Khi nào cần lập đánh giá tác động môi trường năm 2024

Theo Nghị định số 18/2015/NĐ-CP, Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT, đối với công trình bệnh viện đa khoa có quy mô trên 500 giường thì Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan duyệt báo cáo ĐTM, nhưng với công trình nâng cấp, cải tạo này có quy định nào hướng dẫn không?

Ông Lâm cũng muốn biết, việc lập, thẩm định và phê duyệt báo cáo ĐTM trong giai đoạn đề xuất chủ trương đầu tư có hướng dẫn cụ thể không?

Bộ Tài nguyên và Môi trường trả lời vấn đề này như sau:

Theo quy định tại số thứ tự 112 Phụ lục II Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường “Dự án cải tạo, mở rộng, nâng cấp, nâng công suất có quy mô, công suất tới mức tương đương với dự án thứ tự từ 1 đến 110 của Phụ lục này” thuộc đối tượng phải lập báo cáo ĐTM".

Do vậy, dự án cải tạo, nâng cấp bệnh viện quy mô 600 giường thuộc đối tượng lập báo cáo ĐTM trình Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định và phê duyệt.

Dự án nêu trên đang trong giai đoạn đề xuất chủ trương đầu tư (nghiên cứu tiền khả thi). Tuy nhiên, hiện tại đang có sự bất cập trong quy định về ĐTM đối với các dự án phải quyết định chủ trương đầu tư và phải xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư giữa Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 và Luật Đầu tư năm 2014, cụ thể:

Điểm a, Khoản 2, Điều 25 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 quy định, quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM là căn cứ để quyết định chủ trương đầu tư. Điểm c, Khoản 1, Điều 33; Điểm c, Khoản 1, Điều 34 và Điểm c, Khoản 1, Điều 35 Luật Đầu tư năm 2014 chỉ quy định đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án, đánh giá sơ bộ tác động môi trường, các giải pháp bảo vệ môi trường là căn cứ để quyết định chủ trương đầu tư.

Điểm đ, Khoản 2, Điều 25 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 quy định, quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM là căn cứ để cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Điểm a, Khoản 2, Điều 37 Luật Đầu tư năm 2014 chỉ quy định nhà đầu tư nộp hồ sơ theo quy định tại Khoản 1, Điều 33 Luật này (chỉ cần đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế -xã hội của dự án) là căn cứ để cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Xuất phát từ những bất cập nêu trên, Chính phủ đã có Tờ trình tóm tắt số 364/TTr-CP ngày 29/9/2016 trình Quốc hội về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật liên quan đến đầu tư, kinh doanh; trong đó có đề xuất sửa đổi, bổ sung nội dung quy định về ĐTM sơ bộ đối với các dự án phải quyết định chủ trương đầu tư, cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay, Quốc hội chưa phê duyệt chủ trương sửa đổi.

Gần đây Tổng cục Môi trường được Lãnh đạo Bộ giao trả lời rất nhiều văn bản giải đáp thắc mắc của các Bộ, ngành, địa phương về bất cập nêu trên, Tổng cục Môi trường đã tham mưu trình Bộ ký các văn bản trả lời theo hướng: Bộ Tài nguyên và Môi trường không có thẩm quyền để giải quyết bất cập giữa các Luật, không có căn cứ pháp lý để hướng dẫn làm ĐTM sơ bộ vì Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 không có điều khoản nào quy định về ĐTM sơ bộ.

Trong khi chưa có các văn bản thay thế, sửa đổi, đề nghị thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành, đồng thời tham khảo các quy định áp dụng văn bản quy phạm pháp luật tại Điều 156 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, cụ thể như sau:

Luật Đầu tư năm 2014 được ban hành sau Luật Bảo vệ môi trường năm 2014, do vậy áp dụng quy định tại Khoản 3, Điều 156 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, trong bước xin quyết định chủ trương đầu tư (nghiên cứu tiền khả thi dự án), chủ dự án chỉ đánh giá sơ bộ tác động môi trường theo quy định của Luật Đầu tư đối với các dự án phải quyết định chủ trương đầu tư.

Đối với các dự án phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Chủ dự án thực hiện theo quy định tại Điểm a, Khoản 2, Điều 37 và Điểm c, Khoản 1, Điều 33 Luật Đầu tư năm 2014.

Việc lập, thẩm định và phê duyệt báo cáo ĐTM thực hiện sau khi quyết định chủ trương đầu tư (trong bước nghiên cứu khả thi dự án) và sau khi cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Lập đánh giá tác động môi trường chắc hẳn cũng không còn quá xa lạ gì đối với nhiều dự án đầu tư sản xuất – kinh doanh. ĐTM vẫn là công cụ dùng để xác định các tác động của môi trường, xã hội, kinh tế của dự án trước khi ra quyết định. Nó nhằm mục đích dự đoán các tác động môi trường ở giai đoạn đầu trong quá trình lập kế hoạch, thiết kế dự án và phương pháp giảm thiểu tác động bất lợi.

Công ty tư vấn môi trường Hợp Nhất sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu chi tiết về vấn đề này!

Đối với môi trường

ĐTM giữ vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng sống của toàn xã hội và cân bằng hệ sinh thái, ngăn chặn sự mất của đa dạng sinh học bị tác động từ các dự án xây dựng.

Đánh giá tác động môi trường đang trở thành công cụ môi trường được toàn thế giới sử dụng nhằm cung cấp những thông tin cần thiết để lên kế hoạch phát triển kinh tế bền vững hơn với môi trường. Vì sao ĐTM vừa là công cụ lập kế hoạch vừa là công cụ ra quyết định?

