Hút thuốc lá ảnh hưởng đến đạo đức con người

Cha hút thuốc nguy cơ cao sinh con bệnh tật

Về mặt sức khỏe: Thuốc lá là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh: Bệnh ung thư miệng, họng; phá hoại các mạch máu, gây đông máu, nhiễm độc máu và bệnh hoại tử. Nếu như hút thuốc lá trước tuổi 18, phổi sẽ không phát triển và bị co lại, dẫn tới những vấn đề về hít thở. Những người hút thuốc lá chịu rủi ro cao hơn người khác khi bị những khối u trong hệ tiêu hoá, vấn đề kinh niên về đường ruột và rất khó chữa trị. Hút thuốc làm giảm khả năng lưu thông máu trong cơ thể, tăng nhịp tim và làm suy giảm sức khoẻ.


Cha hút thuốc, con chịu hậu quả sức khỏe. Ảnh minh họa.

Chất phụ gia nicotin có trong thuốc lá sẽ làm cho ngón tay và răng bị vàng, hơi thở có mùi hôi và da nhanh có nếp nhăn. Phụ nữ có thai mà hút thuốc sẽ chịu rủi ro bị sảy thai, sinh con nhẹ cân, con bị ốm hoặc tử vong. Trẻ sơ sinh của những người cha hút thuốc trong những tháng trước và trong thời gian mang thai có rủi ro gấp đôi bị chứng hở hàm ếch, bệnh bạch cầu và nguy cơ bị ung thư não cao hơn tới 40% so với những trẻ em có cha không bao giờ hút thuốc. Khói thuốc còn đặc biệt nguy hiểm khi gây các bệnh cấp tính hoặc kinh niên làm ảnh hưởng sức khoẻ thể chất cũng như trí tuệ đối với những người không hút nhưng phải sống trong môi trường có khói thuốc lá.

Theo thống kê, tại Việt Nam, mỗi năm có 40 nghìn người tử vong do những nguyên nhân liên quan đến thuốc lá, cao gấp 3 lần số người chết do tai nạn giao thông. Một nghiên cứu còn chỉ ra rằng, thuốc lá là nguyên nhân gây tử vong cho 3 người trong tổng số 10 người chết vì bệnh tim và 9 trong số 10 người chết vì ung thư phổi.

Tàn phá môi trường sống

Về mặt kinh tế, người hút thuốc lá phải chi tiêu một khoản tiền khá lớn, làm ảnh hưởng đến thu nhập và chi tiêu của gia đình. Một khảo sát gần đây cho thấy, số tiền chi cho thuốc lá ở nước ta cao gấp 3,6 lần chi phí giáo dục, gấp 2,5 lần mức chi cho quần áo và gần gấp đôi mức chi cho khám chữa bệnh. Ngoài ra, chi phí để chăm sóc y tế cho chính bản thân người hút thuốc và cả những người hút thuốc thụ động trong gia đình là rất lớn. Trong khi đó, người bệnh không những dần mất đi khả năng lao động, mất đi một nguồn thu nhập cho gia đình, mà còn phải chi trả tiền chữa trị bệnh tật do thuốc lá gây ra.

Bên cạnh đó, rác do mẩu tàn và khói thuốc lá cũng ảnh hưởng xấu đến môi trường sống. Thuốc lá còn có nguy cơ gây ra những vụ hỏa hoạn lớn mà tiêu biểu là những vụ cháy rừng, tàn phá tài nguyên quốc gia.

Bảo vệ người trẻ trước sự tấn công của khói thuốc lá

Hiện nay có một bộ phận thanh thiếu niên sớm làm quen với thuốc lá. Ở lứa tuổi này, các em chịu tác động và ảnh hưởng không nhỏ của gia đình, môi trường sống xã hội và giáo dục của nhà trường nên dễ học theo, nhiễm các thói quen xấu như hút thuốc lá. Tập hút thì rất dễ nhưng để bỏ thuốc thì là cả một vấn đề khó khăn. Hơn nữa các em cũng không phải là tuổi biết suy nghĩ thấu đáo và hiểu về những hậu quả của khói thuốc lá gây ra. 

Các em đâu có biết rằng, với thể chất còn non nớt, đang phát triển của mình, thuốc lá có sức tàn phá mạnh mẽ. Bởi, thuốc lá có thể gây ung thư, ảnh hưởng tới toàn bộ hệ thần kinh, mạch máu, nội tiết, tim mạch, đột quỵ và rất nhiều loại bệnh khác. 

Như vậy, thuốc lá sẽ xâm chiếm và từng bước làm nguy hại nghiêm trọng đến sức khỏe cho chính các em và ngay cả những người xung quanh khi hằng ngày hít phải khói thuốc. Thuốc lá ngoài gây ô nhiễm môi trường sống, nó còn làm giảm chất lượng học tập và hiệu quả làm việc, bào mòn sự thông minh, sáng tạo của thế hệ trẻ và tất nhiên sẽ làm mất dần chất xám của dân tộc, lứa tuổi mà hiện nay chúng ta đang rất quan tâm đào tạo và bồi dưỡng để sau này phục vụ đất nước.

