Hướng dẫn tẩy tế bào chết môi

SKĐS - Tế bào chết trên môi sẽ làm cho môi bị thâm và xỉn màu. Tẩy da chết cho môi có thể thực hiện đơn giản ngay tại nhà chỉ với những nguyên liệu có sẵn trong bếp.

‏1. Tại sao cần phải tẩy da chết cho môi?‏

‏Cũng giống như các phần da khác trên cơ thể, các tế bào mới liên tục sản sinh thay thế lớp tế bào cũ.

NỘI DUNG

Tuy nhiên, lớp tế bào cũ sẽ không được loại bỏ hoàn toàn nên bạn cần tẩy tế bào chết cho môi 1-2 lần mỗi tuần. ‏

‏Tẩy da chết cho môi giúp loại bỏ các tế bào chết trên bề mặt môi, giúp đôi môi căng mọng, hồng hào và tươi tắn. Việc tẩy tế bào chết cho môi sẽ mang lại những lợi ích như:‏

  • ‏Giúp loại bỏ lớp da chết trên bề mặt môi, tạo cảm giác dễ chịu cho môi, tạo ra lớp da mới mềm mại và mịn màng hơn.‏
  • ‏Giúp đôi môi hồng hào, căng bóng, giảm tình trạng khô nứt.‏
  • ‏Để son lên màu đẹp hơn và giữ được lâu hơn.‏

‏Tẩy da chết cho môi giúp đôi môi căng mọng, hồng hào và tươi tắn. ‏

‏2. Một số cách tẩy tế bào chết cho môi tại nhà‏

‏Tẩy tế bào chết cho môi có thể thực hiện ngay tại nhà chỉ với những nguyên liệu có sẵn trong bếp.

Sau đây là 3 cách tẩy tế bào chết môi tại nhà:‏‏

‏2.1 Tẩy da chết với mật ong và đường‏

‏Đường là một chất tẩy tế bào chết cho môi tự nhiên. Khi trộn với mật ong, nó sẽ trở thành một hỗn hợp tẩy tế bào chết và dưỡng ẩm môi rất hiệu quả.‏

‏Nguyên liệu:‏

  • ‏1 thìa cà phê mật ong‏
  • ‏2 thìa cà phê đường‏

‏Cách thực hiện:‏

  • ‏Trộn 1 thìa cà phê mật ong với 2 thìa cà phê đường.‏
  • ‏Thoa hỗn hợp lên môi và để trong 5-10 phút.‏
  • ‏Thực hiện massage nhẹ nhàng theo vòng tròn để lấy đi hết lớp tế bào chết ở trên môi. Sau đó rửa sạch bằng nước ấm.‏

‏2.2 Tẩy tế bào chết cho môi bằng dầu dừa, mật ong, đường nâu‏

‏Dầu dừa có công dụng như một loại son dưỡng môi tự nhiên vô cùng tốt. Các axit béo trong dầu dừa giúp giữ ẩm và làm mềm môi. Khi kết hợp dầu dừa cùng mật ong và đường nâu, bạn có được hỗn hợp giúp làm sạch và loại bỏ tế bào chết.‏

‏Nguyên liệu:‏

  • ‏1 thìa dầu dừa tinh khiết‏
  • ‏2 thìa cà phê đường nâu‏
  • ‏1 thìa cà phê mật ong‏

‏Cách thực hiện:‏

  • ‏Trộn hỗn hợp dầu dừa và mật ong, sau đó cho 2 thìa cà phê đường nâu vào trộn đều.‏
  • ‏Thoa hỗn hợp lên môi và massage trong khoảng 5 phút.‏
  • ‏Rửa sạch lại với nước ấm.‏
  • ‏Thực hiện từ 1–2 lần mỗi tuần để đạt hiệu quả tốt nhất.‏

‏Hỗn hợp dầu dừa, mật ong, đường nâu giúp làm sạch và loại bỏ tế bào chết hiệu quả.‏

‏2.3 Tẩy da chết cho môi bằng vaseline‏

‏Vaseline giúp giảm nứt nẻ và bong tróc trên da. Ngoài ra, vaseline còn có thể hỗ trợ làm lành vết thương, làm mềm lớp sừng và tái tạo da rất tốt. Vì vậy, bạn có thể sử dụng vaseline cho bước tẩy tế bào chết ở môi.‏

