Hướng dẫn luật giáo dục đại học 2023 năm 2024

Ngày 28/10, Báo điện tử Giáo dục Việt Nam tổ chức Tọa đàm: “Rào cản tự chủ đại học trong Dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Đại học”.

Tới dự Tọa đàm có Giáo sư Lâm Quang Thiệp - nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Tiến sĩ Lê Viết Khuyến - nguyên Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo

Giáo sư Trần Đức Viên - Chủ tịch Hội đồng học viện, Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

Cùng nhiều phóng viên của các cơ quan báo chí Trung ương và Hà Nội, tham dự và đưa tin.

Video: Giáo sư Lê Vinh Danh - Hiệu trưởng Trường Đại học Tôn Đức Thắng.

Giáo sư Lê Vinh Danh, chia sẻ:

Chúng ta có Nghị quyết 19 là Nghị quyết rất tiến bộ, có tính cách mạng và bao phủ rất nhiều vấn đề từ cơ chế quản lý, đến cách thức tổ chức, tự chủ về nhân sự, tài chính, chuyên môn…đều có đề cập.

Điều đó thể hiện ý thức của hệ thống chính trị rất quyết tâm về đổi mới sự nghiệp công lập, mà cụ thể ở đây là trường đại học công lập. Từ đó chúng ta mới có sự thay đổi của Luật Giáo dục Đại học này.

Nhưng hiện nay các luật có liên quan đến luật này lại đang sửa không kịp, nên khi vận hành luật này thì lại bị vướng.

Điểm nữa là hiện nay có tình trạng các bộ không muốn buông công việc và cũng không muốn thực hiện theo luật này.

Ví dụ cụ thể là Trường Đại học Tôn Đức Thắng, thì mới đây Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có ban hành Quyết định về điều động, luân chuyển, bổ nhiệm cán bộ trong hệ thống Công đoàn Việt Nam, phủ luôn cả trường đại học và rất nhiều điều sai với chính luật đã ban hành.

Khi các bộ ngành và tương đương có thể làm việc đó một cách tùy tiện, thậm chí làm sai cả luật mà vẫn kí ban hành, thì rõ ràng là luật này không thể đi vào thực tế được, thậm chí tình trạng này kéo dài và phổ biến thì Nghị quyết 19 sẽ phá sản.

Như vậy thượng tầng kiến trúc muốn thay đổi, hạ tầng xã hội ở dưới là các trường, người dân, sinh viên…đều muốn thay đổi, đều muốn tự chủ để tiến lên nhưng hệ thống ở giữa không muốn chuyển động.

Có thể vì nhiều lý do không muốn mất quyền lực…nên họ không chịu buông, như vậy tầng giữa không buông thì đó chính là vật cản cho trên và dưới không thông nhau. Vậy chúng ta phải kiến nghị đến cấp cao hơn để chỉ đạo cho tầng giữa này.

Chúng ta phải đấu tranh trực tiếp vào các văn bản này, đây là những văn bản quan trọng, vì khi ban hành ra sẽ ảnh hưởng toàn diện đến các trường, vậy tôi xin góp ý cụ thể về 2 văn bản này.

Tôi thấy văn bản Dự thảo Nghị định này có 2 điều không ổn đó là cách tiếp cận, lẽ ra cách tiếp cận là điều trong luật đã ghi rõ rồi thì văn bản này không cần nhắc lại nữa, văn bản này chỉ cần hướng dẫn thi hành điều này, điều kia.

Những điều chưa rõ hoặc Luật giao cho Chính phủ, thay vì ta làm thẳng như vậy thì nay ta lại viết tràn lan, đả động gần như tất cả các điều, viết luôn cả những chuyện mà Luật đã quy định chi tiết rồi mà cũng bê vào. Tôi thấy cách tiếp cận như vậy không ổn.

Điểm thứ 2 là dự thảo này vừa thừa vừa thiếu, lẽ ra có những chỗ cần làm rõ vì các trường cần điều đó để vận hành, thì dự thảo lại né hoặc là không làm rõ. Ngược lại có những chuyện không cần làm rõ nữa vì trong luật viết rồi, thì dự thảo lại chép ra.

Ví dụ: Đối với điều 2 (đặt tên). Việc đặt tên của trường thành viên bằng cách có tên viết tắt của trường đại học lớn ở phía trên, rồi sau đó là tên tiếng Anh của trường thành viên, tên này rất là dài và không ai lại làm việc đó.

Điều này trong luật cũng không quy định, vậy tự nhiên làm sao chúng ta lại nghĩ ra một chuyện khác người như vậy? Những điều mà luật đã quy định rồi thì đó là chuyện cứng và chúng ta không có động tới.

Nhưng những việc mà luật không quy định thì lẽ ra Bộ phải giải thích, hoặc phải dự thảo theo hướng tiệm cận với quốc tế để trong nước và nước ngoài đều hiểu, nhưng thực tế ta lại đưa ra cách giải thích làm rắc rối vấn đề hơn.

Tên của cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài, phải thực hiện theo quy định pháp luật hiện hành về hợp tác đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục đại học.

Chúng ta tự nghĩ ra cơ quan quản lý trực tiếp, mà lại không nói cụ thể đó là cơ quan nào? Như vậy việc đó tạo điều kiện cho sự diễn dịch theo hướng có lợi cho người nào có quyền.

Tại sao chúng ta không nói luôn là Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong trường hợp đại học tư thục, hoặc Bộ Giáo dục và Đào tạo trong trường hợp đại học công lập, nếu nói rõ như vậy thì mọi chuyện sẽ minh bạch.

