Khám nhiệt lưỡi ở đâu

Lở miệng là bệnh lý răng miệng do virus herpes gây ra hoặc do nhiễm khuẩn, ăn uống không hợp lý. Các vết lở loét miệng gây đau rát, khó khăn khi ăn nhai và giao tiếp, thậm chí tái phát nhiều lần khiến người bệnh khó chịu. Để có thể chuẩn đoán chính xác bệnh lở miệng và có biện pháp điều trị phù hợp, bạn nên tìm tới các cơ sở uy tín với đội ngũ bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm. 

Dưới đây là danh sách các địa chỉ khám nhiệt miệng uy tín, bạn có thể tham khảo và lựa chọn khi cần thiết: 

Địa chỉ khám nhiệt miệng uy tín tại TP.HCM

1. Bệnh viện Da liễu TP.HCM

Địa chỉ: 2 Nguyễn Thông, Phường 6, Quận 3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 8131.

2. Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM

Địa chỉ: 764 Đường Võ Văn Kiệt, Phường 1, Quận 5. TP.HCM.
Điện thoại: (028) 3923 5804. 

3. Khoa Bệnh Nhiệt đới - Bệnh viện Nhân Dân 115

Địa chỉ: 527 Sư Vạn Hạnh, Phường 12, Quận 10, TP.HCM.
Điện thoại: (028) 3865 4249. 

4. Khoa Bệnh Nhiệt đới - Bệnh viện Chợ Rẫy

Địa chỉ: 201B Nguyễn Chí Thanh, Phường 12, Quận 5, TP.HCM.
Điện thoại: (028) 3855 4137.

5. Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM

Địa chỉ: 215 Hồng Bàng, Phường 11, Quận 5, TP.HCM.
Điện thoại: (028) 3855 4269.

Địa chỉ khám nhiệt miệng uy tín tại Hà Nội

1. Bệnh viện Da liễu Trung ương

Địa chỉ: 15A Phương Mai, Quận Đống Đa, Hà Nội.
Điện thoại: (024) 3222 2944.

2. Bệnh viện Nhiệt đới Trung Ương - Bệnh viện Bạch Mai

Địa chỉ: 78 Giải Phóng, Phường Phương Đình, Quận Đống Đa, Hà Nội.
Điện thoại: (024) 3576 3491.

3. Bệnh viện Y Hà Nội

Địa chỉ: 1 Tôn Thất Tùng, Phường Kim Liên, Quận Đống Đa, Hà Nội. 

Điện thoại: (024) 3574 7788.

Viêm loét miệng là những tổn thương loét nông nhỏ trên bề mặt niêm mạc trong khoang miệng, lưỡi, lợi. Các vết loét này không nguy hiểm nhưng gây đau, đặc biệt khi ăn uống hoặc khi nói chuyện, nuốt nước bọt… Thống kê cũng cho thấy khoảng 30% bệnh nhân thường bị viêm loét miệng tái diễn nhiều lần và có tính chất gia đình.

Nguyên nhân do đâu?

Cho đến nay, vẫn còn nhiều ý kiến chưa thống nhất về nguyên nhân gây viêm loét miệng. Nhiều ý kiến cho rằng có một số yếu tố có thể là nguyên nhân khởi phát của bệnh như các tổn thương nhỏ ở khoang miệng do bàn chải răng quá to, quá cứng, do vô tình cắn phải niêm mạc miệng, lưỡi…; Viêm loét miệng cũng có thể do gia vị hoặc thức ăn có tính acide, do nhạy cảm với một số loại thức ăn như chocolate, cà phê, dâu, trứng, pho mát, dứa…; một chế độ ăn thiếu vitamin B12, kẽm, folate, sắt thường hay gây tổn thương da và niêm mạc trong đó có niêm mạc miệng. Các nguyên nhân viêm loét miệng do dị ứng với vi khuẩn cư trú trong khoang miệng, viêm loét miệng do vi khuẩn helicobacter pylori, loét miệng do thay đổi nội tiết trong chu kỳ kinh nguyệt và viêm loét miệng do căng thẳng về mặt tâm lý (stress).

Một số bệnh cũng có thể gây viêm loét miệng trong đó hay gặp các bệnh như: viêm loét của ruột non, bệnh viêm loét đại - trực tràng như bệnh Crohn; bệnh viêm toàn thân (bệnh Behcet); bệnh nhân có tình trạng suy giảm miễn dịch (HIV/AIDS)…

Viêm loét miệng có dấu hiệu bất thường và không lành sau 2 tuần cần đi khám tại cơ sở y tế.

Khi nào cần khám?

