Hướng dẫn sử dụng dự toán acitt năm 2024

Click chọn vào nơi muốn thêm mã vật tư hay chỉnh sửa mã vật tư => Thêm dòng lên trên hay xuống dưới (lưu ý, thêm từng dòng một để dễ thao tác)

Sau khi đã thêm dòng, bạn click vào ô Mã vật tư trống mới thêm và nhấn Ctrl + T (hoặc nút Tra cứu ngay phía trên) => Xuất hiện bảng tra cứu vật tư

Nếu muốn thêm vật tư nào thì click chọn vật tư cần thêm có sẵn trong từ điển dự toán Acitt, nếu không có thể chèn thêm vật tư mới,

Đây là phần nội dung cơ bản, hướng dẫn người dùng thao tác để tạo một công trình hoàn chỉnh bao gồm từ bước tạo công trình mới cho đến in ấn hồ sơ dự toán, dự thầu.

Với cách trình bày đơn giản, từng bước theo thực tế lập dự toán, dự thầu giúp cho những người mới làm quen dự toán cũng dễ dàng tiếp thu và sử dụng chương trình. Các "dự toán sư" chắc cũng tìm được các thông tin bổ ích khi đọc phần này.

Đối với khách hàng đã có kiến thức căn bản rồi thì có thể đọc thêm phần "Các tính năng nâng cao" để biết thêm những tính năng nâng cao như các tùy biến hệ thống để tạo các dạng hồ sơ khác nhau, cách điều chỉnh đơn giá dự thầu, định nghĩa các mẫu biểu mới...

Nội dung được trình bày theo trình tự:

1

Tạo công trình mới

Tạo công trình, nhập thông tin, chọn đơn giá cần sử dụng, Lưu công trình

2

Nhập dữ liệu từ Excel

Mở dự toán được lập từ các chương trình khác như ACITT, G8, ESCON, DKT..

3

Nhập công tác thường

Cách tra cứu công tác có sẵn trong định mức

4

Nhập công tác tạm tính

Nhập công tác tạm tính, không có trong đơn giá, định mức

5

Nhập diễn giải khối lượng

Nhập công thức diễn giải khối lượng cho mỗi công tác bằng phương pháp đại sô hay nhập theo dài rộng cao

6

Chọn lại đơn giá làm việc

Chuyển đổi qua lại giữa các đơn giá- làm việc với nhiều đơn giá

7

Nhập giá thông báo

Nhập bảng giá vật liệu địa phương để tính chênh lệch giá, cách tạo bảng giá vt mới

8

Bù giá nhiên liệu

Hướng dẫn cách tính bù giá nhiên liệu và đưa vào bảng THKPHM

9

Tính cước vận chuyển

Cách tính cước, bảng cước, các loại cước đặc biệt

10

Tổng hợp vật tư

Tổngh hợp vật tư, các tùy biến cho bảng tổng hợp

11

Lập hồ sơ dự thầu

Cách tạo hồ sơ, điều chỉnh giá thầu, các tùy biến khi làm thầu

12

Bảng tổng hợp kinh phí

Lập bảng tổng hợp kinh phí hạng mục, các hệ số điều chỉnh

13

In báo cáo

in hồ sơ dự toán, dự thầu..

Lưu ý: Nếu bạn là người mới làm quen với dự toán thì hãy đọc phần "các khái niệm cơ bản" trước để có các kiến thức căn bản trước khi đọc phần này

Để thống nhất cách trình bày và có thể so sánh kết quả sau khi thực hành. Các bạn có thể chọn 1 trong 3 ví cụ cơ bản có kèm theo chương trình để thực hành theo. Các ví dụ này được lưu trong thư mục C:\Delta70\Vidu (C:\Delta70 là thư mục cài đặt chương trình, nếu bạn cài đặt vào thưc mục khác thì vào thư mục đó và tìm thư mục Vi du)

Tham khảo thêm mục "Cài đặt mới" để biết thêm thông tin về thư mục cài đặt.

Giao diện chính

Các vùng giao diện

1.Menu: thanh menu hay còn gọi là thực đơn dùng để chọn các mục trong phần mềm

2.Danh mục các hạng mục có trong công trình, khi lập để ý mục này vì báo cáo luôn hiển thị cho hạng mục hiện tại

3.Vùng màn hình để nhập tiên lượng, khi tra cứu công tác từ đơn giá, các công tác được chọn sẽ hiện ở đây

4.Vùng hiển thị hao phí định mức cho mỗi công tác dùng để quan sát và hiệu chỉnh hao phí định mức cho mỗi công tác. Để mở rộng vùng làm việc (3) có thể bấn nút F3 để bật tắt vùng (4) hoặc bấm nút

trên thanh công cụ

5.Thanh trạng thái (status bar): Dùng để quan sát và nhập các tùy biến, đây là thiết kế đặc biệt của chương trình giúp cho người dùng có thể tùy biến nhanh nhất các bảng tính theo ý của mình.

Trình tự lập dự toán

Chú ý: Trong phần mềm Delta, người dùng chỉ nhập số liệu trực tiếp ở Sheet Tiên lượng và Giá TB, không nhập liệu (chỉnh sửa thông tin) trên các Sheet khác vì các sheet khác là kết quả tự động phát sinh nên muốn thay đổi thông tin như giá thông báo, chữ ký, người ký, ngày tháng năm... đều thay đổi từ gốc.

Chủ đề