Kết quả thi đại học quốc gia 2023

Kết quả thi đại học quốc gia 2023
Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức thi đánh giá năng lực. (Ảnh: TTXVN)

Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội Nguyễn Hoàng Hải cho biết căn cứ vào tình hình thực tế của kỳ thi năm 2022, năm 2023, Trung tâm Khảo thí Đại học Quốc gia Hà Nội tiếp tục triển khai kỳ thi đánh giá năng lực (HSA), với khoảng 8 đợt thi, từ tháng Ba đến tháng Sáu, quy mô dự kiến từ 60.000-100.000 lượt thí sinh dự thi, tại 8 tỉnh, thành phố gồm Hà Nội, Thái Nguyên, Hải Phòng, Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An, Đà Nẵng và Hưng Yên.

Kỳ thi HSA hướng đến mục tiêu đánh giá kết quả học tập bậc Trung học Phổ thông phục vụ các mục đích đánh giá năng lực học sinh Trung học Phổ thông theo chuẩn đầu ra của chương trình giáo dục phổ thông mới; định hướng nghề nghiệp cho người học trên nền tảng năng lực cá nhân, kiểm tra kiến thức tự nhiên xã hội, tư duy của người học, kỹ năng, thái độ của người học.

Từ đó, các cơ sở giáo dục đại học trong và ngoài nước tham khảo phục vụ công tác tuyển sinh đại học, đào tạo nghề phù hợp; đánh giá chung về kết quả học tập bậc Trung học Phổ thông và phân tích, dự báo kết quả học tập bậc đại học của người học. Kết quả của kỳ thi HSA cũng nhằm xếp loại các trường Trung học Phổ thông, góp phần xây dựng, hoàn thiện chính sách quốc gia về giáo dục-đào tạo.

[Đại học Quốc gia Hà Nội tăng 186 bậc trong bảng xếp hạng Webometrics]

Cổng đăng ký dự thi tại địa chỉ: http://khaothi.vnu.edu.vn sẽ tiếp nhận thí sinh đăng ký từ tháng 2/2023. Đáng chú ý, Trung tâm Khảo thí Đại học Quốc gia Hà Nội dự kiến điều chỉnh số lượt đăng ký dự thi. Thí sinh đăng ký dự thi tối đa 2 lượt/năm và thời gian đăng ký dự thi giữa 2 đợt cách nhau tối thiểu 4-6 tuần (kể cả ngày lễ, ngày nghỉ, cuối tuần) tùy theo nguyện vọng của thí sinh.

Tại hội nghị tổng kết kỳ thi đánh giá năng lực (HSA) năm 2022 và kế hoạch triển khai năm 2023 do Trung tâm Khảo thí Đại học Quốc gia Hà Nội vừa tổ chức, Giáo sư-Tiến sỹ khoa học Nguyễn Đình Đức, Trưởng Ban Đào tạo, Đại học Quốc gia Hà Nội chia sẻ đến nay, Đại học Quốc gia Hà Nội đã bước đầu thành công ở kỳ thi HSA bởi bộ đề thi được chuẩn hóa quốc tế, đề thi khác về kiến thức cơ bản và chất lượng, tiệm cận quốc tế.

Điểm mới của bộ đề thi năm 2022 là chỉ tập trung một đầu điểm gồm có cả môn Ngữ Văn, môn Toán và Khoa học, bắt buộc thí sinh cần có tư duy và kiến thức tổng hợp mới đạt được điểm cao. Bài thi HSA của Đại học Quốc gia Hà Nội là bài thi duy nhất tại Việt Nam thực hiện đăng ký dự thi, làm bài thi, tra cứu điểm thi trên máy tính. Đây cũng là kỳ thi đầu tiên và duy nhất, thí sinh được chủ động lựa chọn địa điểm thi, ca thi.

Nhiều trường đại học đã đánh giá cao khâu tổ chức kỳ thi của Đại học Quốc gia Hà Nội, đặc biệt là công tác bảo mật, an ninh và chất lượng ngân hàng câu hỏi.

Nội dung bài thi tái cấu trúc lại theo hướng định hướng tư duy cá thể hóa, đánh giá tổng thể năng lực học sinh đồng đều, phân bổ kiến thức bài thi tốt, công tác đảm bảo chất lượng sử dụng tốt.

Năm 2022, hơn 60 trường đại học (trong và ngoài Đại học Quốc gia Hà Nội) đã dành 10-20% chỉ tiêu xét tuyển bằng kết quả thi HSA. Trong năm tới, các trường đại học tiếp tục đồng hành, phối hợp cùng Trung tâm Khảo thí để tổ chức các đợt thi, đồng thời sẽ tăng thêm chỉ tiêu tuyển sinh bằng phương thức sử dụng kết quả kỳ thi này./.

