Khai giam bhxh bị báo lỗi phần huyên khi sinh năm 2024

Căn cứ Khoản 1 Điều 98 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản với cơ quan bảo hiểm xã hội khi có thay đổi thông tin tham gia bảo hiểm xã hội.

Bên cạnh đó, theo quy định tại Quyết định 896/QĐ-BHXH năm 2021 thì doanh nghiệp thực hiện báo tăng, báo giảm, điều chỉnh đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN trong các trường hợp sau:

- Tăng mới lao động;

- Báo giảm lao động đối với các trường hợp người lao động chuyển đi; nghỉ việc, chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc;

- Báo giảm do nghỉ hưởng chế độ BHXH (hưu trí, bảo lưu, ốm đau, thai sản);

- Báo giảm do nghỉ không lương, tạm hoãn hợp đồng lao động, ngừng việc không hưởng lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng;

- Điều chỉnh đóng BHXH (người lao động thay đổi tiền lương đóng BHXH).

Như vậy, căn cứ các quy định nêu trên thì doanh nghiệp phải thực hiện báo giảm lao động, BHXH trong các trường hợp sau đây:

(1) Báo giảm khi người lao động chuyển đi; nghỉ việc, chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc.

(2) Báo giảm khi người lao động nghỉ hưởng chế độ BHXH (hưu trí, bảo lưu, ốm đau, thai sản).

(3) Báo giảm khi người lao động nghỉ không lương, tạm hoãn hợp đồng lao động, ngừng việc không hưởng lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng.

Khi phát sinh giảm người tham gia BHYT thì doanh nghiệp phải kịp thời lập danh sách giảm gửi cơ quan BHXH. Trong trường hợp báo giảm chậm, doanh nghiệp phải đóng số tiền BHYT của các tháng báo giảm chậm và thẻ BHYT có giá trị sử dụng hết tháng đó.

Quy định báo giảm lao động, BHXH mới nhất (Hình từ internet)

Hồ sơ báo giảm lao động, BHXH cần những gì?

Căn cứ quy định tại Điều 23 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 thì doanh nghiệp báo giảm lao động, BHXH cần phải chuẩn bị 01 bộ hồ sơ báo giảm gồm các loại giấy tờ sau đây:

- Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK3-TS).

Mẫu TK3-TS

- Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN (Mẫu D02-TS).

Mẫu D02-TS

Thủ tục báo giảm lao động, BHXH

Căn cứ hướng dẫn tại Quyết định 896/QĐ-BHXH năm 2021 thì doanh nghiệp báo giảm lao động, BHXH thực hiện như sau:

** Bước 1. Nộp hồ sơ: Đơn vị sử dụng lao động lựa chọn nộp hồ sơ theo một trong các hình thức sau:

- Lập hồ sơ điện tử, ký số và gửi lên Cổng Dịch vụ công của BHXH Việt Nam hoặc qua tổ chức I-VAN hoặc qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia;

- Qua Bưu chính;

- Nộp trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ của cơ quan BHXH cấp tỉnh, cấp huyện hoặc tại Trung tâm Phục vụ HCC các cấp.

** Bước 2. Nhận kết quả giải quyết theo các hình thức đã đăng ký.

Thời hạn giải quyết hồ sơ báo giảm lao động, BHXH không quá 5 ngày.

Chậm báo giảm lao động, BHXH có bị phạt không?

Hiện hành, pháp luật không có quy định xử phạt hành chính đối với hành vi chậm báo giảm lao động, BHXH. Tuy nhiên, việc chậm báo giảm lao động, BHXH sẽ dẫn đến quyền lợi của người lao động bị ảnh hưởng, làm phát sinh trách nhiệm của đơn vị và cơ quan BHXH.

Cụ thể, theo quy định tại Điều 50 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 thì trường hợp doanh nghiệp lập danh sách báo giảm lao động, BHXH chậm, doanh nghiệp phải đóng số tiền BHYT của các tháng báo giảm chậm và thẻ BHYT có giá trị sử dụng đến hết các tháng đó.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Thời gian nghỉ dưỡng sức trong tháng dưới 14 ngày làm việc thì tháng đó công ty và người lao động vẫn phải đóng BHXH bắt buộc

Bà Kim Huyền (Quảng Ngãi) hỏi, đối với trường hợp nêu trên, công ty bà báo giảm không lương cho lao động nữ trong tháng 7/2021 thì có đúng không, hay tháng 7 vẫn để chế độ người lao động nghỉ thai sản? Nếu để chế độ nghỉ thai sản thì thời gian nghỉ thai sản là 7 tháng, như vậy có đúng quy định không? Công ty phải báo như thế nào để người lao động được hưởng chế độ dưỡng sức sau sinh?

Về vấn đề này, Bảo hiểm xã hội Việt Nam trả lời như sau:

Căn cứ quy định tại Khoản 1, Điều 34, Khoản 2, Điều 39, Khoản 3, Điều 85, Khoản 4, Điều 86 Luật BHXH năm 2014: Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 6 tháng.

Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm một tháng.

Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng được tính là thời gian đóng BHXH, người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng BHXH.

Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì người lao động và người sử dụng lao động không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.

Vì vậy, đối với người lao động (như nêu tại câu hỏi), nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ ngày 13/1/2021 đến hết ngày 12/7/2021 (6 tháng). Sau đó nghỉ dưỡng sức đến ngày 19/7/2021, từ ngày 20/7/2021 bắt đầu làm việc trở lại, đơn vị đã báo giảm (dừng) tham gia BHXH từ tháng 1/2021 (từ ngày 1/1/2021) đến ngày 30/6/2021 (đủ 6 tháng) thì từ tháng 7/2021, công ty đăng ký đóng BHXH (trở lại) đối với người lao động này là đúng quy định.

Thời gian nghỉ dưỡng sức (không hưởng tiền lương) trong tháng 7 dưới 14 ngày làm việc nên tháng 7 công ty và người lao động vẫn phải đóng BHXH bắt buộc.

Chủ đề