các doanh nghiệp, hộ kinh doanh phải đăng ký với UBND quận, huyện, TP Thủ Đức, phường, xã, thị trấn để được cấp Giấy đi đường.

Công trình xây dựng, giao thông được phép thi công

Các công trình xây dựng, giao thông được phép tổ chức thi công công trình trên cơ sở tuân thủ theo Bộ tiêu chí an toàn được UBND TP ban hành. TP giao các Sở, ngành, UBND quận, huyện, TP Thủ Đức tùy theo tình hình an toàn phòng chống dịch tại địa bàn, đề xuất danh mục các công trình cụ thể; giao Sở Xây dựng chủ trì tham mưu, đề xuất UBND TP xem xét, quyết định .

Đối với các sinh hoạt thể dục thể thao tại các công viên thuộc khu dân cư, chung cư thuộc các “vùng xanh”, giao Chủ tịch UBND quận, huyện, TP Thủ Đức chỉ đạo Chủ tịch UBND phường, xã, thị trấn xem xét quyết định, cho phép hoạt động trở lại nếu đảm bảo các quy định an toàn phòng, chống dịch và phải tuân thủ nguyên tắc 5K.