Bộ GD-ĐT sẽ chỉ đạo các trường ĐH loại bỏ các phương thức xét tuyển đại học không phù hợp, không hiệu quả, không đủ cơ sở khoa học, có thể gây vướng mắc cho thí sinh.

Bộ GD-ĐT vừa có báo cáo gửi Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội về một số nội dung chính trong công tác tuyển sinh đại học và tuyển sinh cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2022. 

Xem xét khuyến cáo không thực hiện việc xét tuyển sớm

Trong báo cáo này, Bộ GD-ĐT cho biết công tác tuyển sinh năm 2023 và các năm tiếp theo về cơ bản sẽ giữ ổn định như năm 2022, đồng thời tăng cường một số giải pháp về mặt kỹ thuật nhằm hỗ trợ tốt hơn cho công tác tuyển sinh của các cơ sở đào tạo và hỗ trợ tốt hơn cho các thí sinh trong quá tình xét tuyển.

Bộ GD-ĐT tiếp tục chỉ đạo và thực hiện nâng cấp và bổ sung thêm chức năng cần thiết khác của phần mềm, nâng cấp đường truyền hệ thống, tăng cường các giải pháp để kiểm tra các thông tin thí sinh nhập lên hệ thống nhằm giảm thiểu sai sót, nhầm lẫn có tính logic. Đồng thời, Bộ sẽ hướng dẫn các cơ sở đào tạo rà soát các phương thức xét tuyển hiệu quả, loại bỏ (không sử dụng) các phương thức không phù hợp, không hiệu quả, không đủ cơ sở khoa học, có thể gây nhiễu Hệ thống cũng như khó khăn, vướng mắc cho thí sinh. 

Kết quả thi đại học quốc gia 2023
Bộ GD-ĐT sẽ yêu cầu các trường bỏ phương thức xét tuyển không phù hợp.

Bên cạnh đó, Bộ GD-ĐT sẽ rà soát, cân nhắc để hoàn thiện quy trình tuyển sinh, trong đó có thể xem xét khuyến cáo các cơ sở đào tạo không thực hiện việc xét tuyển sớm như năm 2022, mà tất cả các phương thức xét tuyển được tổ chức cùng thời điểm với đợt xét tuyển căn cứ kết quả thi tốt nghiệp THPT – tuyển sinh đợt 1.

Giảm điểm ưu tiên đối với thí sinh có kết quả điểm xét tuyển cao

Cũng theo Bộ GD-ĐT, từ năm 2023, Bộ áp dụng chính sách giảm điểm ưu tiên đối tượng và khu vực đối với thí sinh có kết quả điểm xét tuyển cao (từ 22,5 điểm trở lên khi quy đổi theo thang điểm 10 và tổng điểm 3 môn) nhằm đảm bảo sự công bằng và khắc phục tình trạng có thí sinh đạt kết quả điểm xét tuyển là 30 điểm nhưng vẫn không trúng tuyển ĐH, CĐ.

Điều này xuất phát từ việc năm 2021, tỷ lệ thí sinh có điểm cao tăng lên; ở một số ngành/trường lấy điểm rất cao như công an, quân đội, y dược... thì tỷ lệ thí sinh ở khu vực không được ưu tiên trúng tuyển thấp; tỷ lệ thí sinh phải có điểm ưu tiên trúng tuyển cao dẫn đến dư luận cho rằng điểm ưu tiên trở lên thiếu công bằng. Trên cơ sở tiếp thu ý kiến và việc rà soát  điểm ưu tiên năm 2020, 2021  nhằm đảm bảo sự công bằng giữa các thí sinh được hưởng chính sách ưu tiên với các thí sinh không hưởng chính sách ưu tiên.

Theo đó, chính sách ưu tiên đối tượng, khu vực trong tuyển sinh năm 2023 sẽ giảm tuyến tính từ mức điểm gây mất công bằng đối với tổng 3 môn thi THPT để xét tuyển vào ĐH, CĐ theo quy định tại Khoản 4 Điều 8 Quy chế quy định. Cụ thể, điểm ưu tiên đối với thí sinh đạt tổng điểm từ 22,5 trở lên (khi quy đổi về điểm theo thang 10 và tổng điểm 3 môn tối đa là 30) được xác định theo công thức sau:

Điểm ưu tiên = [(30 – Tổng điểm đạt được)/7,5] × Mức điểm ưu tiên quy định tại khoản 1, 2 Điều 8 Quy chế.