Nhiều thanh thiếu niên tin rằng hút thuốc lá điện tử ít độc hơn thuốc lào và thuốc lá điếu truyền thống. Một hội thảo do Bộ Y tế tổ chức cho thấy đang có những dấu hiệu thuốc lá kiểu mới tấn công giới trẻ. Tại Việt Nam, con số thống kê gần nhất có 1,1% người hút thuốc đã sử dụng thuốc lá điện tử, tỷ lệ sử dụng thường xuyên là 0,2% nhưng con số này tiếp tục gia tăng, kể cả ở nhóm 13-15 tuổi. 

Một loại thuốc lá điện tử dạng làm nóng, đang được coi là có nhiệt độ đốt nóng thấp hơn thuốc lá điếu và được cho rằng đây là lý do giảm được tác hại với người dùng. Bộ Công Thương và một số chuyên gia cho biết đây là sản phẩm mới, chưa rõ về tác hại lâu dài, về bản chất vẫn gây nghiện như thường, sẽ ảnh hưởng xấu tới thanh thiếu niên và làm gia tăng người hút thuốc lá.

Thuốc lá có nhiều tác hại như thế nhưng vẫn có rất nhiều người hút và rất ít người nghiện bỏ thuốc lá. Chất gây nghiện trong thuốc lá là nicotine, khi hít vào phổi chỉ cần 5 - 15 giây là chất này hấp thụ vào máu sẽ đến các điểm cảm thụ nicotine trong não gây tiết ra các chất kích thích làm người hút có cảm giác hưng phấn, trí óc có vẻ nhạy bén, trí tưởng tượng bay bổng hơn. 

Nhưng cảm giác này sẽ mất đi trong thời gian vài chục phút, người hút cảm thấy ủ rũ buồn bã, không muốn suy nghĩ, dễ bị kích thích, cáu giận. Muốn lấy lại cảm giác tươi tỉnh thì buộc phải hút thuốc tiếp. Lâu ngày thời gian tác dụng của chất nicotine trên não ngắn dần nên người hút phải tăng số lần hút thuốc lên. Đó là khi người hút đã nghiện thuốc lá.

Cảnh giác trước các chiêu trò quảng cáo thuốc lá

(BGĐT) - Trước nguy cơ nghiện chất nicotine và các tác hại đối với sức khỏe của việc sử dụng thuốc lá, ngăn chặn các chiến thuật quảng cáo có hệ thống của ngành công nghiệp thuốc lá nhằm vào giới trẻ, Tổ chức y tế thế giới (WHO) lựa chọn chủ đề Ngày thế giới không thuốc lá năm 2020 là "Bảo vệ giới trẻ khỏi ảnh hưởng của việc quảng cáo và sử dụng các sản phẩm thuốc lá".

Lợi ích tuyệt vời khi bỏ thuốc lá

(BGĐT) - Giảm độc hại tích tụ trong cơ thể: Theo nghiên cứu thì hút thuốc lá là cách đưa rất nhiều độc tố vào cơ thể, kể cả virút, vi khuẩn và các chất ngoại lai gây bệnh hiểm nghèo khác. Do đó, giảm chất độc trong cơ thể là một trong nhiều lợi ích của bỏ thuốc lá.

Tùng Lâm (tổng hợp)

(TG)- Nhiều nghiên cứu chỉ ra cho thấy cứ 10 người tử vong do hút thuốc lá thì có 1 người tử vong do hút thuốc lá thụ động (hít phải khói thuốc lá).Theo Ths, bác sỹ Nguyễn Tuấn Lâm - Đại diện của Tổ chức Y tế thế giới (WHO),trên thế giới, mỗi năm có khoảng 600.000 người tử vong do hút thuốc lá thụ động và 64% số ca tử vong do hút thuốc lá thụ động là nữ;tại Việt Nam,mỗi năm có khoảng 4.000 trường hợp tử vong do hút thuốc lá thụ động.

Hút thuốc lá có hại cho sức khoẻ. Hiện nay, tỷ lệ người hút thuốc lá đang có xu hướng tăng lên, đặc biệt ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng này, nhưng đa số là do sự hiểu biết một cách cụ thể về tác hại của khói thuốc lá còn hạn chế, kiến thức chưa đầy đủ. Điều đó xuất phát từ việc thiếu các biện pháp tuyên truyền giáo dục về thuốc lá và tác hại của thuốc lá đối với sức khoẻ con người.