‏‏‏‏Bạn có thể thoa trực tiếp vaseline lên môi để tẩy tế bào chết hoặc kết hợp vaseline với đường và muối hoặc đường và nha đam.‏

  • ‏Thoa trực tiếp vaseline lên môi, để khoảng 5-10 phút. Dùng bàn chải lông mềm chà nhẹ nhàng theo vòng tròn, rửa lại bằng nước sạch. Sau đó, thoa 1 lớp vaseline nữa để dưỡng ẩm cho môi.‏
  • ‏Kết hợp vaseline với đường và muối: Trộn vaseline với muối, đường và thoa lên môi, để trong 30 phút sẽ loại bỏ được phần da chết. Thực hiện 2 lần mỗi tuần.‏
  • ‏Kết hợp vaseline với đường và nha đam: Trộn hỗn hợp thịt nha đam cùng với vaseline và đường. Sau đó thoa hỗn hợp lên môi và massage nhẹ nhàng khoảng 1 phút.‏
  • ‏Rửa lại môi sạch với nước ấm.

‏Lưu ý, không nên lạm dụng tẩy da chết cho môi quá thường xuyên. Bạn chỉ nên thực hiện từ 1-2 lần/tuần. Tẩy tế bào chết cho môi quá đà sẽ dẫn đến việc môi bị khô và sần sùi. Nếu môi của bạn gặp tình trạng như vậy, hãy ngừng tẩy tế bào chết cho môi một vài tuần sau đó để môi tự hồi phục.

Tẩy tế bào chết cho môi là việc vô cùng cần thiết để sở hữu đôi môi hồng mềm mại xinh xắn. Trong bài viết ngày hôm nay The Face Shop sẽ giới thiệu đến bạn một vài bí kíp tẩy tế bào chết cho môi mà bạn có thể dễ dàng thực hiện ngay tại nhà.

Vì sao nên tẩy tế bào chết môi thường xuyên?

Đặc điểm của tế bào chết môi

Giống như các bộ phận khác trên cơ thể, tế bào chết của môi chính là những tế bào bị thay thế bởi tế bào mới và đẩy lên làm phần sừng ở lớp biểu bì, tạo thành lớp màng che phủ các lớp còn lại, lâu dần làm môi thâm xỉn màu, nứt nẻ và sần sùi da chết.

Thường xuyên tẩy tế bào chết cho môi để môi luôn hồng hào xinh xắn

Thế nhưng việc lấy đi lớp tế bào chết ở môi không đơn giản như ở các bộ phận khác trên cơ thể bởi lẽ lớp biểu bì ở môi mỏng hơn rất nhiều so với vùng da còn lại. Đồng thời sự thiếu hụt nang lông đóng vai trò bảo vệ sự hoàn thiện cơ thể và góp phần tạo "độ cứng" của da cũng khiến lớp bảo vệ môi trở nên yếu hơn.

Tác dụng của tẩy tế bào chết môi

Việc lớp da chết tồn tại quá dày trên môi sẽ gây ra kha khá những ảnh hưởng " khó ưa" về cả thẩm mỹ và sức khỏe. Tẩy tế bào chết sẽ đem đến những hiệu quả bất ngờ:

  • Tẩy tế bào chết giúp các nàng có một đôi môi hồng hào, mịn màng, mọng nước.
  • Giúp môi đủ ẩm, giảm thiểu tình trạng khô nứt và chảy máu môi khi thời tiết thay đổi.
  • Một đôi môi mềm mại không da chết là nền tảng tuyệt vời để sử dụng các loại son dù là son matte quyến rũ hay son glossy đáng yêu.

2 Cách lấy tế bào chết của môi tại nhà

Tẩy tế bào chết cho môi bằng nguyên liệu dễ tìm

Nếu ở nhà có sẵn nguyên liệu thì các nàng hoàn toàn có thể bắt tay làm cho mình một lọ tẩy tế bào chết "made by me" siu đỉnh nghen. Dưới đây là một số công thức ổn áp với nguyên liệu dễ tìm.

Mật ong và đường.

