Hướng dẫn chống nóng mái bê tông

Chống nóng mái nhà bê tông là giải pháp điều hòa không khí, mang đến không gian sống mát mẻ, thoải mái cho mọi người. Vậy có những cách chống nóng mái nhà bê tông nào phổ biến nhất, đọc ngay bài viết sau để hiểu rõ hơn bạn nhé.

1. Những cách chống nóng mái nhà bê tông phổ biến

1.1. Lát gạch chống nóng

Đây là giải pháp sử dụng gạch chống nóng chuyên dụng dành cho sân thượng hay một số loại gạch khác phù hợp với thiết kế kiến trúc và sở thích của gia chủ. Có rất nhiều người yêu thích phương pháp này vì nó dễ thực hiện, vật liệu dễ tìm và cũng rất tiết kiệm chi phí.

Gạch lát xong sẽ tạo thành một lớp bảo vệ mái, tránh mưa nắng, gió bão tác động trực tiếp vào hệ thống mái bê tông. Đặc biệt, những loại gạch chuyên dụng chống nóng mái có thiết kế rỗng ở phần dưới. Nhờ đó mà khi ánh nắng chiếu vào lớp không khí tồn tại bên dưới khu vực rỗng sẽ giúp làm mát, điều hòa nhiệt độ. Đó là lý do vì sao sử dụng gạch chống nóng mái nhà bê tông lại hiệu quả.

1.2. Lợp mái phía trên

Để thực hiện phương pháp này gia chủ cần sử dụng tấm lợp trong, tôn hay ngói. Nó đem lại hiệu quả cao, bởi khi ánh nắng chiều xuống mái nhà sẽ không gặp trực tiếp sàn bê tông mà thay vào đó sẽ đụng hệ thống mái che trước. Vậy nên, ánh nắng không thể chiếu trực tiếp xuống mái bê tông được.

Bên cạnh đó, lớp không khí bên dưới mái che cũng giảm nhiệt độ truyền xuống mái bê tông. Vậy nên, nhiệt độ tại khu vực sàn bê tông khi đó không còn quá cao nữa. Ngôi nhà của bạn lúc này sẽ được điều hòa không khí, giảm sự bức bối.

1.3. Trồng cây trên mái

Trồng cây xanh trên mái giúp điều hòa và làm mát bầu không khí xung quanh nó. Theo đó, bạn có thể tạo thành một vườn cây ăn quả, trồng rau, hoa, cây cảnh,… ở trên sân thượng ngôi nhà. Lúc này, bạn không cần phải lo sợ chuyện nắng nóng oi ả nữa.

Cây trồng trên mái sẽ hấp thu ánh nắng mặt trời, thực hiện quá trình quang hợp để tạo oxi. Bên cạnh đó, trong quá trình chăm sóc cây cối bạn thường xuyên tưới nước cho nó. Vậy nên độ ẩm trên sân thượng là khá cao, sức ép về nhiệt cho ngôi nhà sẽ không còn nữa.

Song, để có được một khu vườn hoàn mỹ cho sân thượng cũng như phát huy hiệu quả chống nóng mái tôn bằng phương pháp này bạn cần lưu ý những vấn đề như sau:

- Thiết kế hệ thống tươi tiêu hoạt động ổn định trên khu vực sân thượng. Không chỉ có nguồn nước được cung cấp mà còn cả hệ thống thoát nước nữa.

- Đảm bảo hệ thống chống thấm. Tốt nhất là nên xử lý trong quá trình thiết kế và xây dựng nhà.

1.4. Làm trần thạch cao

Trần thạch cao chống nóng là giải pháp đang được rất nhiều gia chủ yêu thích. Nó giúp chống ồn, chống thấm hiệu quả. Đặc biệt, nhờ trần thạch cao mà công trình nhà ở, biệt thự,… trở nên mới lạ, độc đáo hơn, giúp hoàn thiện kiến trúc hơn.

Ngày nay, để thi công trần thạch cao cũng tương đối dễ dàng. Bạn có thể làm trần thạch cao giả. Áp dụng thêm công nghệ để tạo hình và thi công trần thạch cao giả sẽ tiết kiệm được thời gian, chi phí và công sức thực hiện.