Khói thuốc lá chứa tới hơn 7.000 chất phần lớn là chất độc hại, trong đó có 69 chất là tác nhân gây ung thư, đặc biệt nguy hiểm nhất là nicotin. Nicotin dưới dạng tinh khiết đó là một chất lỏng trong suốt, có mùi khó chịu và vị đắng, dễ tan trong nước và dễ dàng xâm nhập vào cơ thể qua đường miệng, hô hấp, thậm chí qua cả da. Trong khói thuốc lá có nhiều chất kích thích khối u, tuy nhiên người nghiện hút thuốc lá quá nhiều không bị chết ngay vì liều lượng cứ ngấm dần vào cơ thể.

Khi hút thuốc lá, hoặc sống chung với người hút thuốc, khói thuốc hít qua phổi ngấm vào máu, tích luỹ lâu ngày trở thành điều kiện và nguyên nhân gây nên các bệnh tim mạch, viêm nhiễm đường hô hấp gây tổn thương trong lòng mạch máu. Người hút thuốc lá dễ bị các bệnh như: rụng tóc, đục thủy tinh thể, da nhăn, giảm thính lực, sâu răng, ung thư da, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, loãng xương, bệnh tim mạch, vàng móng tay, ung thư cổ tử cung, tinh trùng biến dạng, bệnh vảy nến, viêm tắc mạch máu, ung thư phổi và các cơ quan khác như: mũi, miệng, lưỡi, tuyến nước bọt, họng, thanh quản, thực quản, thận, dương vật, tụy, v.v.. Ngoài ra hút thuốc lá còn làm giảm số lượng và chất lượng tinh trùng, dễ dẫn đến vô sinh ở nam giới; tăng nguy cơ ung thư tử cung, rối loạn kinh nguyệt, ung thư vú, đối với phụ nữ; dễ bị còi xương, trí tuệ chậm phát triển, suy dinh dưỡng đối với trẻ em.

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Việt Nam có hơn 15 triệu người hút thuốc lá, mỗi năm thuốc lá cướp đi sinh mạng của hơn 40.000 người và con số này có thể tăng lên 70.000 người vào những năm tới. Một nghiên cứu được tiến hành tại Bệnh viện K cho thấy những người hút thuốc trong vòng 6 tháng có khả năng bị ung thư phổi cao gấp 6,5 lần so với người không hút. Họ cũng tử vong sớm hơn người không hút đến 20 năm. Đặc biệt, những đứa trẻ trong gia đình có người hút thuốc có nguy cơ lên cơn hen hàng ngày tăng gấp 2 lần, số lần phải nhập viện để điều trị cơn hen cũng nhiều hơn so với những đứa trẻ mà các thành viên trong gia đình không hút thuốc.


Phân tích về tác hại của việc hít phải khói thuốc lá thụ động, Ths, bác sỹ Lam cho biết: trẻ nhỏ thường xuyên hít phải khói thuốc sẽ làm tăng tỷ lệ mắc các bệnh như hen suyễn, bệnh đường hô hấp dưới, viêm phế quản, viêm tai giữa; giảm sự phát triển chức năng phổi; tăng nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh,…Với người trưởng thành, nhất là phụ nữ mang thai, khói thuốc lá tác động tiêu cực vào các cơ quan sinh sản và làm tăng nguy cơ ung thư vú và đẻ non ở phụ nữ.Phụ nữ mang thai hít phải khói thuốc trong quá trình mang thai có thể gây biến đổi sự phát triển của bào thai, dễ sảy thai, đẻ non hoặc sinh con nhẹ cân,…

Những người hít khói thuốc thụ động cũng có nguy cơ mắc các bệnh giống như người hút thuốc như ung thư phổi, nhiễm trùng đường hô hấp, các bệnh về tim mạch. Nguy cơ mắc bệnh động mạch vành ở những người hút thuốc thụ động cao hơn 25-30% so với những người không hít phải khói thuốc. Ngay cả khi không hút thuốc, songthường xuyên hít phải khói thuốc tại nhà và tại nơi làm việc, nơi cộng cộng cũng làvấn đề đáng lo ngại, bởi hút thuốc lá thụ động gây tác hại cho sức khỏe không kém người đang hút thuốc.

Cảnh báo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho thấy, khói tỏa ra từ đầu điếu thuốc đang cháy chứa nhiều chất độc cao gấp 21 lần so với khói thuốc thở ra. Lượng khói thuốc mà người hút thuốc thải ra không khí xung quanh gấp 5 lần lượng khói hít vào. Trong khi đó, người không hút thuốc nhưng làm việc thường xuyên trong môi trường có khói thuốc có thể hít vào lượng khói thuốc tương đương với hút 5 điều thuốc một ngày.

Vì vậy, WHO khuyến cáo những người hút thuốc lá từ bỏ thuốc lá, không hút thuốc lá trong nhà, tại các địa điểm cấm hút thuốc lá để không gây hại tới sức khỏe những người khác./.

PA (tổng hợp)

Video liên quan

Chủ đề