Nhìn chung, các vết loét xuất hiện và tự khỏi trong vòng khoảng 1 tuần mà không cần một phương pháp điều trị đặc biệt nào. Bệnh nhân nên đến ngay bác sĩ chuyên khoa khám nếu xuất hiện các dấu hiệu: Vết loét không lành sau 2 tuần. Tổn thương xơ cứng, chồi dạng bông cải trong miệng. Mảng trắng/đỏ/đen trong miệng, ổ nhổ răng không lành. Trở ngại chức năng: khó nhai, khó nói, tăng tiết nước bọt, nhất là những người nghiện thuốc lá, thuốc lào cần khám định kỳ vì hút thuốc lá liên quan đến nhiều bệnh ung thư và các bệnh lý răng miệng. Theo các thống kê cho thấy, những người hút thuốc lá trên 25 điếu/ngày có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 20 lần những người không hút; những người uống trên 100ml rượu/ngày, nguy cơ ung thư miệng lưỡi cũng cao hơn 5 lần so với những người không uống. Có lẽ chính bởi lối sống gắn liền với rượu và thuốc lá của giới trẻ mà tỷ lệ người mắc bệnh này ngày càng trẻ hóa và gặp ở nam nhiều hơn nữ.

Về điều trị?

Nói chung, viêm loét miệng thường tự khỏi sau 1-2 tuần mà không để lại một di chứng nào. Khi mắc bệnh cần giữ vệ sinh răng miệng, chải răng thường xuyên, súc miệng nước muối ấm hàng ngày… giúp cho bệnh nhanh khỏi và hạn chế tái phát.

Tùy từng bệnh cảnh mà có điều trị thích hợp trong đó có thể được chỉ định một số biện pháp để giảm viêm nhiễm phù nề tại ổ loét. Nếu ổ loét gây đau nhiều, cho bệnh nhân uống thêm giảm đau theo chỉ định của bác sĩ. Uống bổ sung vitamin C, vitamin PP để tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Bệnh nhân nên ăn lỏng, tránh các chất kích thích như ớt, hạt tiêu… gây đau ổ loét. Trong một số trường hợp, các thuốc làm khô, se ổ loét như nitrate bạc cũng có thể được sử dụng để giúp giảm đau và mau lành vết loét.

Dự phòng viêm loét miệng

Do cơ chế gây tổn thương chưa rõ nên việc dự phòng viêm loét miệng chủ yếu dựa vào việc loại bỏ các yếu tố nguy cơ như không ăn quá nhiều thức ăn gây kích thích khoang miệng (ớt, hạt tiêu, giấm…). Việc cung cấp một chế độ ăn đầy đủ các loại vitamin (C, B1, B6, B12, PP…) và các yếu tố vi lượng như kẽm, đồng… cũng rất quan trọng vì đây là các yếu tố không thể thiếu đảm bảo cho da và niêm mạc khỏe mạnh, không bị tổn thương; Cần bỏ hút thuốc lá, nghiên cứu cho thấy, việc hút thuốc lá không chỉ gây nguy hại cho sức khỏe của bạn mà còn là tác nhân gây hầu hết các trường hợp ung thư miệng; Hằng ngày, cần chăm sóc và giữ gìn vệ sinh răng miệng: Hãy bảo đảm rằng luôn đánh răng và dùng chỉ nha khoa để xỉa răng thường xuyên sau mỗi bữa ăn. Tình trạng vệ sinh răng miệng kém có thể làm giảm khả năng miễn dịch của cơ thể dễ bị viêm nhiễm miệng; Cần kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ ít nhất 2 lần mỗi năm. Tập thể dục thường xuyên: Hoạt động thể chất và tập thể dục thường xuyên không chỉ giúp bạn khỏe mạnh mà còn giúp tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ cơ thể chống lại viêm nhiễm và các thể ung thư.


BS. Huy Thành

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Lê Thiện Quang - Bác sĩ Nội ung bướu -Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng

Nhiều người thường nhầm lẫn bị loét ở lưỡi chỉ là dấu hiệu của bệnh nhiệt miệng thông thường. Tuy nhiên, loét lưỡi kéo dài rất có thể là triệu chứng của các bệnh lý nghiêm trọng. Vài năm gần đây, tỷ lệ người mắc bệnh ung thư lưỡi ngày một tăng cao - và loét lưỡi là một trong những dấu hiệu nhận biết căn bệnh này.

Có đến 20% dân số trên thế giới thường mắc phải triệu chứng nhiệt miệng. Nhiệt miệng được đánh giá là loại bệnh nhẹ, lành tính. Bệnh có thể được điều trị nhanh chóng bằng một số loại thuốc đặc trị, cải thiện chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý.

Dấu hiệu của bệnh nhiệt miệng là mụn nước xuất hiện ở lưỡi, môi, lợi hay má trong. Khi bị tác động mạnh, mụn nước bị vỡ, hình thành vết lở loét. Hình dáng của vết lở loét thường có hình tròn hay bầu dục, đáy màu trắng nhạt hoặc vàng nhạt, viền xung quanh màu đỏ tươi.