  • ĐTM trình bày hàng loạt phương pháp luận, kỹ thuật, dự đoán và đánh giá tác động môi trường tiềm ẩn theo từng chu kỳ phát triển của dự án.
  • ĐTM cung cấp một cách chính xác nhiều thông tin nhằm thúc đẩy việc ra quyết định quy hoạch phù hợp với chính sách và gắn liền với các hành động đảm bảo tính bền vững hơn.

Đối với doanh nghiệp

Nhiều người lo ngại đến việc lập ĐTM vì tính pháp lý, thủ tục rườm rà và tốn chi phí. Thế nhưng xét về mặt lợi ích thì đánh giá tác động môi trường lại có nhiều ưu điểm nổi trội hơn.

Lập đánh giá tác động môi trường

Đầu tiên, nó là một quy trình linh hoạt và sử dụng nhiều biện pháp, kỹ thuật đánh giá đáng tin cậy. Thứ hai, ĐTM dần trở thành một quá trình chứ không còn là một tài liệu bắt buộc. Thứ ba, ĐTM ngày càng phổ biến và không thể thiếu trong đời sống cộng đồng, là một phần của các nghiên cứu kỹ thuật.

Chẳng hạn ở những khu vực, tài nguyên thiên nhiên không được sử dụng bền vững sẽ kéo theo hàng loạt vấn đề về môi trường, uy hiếp đến cuộc sống và sức khỏe con người. Nhờ ĐTM mà các vấn đề tiêu cực dần được hạn chế, giảm thiểu và xử lý một cách triệt để hơn.

Mục đích của lập đánh giá tác động môi trường

Bản chất của ĐTM

  • Bản chất của ĐTM vẫn là thủ tục đảm bảo hạn chế đến mức thấp nhất các tác động xấu.
  • Tác động môi trường chỉ thuật ngữ về sự biến đổi của môi trường gây ra bởi các hoạt động của con người. Môi trường bao gồm một tập hợp phức tạp liên quan đến các yếu tố xã hội, văn hóa, thẩm mỹ hướng đến các cá nhân, tổ chức và cộng đồng.
  • Thủ tục thực hiện ĐTM nhằm mục đích đánh giá, xác định mối quan hệ giữa môi trường và dự án để đưa ra các đánh giá chính xác về tính bền vững của môi trường.

Tầm quan trọng của việc lập đánh giá tác động môi trường

  • ĐTM gắn với môi trường phát triển kinh tế bền vững và an toàn.
  • ĐTM cung cấp giải pháp hiệu quả về chi phí hoặc loại bỏ những tác động tiêu cực.
  • ĐTM cho phép chủ đầu tư ra quyết định các hoạt động phát triển mà không cần lo ngại đến môi trường.
  • ĐTM khuyến khích chiến lược điều chỉnh, giảm thiểu kế hoạch phát triển tác động không tốt đến môi trường.
  • ĐTM cho phép dự án phát triển trong giới hạn và khả năng tái tạo của hệ sinh thái.

Nâng cao vai trò của ĐTM

  • Đảm bảo tất cả các dự án gây ô nhiễm môi trường bắt buộc phải thực hiện đầy đủ quy trình lập đtm. Đặc biệt những dự án dễ làm thay đổi hệ sinh thái tự nhiên.
  • Không được cấp phép đối với dự án phát triển công nghiệp nằm gần khu vực nhạy cảm.
  • Tổ chức lấy ý kiến cộng đồng dân cư, chuyên gia và hội đồng thẩm định một cách công khai, minh bạch và rõ ràng để tránh các mẫu thuẫn, xung đột trong giai đoạn dự án đi vào vận hành.
  • Tăng cường và nâng cao chất lượng báo cáo ĐTM gắn với từng quá trình phát triển dự án liên quan đến môi trường. Thu thập và cập nhật chính xác, đầy đủ các thông tin đáng tin cậy.
  • Các chuyên gia cho ý kiến phải có đủ kinh nghiệm, chuyên môn và hiểu rõ các vấn đề pháp lý liên quan.

Nếu bạn đang có kế hoạch xây dựng dự án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và cần tìm đơn vị tư vấn lập báo cáo ĐTM thì hãy liên hệ với Hợp Nhất theo Hotline 0938.857.768. Chúng tôi sẽ hỗ trợ dịch vụ một cách tốt nhất, chất lượng và đầy đủ nhất.

Đánh giá tác động môi trường làm khi nào?

Mục Lục. Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) là việc làm trước khi tiến hành xây dựng một dự án và phải được phê duyệt bởi cơ quan thẩm quyền.

Làm ĐTM khi nào?

Và việc lập ĐTM phải được thực hiện trước khi xây dựng hệ thống xử lý nước thải. Đây là điều bắt buộc. Vì các thông số làm căn cứ để thiết kế hệ thống xử lý nước thải sẽ nằm trong ĐTM của bạn.

Tại sao phải thực hiện ĐTM?

ĐTM vẫn là công cụ dùng để xác định các tác động của môi trường, xã hội, kinh tế của dự án trước khi ra quyết định. Nó nhằm mục đích dự đoán các tác động môi trường ở giai đoạn đầu trong quá trình lập kế hoạch, thiết kế dự án và phương pháp giảm thiểu tác động bất lợi.

Thế nào là đánh giá tác động?

Đánh giá tác động môi trường là quá trình phân tích, đánh giá, nhận dạng, dự báo tác động đến môi trường của dự án đầu tư và đưa ra biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường. Như vậy có thể hiểu ĐTM là quá trình phân tích, đánh giá, dự báo mọi sự ảnh hưởng đến môi trường từ các các dự án đầu tư.

Chủ đề