Hai loại trần thạch cao phổ biến hiện nay là trần thạch cao nổi và trần thạch cao chìm. Tuy theo sở thích cũng như điều kiện cụ thể mà bạn lựa chọn phương án chống nóng nào hiệu quả nhất cho nhà bê tông của mình.

Ưu điểm của trần thạch cao nổi là dễ lắp đặt cũng như xử lý gặp sự cố, tiết kiệm được nhiều công sức. Song, nhược điểm của nó là tạo hình đơn giản, tính thẩm mỹ không cao. Ngược lại, với trần thạch cao chìm có giá trị thẩm mỹ cao, hệ thống trần với phần khung xương đặt ẩn ở bên trong, còn bên ngoài được tạo hình độc đáo, đa dạng, mang phong cách mới lạ, riêng biệt,… Dĩ nhiên, trần thạch cao chìm cũng có nhược điểm đó là chi phí thi công cao hơn so với trần thạch cao nổi.

Khi đóng trần thạch cao chống nóng cho mái nhà bê tông bạn cần phải thiết kế nó sao cho đồng bộ với tổng thể kiến trúc công trình, lựa chọn mẫu mã phù hợp với điều kiện kinh tế và mục đích dùng. Ngoài ra, bạn cũng phải đảm bảo hệ khung xương phù hợp thiết kế trần thạch cao, loại phụ kiện đi kèm phải đúng chuẩn. Cuối cùng, hãy chọn một địa chỉ thi công uy tín để thực hiện hệ thống trần thạch cao đẹp, hiệu quả trong việc chống nóng, bền chắc.

2. Chống nóng mái nhà bê tông bằng tấm XPS

2.1. Tấm XPS là gì?

XPS là từ viết tắt của Cool Foam XPS. Đây là dòng sản phẩm cách nhiệt được làm từ hạt nhựa Polystyrene kết hợp với một số loại phụ gia khác. Trải qua dây chuyền công nghệ hiện đại sử dụng khí CO2 ở trạng thái siêu tới hạn, không dùng khí gây cháy nổ hay khí gây thủng tầng ozon (CFCs hay HCFCs) nên nó đảm bảo cấu trúc khép kín, mang đến nhiều ưu điểm như sau:

- Khả năng cách nhiệt tuyệt vời, hơn hẳn vật liệu thông thường như EPS, xốp cách nhiệt, bông thủy tinh…

- Trọng lượng nhẹ, dễ vận chuyển và lắp đặt.

- Cường độ chịu lực nén cao từ 300 KPa đến 700 KPa, phù hợp với ứng dụng chịu lực trong kết cấu mái, trần, sàn,…

- Chống thấm, chống ẩm vượt trội, giảm phát sinh nấm mốc, vi khuẩn. Thành phần hóa học ổn định, không gây mà mòn hay độc hại.

Nhờ những ưu điểm trên mà sử dụng tấm XPS giúp đem lại không gian mát mẻ, tiết kiệm chi phí tiền điện, hạn chế sự tích tụ nhiệt độ và tránh bê tông giãn nở gây nứt, vỡ trên công trình. Ngoài ra, nó còn tối ưu lợi nhuận cho nhà thầu xây dựng, giảm mức tiêu thụ năng lượng của công trình.

2.2. Hướng dẫn thi công tấm XPS

Bước 1: Làm sạch lớp bê tông ở trên mái.

Bước 2: Quét một lớp Primer lên trên rồi đợi cho khô.

Bước 3: Thi công chống thấm với Sika BC Bitumnen.

Bước 4: Trải lớp PE mỏng lên trên để bảo vệ, chống thấm.

Bước 5: Đặt tấm Cool Foam XPS lên rồi xếp so le với nhau.

Bước 6: Thi công hệ lưới cốt thép phi 4-6 mm, đam khoảng 20x20cm.

Cuối cùng, đổ bê tông dày ít nhất 5cm là có thể tạo độ dốc thoát nước ở lớp bê tông ngay đây hay lớp bê tông bên dưới.

Trên đây là gợi ý chống nóng mái nhà bê tông hiệu quả và đơn giản. Đừng quên liên hệ với chúng tôi để được tư vấn thêm bạn nhé.

Chủ đề