Trộn đều đường và mật ong với tỉ lệ 1:1. Sau đó thoa một lớp vừa đủ lên môi và matxa nhẹ nhàng từ 2-3 phút. Rửa lại bằng nước ấm và lau khô.

Các hạt đường sẽ lấy đi lớp tế bào chết trên môi đồng thời hàm lượng chất chống oxy hóa và vitamin C cao trong mật ong sẽ làm dịu và nuôi dưỡng làn môi hồng hào.

Đường và mật ong là nguyên liệu an toàn để tẩy tế bào chết cho môi

Bột cà phê và dầu dừa

Bạn hòa bột cà phê và dầu dừa thành một hỗn hợp sệt. Dùng bàn chải đánh răng sạch lông mềm chấm vào hỗn hợp sau đó chà nhẹ nhàng trên môi. Sau đó, rửa lại bằng nước ấm.

Tế bào chết ở môi được lấy đi một cách dễ dàng bằng các hạt bột cà phê khi dầu dừa đã làm mềm lớp da đó từ trước. Sau khi sử dụng sẽ đem đến một làn môi mềm mại, căng mọng.

Dùng bàn bàn chải lông mềm và Vaseline

Bạn thoa một lớp dày Vaseline lên môi, rồi dùng bàn chải lông mềm chà theo những hình vòng tròn. Sau đó, lau sạch với khăn ấm.

Vaseline sẽ làm mềm lớp sừng ở tầng biểu bì sau đó những sợi lông bàn chải sẽ dọn dẹp sạch lớp da chết đáng ghét. Lưu ý chọn loại bàn chải có lớp lông không quá cứng để làm tổn thương da môi.

Bạn nên chọn bàn chải có lông mềm để tẩy tế bào chết cho môi

Baking soda và chanh

Ngoài làm nguyên liệu nấu ăn, baking soda cũng rất an toàn cho việc tẩy tế bào chết cho môi. Cùng với chanh có hàm lượng axit tự nhiên và vitamin C cao, đây sẽ là công thức làm sạch giúp đôi môi luôn tươi tắn, mềm mại.

Cách làm rất đơn giản, bạn có thể thực hiện 2 lần một tuần:

  • Trộn đều 5 thìa baking soda và 1 quả chanh tươi thành hỗn hợp sệt
  • Rửa sạch mặt và thoa đều hỗn hợp lên môi, massage nhẹ nhàng lấy đi tế bào chết trên bề mặt

Bột yến mạch và sữa tươi

Bộ đôi bột yến mạch và sữa tươi không đường là sự kết hợp tuyệt vời cho bạn một đôi môi hồng hào. Bột yến mạch sẽ giúp bạn lấy đi những tế bào già cỗi, xỉn màu trên môi. Ngoài ra, sữa tươi còn có khả năng dưỡng ẩm sâu làm đôi môi căng mịn hơn.

Bạn hãy thoa đều hỗn hợp sệt từ bột yến mạch và sữa tươi lên môi rồi chà nhẹ trong khoảng từ 1-2 phút. Sau đó, rửa sạch môi bằng nước ấm và dưỡng ẩm bằng son dưỡng.

Sử dụng sản phẩm tẩy tế bào chết cho môi

Thế nhưng nếu nàng quá bận hoặc không thích lỉnh kỉnh đi tìm nguyên liệu rồi lại cân đong đo đếm để làm một lọ tẩy tế bào chết thì mình sẽ giới thiệu đến các bạn một sản phẩm tẩy da chết cho môi từ brand nổi tiếng.

Tẩy tế bào chết môi The Face Shop Lip Scrub Shea Butter

Với thành phần chiết xuất từ xoài, The Face Shop Lip Scrub Shea Butter giúp cung cấp độ ẩm sâu và bảo vệ da môi khỏi các tác động xấu của môi trường, thế nên đây chính là sản phẩm nổi bật dành riêng cho những đôi môi khô nẻ, thiếu sức sống. Shea Butter - Bơ cây hạt mỡ hay còn được gọi là " Món quà do thượng đế ban tặng" với khả năng cấp ẩm, bảo vệ và phục hồi da khỏi những tổn thương gây ra do các tác nhân như khói, bụi, hóa chất,... Ngoài ra, Walnut Shell Powder (bột vỏ hạt óc chó) kết hợp với bơ đậu mỡ và quả hạch sẽ nhẹ nhàng lấy đi lớp tế bào chết môi một cách an toàn và đặc biệt các dưỡng chất này sẽ cung cấp ẩm cho môi ngay tức thì, bạn không sợ khô môi sau khi sử dụng sản phẩm.

