Hướng dẫn quyết toán thuế tndn năm 2023 năm 2024

Thời hạn quyết toán thuế TNDN và TNCN năm 2023 đang đến gần, với mong muốn hỗ trợ Quý khách hàng trong việc quyết toán thuế, Công ty TNHH Hãng Kiểm toán và Tư vấn AUD Việt Nam xin được gửi đến Quý vị 2 bản hướng dẫn quyết toán thuế dưới đây:

Tải bản hướng dẫn quyết toán thuế TNDN năm 2023 pdf tại đây.

Tải bản hướng dẫn quyết toán thuế TNCN năm 2023 pdf tại đây.

Nội dung chính chi tiết bản hướng dẫn quyết toán thuế TNDN bao gồm:

  1. Căn cứ pháp lý
  2. Danh mục mẫu biểu hồ sơ khai quyết toán thuế TNDN
  3. Quy định về tạm nộp thuế TNDN
  4. Thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế TNDN
  5. Một số lưu ý khi quyết toán thuế TNDN
  6. Giao dịch liên kết
  7. Ưu đãi thuế TNDN
  8. Chuyển lỗ

Một số lưu ý khi quyết toán thuế TNDN bao gồm: Chi phí cho người lao động Chi phí lãi vay Chi phí mua hàng hóa, dịch vụ Các chi phí khác.

Nội dung chính chi tiết bản hướng dẫn quyết toán thuế TNCN bao gồm:

  1. Hệ thống văn bản pháp luật có liên quan
  2. Nghĩa vụ quyết toán thuế đối với tổ chức chi trả thu nhập
  3. Ủy quyền quyết toán thuế TNCN
  4. Những lưu ý về thu nhập chịu thuế khi quyết toán thuế TNCN
  5. Những lưu ý khác khi quyết toán thuế TNCN

Những lưu ý về thu nhập chịu thuế khi quyết toán thuế TNCN bao gồm: – Khoản tiền thuê nhà – Quà tặng cho nhân viên – Chi phí đào tạo – Trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm – Khoản thanh toán những ngày phép chưa nghỉ cho người lao động – Chi phí khám sức khỏe hàng năm của nhân viên – Chi phí làm thẻ tạm trú, visa, giấy phép lao động…cho người lao động nước ngoài – Chi phí môi giới, phí hoa hồng, chi phí cộng tác viên – Chi nghỉ mát, chi đi du lịch – Khoản đóng góp vào Quỹ phòng chống thiên tai – Khoản hỗ trợ sinh con – Các khoản khen thưởng cho con người lao động – Chi phí đi công tác – Khoán chi xăng xe – Khoản chi trả thêm cho người lao động khi đã hết độ tuổi lao động – Chi trả thu nhập cho người lao động sau khi chấm dứt hợp đồng lao động.

Khai quyết toán thuế TNDN bao gồm: Khai quyết toán thuế TNDN năm và quyết toán đến thời điểm giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động, chấm dứt hợp đồng hoặc tổ chức lại doanh nghiệp.

Doanh nghiệp phải tự xác định số thuế TNDN tạm nộp quý và được trừ số thuế đã tạm nộp với số phải nộp theo quyết toán thuế năm.

Doanh nghiệp thuộc diện lập báo cáo tài chính quý theo quy định của pháp luật về kế toán căn cứ vào báo cáo tài chính quý và các quy định của pháp luật về thuế để xác định số thuế TNDN tạm nộp quý.

Doanh nghiệp không thuộc diện lập báo cáo tài chính quý theo quy định của pháp luật về kế toán căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh quý và các quy định của pháp luật về thuế để xác định số thuế TNDN tạm nộp quý.

Trường hợp doanh nghiệp có đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh có thu nhập được hưởng ưu đãi thuế TNDN thì khai thuế TNDN tại cơ quan thuế nơi có hoạt động kinh doanh khác tỉnh, thành phố nơi có trụ sở chính.

Hồ sơ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp gồm:

1. Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp theo mẫu số 03/TNDN ban hành kèm theo Thông tư 80/2021/TT-BTC.

2. Báo cáo tài chính năm hoặc Báo cáo tài chính đến thời điểm chấm dứt hoạt động hoặc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp hoặc tổ chức lại doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về kế toán và pháp luật về kiểm toán độc lập.

Hướng dẫn quyết toán thuế tndn năm 2023 năm 2024

Hướng dẫn quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp kỳ tính thuế năm 2023 (Hình ảnh từ Internet)

Hướng dẫn làm Báo cáo tài chính

- Doanh nghiệp mở sổ sách kế toán theo quy định tại Thông tư 200/2014/TT-BTC.

Báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp gồm các biểu mẫu sau:

- Bảng cân đối kế toán: Mẫu số B01-DN

- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Mẫu số B02-DN

- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Mẫu số B03-DN

- Bản thuyết minh Báo cáo tài chính: Mẫu số B09-DN

- Doanh nghiệp nhỏ và vừa mở sổ sách kế toán theo Thông tư 133/2016/TT-BTC và vừa thực hiện các biểu mẫu sau:

+ Hệ thống báo cáo tài chính năm áp dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa đáp ứng giả định hoạt động liên lục bao gồm:

Báo cáo bắt buộc:

1. Báo cáo tình hình tài chính: Mẫu số B01a-DNN 2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Mẫu số B02-DNN 3. Bản thuyết minh Báo cáo tài chính: Mẫu số B09-DNN

Tùy theo đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý, doanh nghiệp có thể lựa chọn lập Báo cáo tình hình tài chính theo Mẫu số B01b-DNN thay cho Mẫu số B01a-DNN.

Báo cáo tài chính gửi cho cơ quan thuế phải lập và gửi thêm Bảng cân đối tài khoản (Mẫu số F01-DNN).

Báo cáo không bắt buộc mà khuyến khích lập: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ mẫu số B03-DNN

+ Hệ thống báo cáo tài chính năm áp dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa không đáp ứng giả định hoạt động liên tục bao gồm:

Báo cáo bắt buộc:

1. Báo cáo tình hình tài chính: Mẫu số B01-DNNKLT 2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Mẫu số B02-DNN 3. Bản thuyết minh Báo cáo tài chính: Mẫu số B09-DNNKLT 4. Báo cáo không bắt buộc mà khuyến khích lập: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ mẫu số B03-DNN

+ Hệ thống báo cáo tài chính năm bắt buộc áp dụng cho các doanh nghiệp siêu nhỏ bao gồm:

1. Báo cáo tình hình tài chính: Mẫu số B01-DNSN 2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Mẫu số B02-DNSN 3. Bản thuyết minh Báo cáo tài chính: Mẫu số B09-DNN

Khi lập báo cáo tài chính, các doanh nghiệp phải tuân thủ biểu mẫu báo cáo tài chính theo quy định.

Trong quá trình áp dụng, nếu thấy cần thiết, các doanh nghiệp có thể sửa đổi, bổ sung báo cáo tài chính cho phù hợp với từng lĩnh vực hoạt động và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp nhưng phải được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản trước khi thực hiện