Dấu hiệu của bệnh nhiệt miệng là mụn nước xuất hiện ở lưỡi, môi, lợi hay má trong

Vết loét của nhiệt miệng gây khó chịu, đau đớn và khó khăn cho người bệnh khi ăn uống, sinh hoạt. Cơ chế tự phục hồi của chúng ta sẽ nhanh chóng chữa vết loét, tái tạo và làm lành tổn thương.

Tuy nhiên nếu loét ở lưỡi kéo dài cũng có thể là một trong những dấu hiệu sớm của bệnh ung thư lưỡi. Đây là một căn bệnh tương đối phức tạp và nghiêm trọng. Theo thống kê, ung thư khoang miệng chiếm khoảng 10 – 12% trong tổng số các bệnh ung thư. Ung thư lưỡi chiếm 52% trong tổng số các bệnh ung thư khoang miệng.

Ung thư lưỡi có thể điều trị dứt điểm nếu phát hiện sớm. Tuy nhiên, trường hợp phát hiện ở giai đoạn muộn nhất, tỉ lệ sống từ 5 năm chỉ khoảng 8%. Số liệu này cho thấy mức độ nguy hiểm của chứng bệnh này.

Ở giai đoạn ban đầu, chúng ta thường khó phát hiện bệnh ung thư lưỡi. Hầu hết các dấu hiệu của bệnh đều dễ bị nhầm lẫn với bệnh nhiệt miệng. Do đó, người bệnh thường tìm đến bác sĩ khi bệnh bắt đầu chuyển qua giai đoạn nặng hơn.

Thế nhưng, nếu được phổ cập kiến thức, người bệnh có thể phân biệt được triệu chứng nhiệt miệng và triệu chứng ung thư lưỡi dễ dàng hơn.

2.1. Triệu chứng ung thư lưỡi trong giai đoạn sơ phát

Dấu hiệu của ung thư lưỡi giai đoạn đầu tương đối giống với nhiệt miệng

Trong giai đoạn đầu, dấu hiệu của ung thư lưỡi tương đối giống với nhiệt miệng. Khoang miệng, đặc biệt là bộ phận lưỡi xuất hiện dấu hiệu lở loét kéo dài nhưng không mang cảm giác đau.

Người bệnh hay có cảm giác bộ phận lưỡi bị dị vật cắm vào gây khó chịu. Ở một số người còn có triệu chứng bị nổi hạch ở hàm dưới hoặc vùng cằm.

2.2 Triệu chứng ung thư lưỡi trong giai đoạn toàn phát

Sau giai đoạn sơ phát, người bệnh sẽ cảm nhận được sự bất thường rõ ràng hơn ở vùng lưỡi. Những cơn đau bắt đầu kéo dài khi nhai, nói, đặc biệt khi tiêu thụ thức ăn cay, nóng. Hiện tượng loét kéo dài tạo ra tổn thương hoại tử, khiến hơi thở có mùi hôi thối và nước bọt lẫn máu.

Lúc này, vết loét ở lưỡi không còn xuất hiện đơn lẻ. Chúng phát triển thành các ổ loét có kích thước to, tổn thương nặng. Ổ loét hình thành mủ máu, hình dạng nham nhở, dễ bị chảy máu khi có va chạm nhẹ. Đôi khi, người bệnh còn gặp tình trạng khít hàm, gây khó nói và nuốt.

Loét lưỡi kéo dài phát triển thành ổ loét có kích thước to

Ung thư lưỡi phát triển đến giai đoạn cuối ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, tính mạng người bệnh. Người bệnh trong giai đoạn này sụt cân rõ rệt vì đau đớn và không thể tiếp nhận nhiều thức ăn được đưa vào bằng đường miệng.

Tổn thương dạng u bắt đầu trồi lên bề mặt lưỡi thành những mảng cứng. Lúc này bộ phận lưỡi bị cứng, khó hoạt động. Hiện tượng đau và chảy máu xuất hiện liên tục.

Ung thư lưỡi có thể được điều trị bằng phương pháp hóa trị, xạ trị. Trường hợp khối u phát triển nhanh và nhiều, người bệnh phải tiến hành phẫu thuật bỏ một phần lưỡi để bảo vệ tính mạng. Do đó, khi khoang miệng xuất hiện các dấu hiệu bất thường, điển hình như bị loét lưỡi nhưng không thấy đau và kéo dài, cần đến nhanh các đơn vị bệnh viện để thăm khám.

Hiện nay tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec có các dịch vụ Khám sức khỏe tổng quátSàng lọc ung thư, giúp bạn có thể nhanh chóng phát hiện mọi vấn đề sức khỏe để nhanh chóng điều trị và ngăn chặn những biến chứng xấu xảy ra.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ đề