Ưu điểm của The Face Shop Lip Scrub Shea Butter chính là mùi hương ngọt ngào, dễ chịu. Sản phẩm không chứa cồn hay bất cứ thành phần nào dễ gây kích ứng. Đồng thời các hạt trong sản phẩm nhỏ, không gây trầy xước, tổn thương da môi. Vì thế nếu bạn cần tìm một sản phẩm tẩy tế bào chết cho môi chuyên dụng thì đây chính là một gợi ý khá lý tưởng dành cho bạn đó.

Một số lưu ý khi lấy tế bào chết cho môi

  • Chỉ tẩy tế bào chết 1-2 lần một tuần: Da môi vô cùng mỏng manh, nếu tẩy tế bào chết với tần suất quá thường xuyên sẽ gây mỏng thậm chí rách toác môi.
  • Không tẩy da chết khi môi đang bong tróc: Khi bong tróc tức là lúc này da môi đang ở trong tình trạng vô cùng yếu bất kỳ tác động nào lên da cũng sẽ khiến tổn thương thêm nghiêm trọng.
  • Uống nhiều nước và dưỡng ẩm cho môi thường xuyên: Các nàng nên uống nhiều nước và dưỡng ẩm đầy đủ để giảm thiểu sự bong tróc sau đó mới có thể tẩy tế bào chết.

Tẩy tế bào chết cho môi đúng cách bạn sẽ có đôi môi hồng tự nhiên

  • Làm ẩm môi trước khi lấy tế bào chết: Làm ẩm môi bằng nước ấm chính là tác động giúp làm mềm lớp sừng để việc tẩy tế bào chết diễn ra dễ dàng và dịu nhẹ hơn. Dưỡng ẩm cho môi sau khi tẩy tế bào chết: Ở môi không tồn tại các tuyến bã nhờn thế nên không có khả năng giữ ẩm thế nên sau khi lấy đi phần da chết ở phía trên ta phải dưỡng ẩm cho lớp biểu bì bên dưới để đảm bảo môi luôn đủ ẩm.

Trước khi tẩy tế bào chết môi nên làm gì?

Uống nhiều nước và dưỡng ẩm cho môi thường xuyên: Các nàng nên uống nhiều nước và dưỡng ẩm đầy đủ để giảm thiểu sự bong tróc sau đó mới có thể tẩy tế bào chết. Làm ẩm môi trước khi lấy tế bào chết: Làm ẩm môi bằng nước ấm chính là tác động giúp làm mềm lớp sừng để việc tẩy tế bào chết diễn ra dễ dàng và dịu nhẹ hơn.

Nên tẩy tế bào chết mồi bao nhiêu phút?

Bên cạnh đó, mỗi lần tẩy tế bào chết cho môi chỉ nên thực hiện trong khoảng 3 – 5 phút là đủ. Tránh tẩy quá lâu và quá nhiều lần trong tuần vì có thể làm mỏng da môi, khiến môi trở nên nhạy cảm.

Tẩy tế bào chết cho body bao nhiêu lần 1 tuần?

Theo chuyên gia da liễu, bạn chỉ nên tẩy tế bào chết cho body từ 1 đến 2 lần mỗi tuần. Không nên vượt quá 2 lần/tuần vì việc loại bỏ da chết quá nhiều sẽ gây hại cho da, làm khô da. Ngoài ra cần lưu ý chọn sản phẩm uy tín có thành phần không gây kích ứng da.

Tẩy tế bào chết cho môi xong nên làm gì?

– Phải thoa kem dưỡng ẩm môi ngay khi tẩy tế bào chết. Để ngăn ngừa tình trạng khô sần tái diễn, kích thích tái tạo lớp da mới. – Chỉ tẩy da chết khi môi đã được làm ẩm. Việc này tránh cho da môi bị kích ứng, đau rát khi tẩy.

Chủ đề