Thời gian qua đã xảy ra những tình huống khủng hoảng thiếu hiệu trưởng của các trường: Trường ĐH Tôn Đức Thắng, Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, Trường ĐH Điện lực (trước đó nữa có Trường ĐH Mỹ thuật công nghiệp). Tất cả trường này đều có một điểm chung là không tổ chức thành công đại hội Đảng. Đại hội không bầu ra được cấp ủy mới, nên không có sự lãnh đạo của Đảng về công tác cán bộ; từ đó ảnh hưởng tới quy hoạch, tới lựa chọn nhân sự. Những yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp tới vấn đề kiện toàn Hội đồng trường (HĐT), tiếp theo là ảnh hưởng tới một loạt đầu việc trong công tác tổ chức bộ máy. Sau đó, Bộ GD-ĐT đã phải vào cuộc, phối hợp với các cơ quan Đảng để giải quyết.

Theo ông Hoàng Minh Sơn, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, từ khóa của dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 99/2019/NĐ-CP (sau đây gọi tắt là dự thảo) chính là "tháo gỡ", xuất phát từ những bất cập đã được phát hiện trong quá trình triển khai Nghị định 99/2019/NĐ-CP (sau đây gọi tắt là NĐ 99), được ban hành tháng 12.2019, tập trung chủ yếu vào vấn đề tổ chức bộ máy.

Hướng dẫn luật giáo dục đại học 2023 năm 2024

Sinh viên Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM trong giờ thực tập. Đây là một trong các trường xảy ra những tình huống khủng hoảng thiếu hiệu trưởng

ĐÀO NGỌC THẠCH

Vừa qua, Bộ GD-ĐT đã khảo sát về tác động của luật Giáo dục ĐH bổ sung, sửa đổi (còn được gọi là luật 34), thì nhận thấy có xảy ra khủng hoảng ở một số trường. Tuy con số chỉ là "đếm trên đầu ngón tay" so với tổng số 234 trường, nhưng lại xuất phát từ sự chưa đồng bộ của hệ thống văn bản pháp luật, nên việc sửa đổi NĐ 99 là cần thiết.

Một trong những nội dung được chú ý nhất của dự thảo là xác định khái niệm "cấp có thẩm quyền bổ nhiệm, công nhận" đối với hiệu trưởng các trường ĐH công lập. Theo ông Nguyễn Viết Lộc, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ (Bộ GD-ĐT), các quy định pháp luật hiện hành chưa quy định cụ thể cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm đối với hiệu trưởng trường ĐH công lập là HĐT hay cơ quan quản lý trực tiếp.

Căn cứ các quy định pháp luật hiện hành, "cấp có thẩm quyền bổ nhiệm, công nhận" viên chức quản lý là cấp có thẩm quyền đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý kỷ luật đối với viên chức quản lý. Bộ GD-ĐT đề xuất sửa NĐ 99 theo hướng cơ quan quản lý trực tiếp thực hiện vai trò của "cấp có thẩm quyền bổ nhiệm, công nhận". Cụ thể, cơ quan quản lý trực tiếp quyết định việc giao quyền hiệu trưởng hoặc giao phụ trách trường trong 2 trường hợp sau: với trường ĐH mới thành lập; với trường ĐH đã khuyết hiệu trưởng quá 6 tháng mà chưa gửi tờ trình đề nghị công nhận hiệu trưởng tới cơ quan quản lý trực tiếp.

HĐT CÓ 5 SUẤT NGOÀI TRƯỜNG, BỘ CHỦ QUẢN CHIẾM CẢ 5

Một nội dung của dự thảo là đề xuất số lượng người đại diện cơ quan quản lý trực tiếp cử không quá 50% tổng số thành viên ngoài trường ĐH. Theo ông Lộc, nội dung này xuất phát từ thực tế là có bộ chủ quản thể hiện sự cố tình kiểm soát số phiếu trong HĐT bằng cách cử tối đa số đại diện của mình có thể có tham gia HĐT.

Hướng dẫn luật giáo dục đại học 2023 năm 2024

Những tình huống đã xảy ra ở các trường ĐH như Tôn Đức Thắng khiến Bộ GD-ĐT đề xuất sửa đổi Nghị định 99

ĐÀO NGỌC THẠCH

Chẳng hạn, theo luật 34, thành phần HĐT bao gồm người ngoài trường, và chiếm không quá 30% tổng số thành viên HĐT. Có trường nhỏ, HĐT chỉ có 15 thành viên, theo quy định thì sẽ có 5 thành viên ngoài trường. Nếu bộ chủ quản cử 5 đại diện tham gia HĐT này thì sẽ chẳng còn chỗ nào cho thành viên ngoài trường khác. "Bộ chủ quản được quyền quản lý tài chính/tài sản của trường (với tư cách chủ sở hữu), quản lý công chức, viên chức làm việc tại trường… bằng các luật chuyên ngành. Còn cán bộ của bộ chủ quản tham gia HĐT chỉ có tính chất đại diện, phải đúng vai trò đại diện; cử người để chiếm áp đảo về số phiếu nhằm kiểm soát HĐT là trái với tinh thần tự chủ ĐH của luật 34", ông Lộc nói.

Một điểm Bộ đề xuất sửa đổi là quy định khi cần tổ chức hội nghị đại biểu bầu và bầu thay thế một thành viên HĐT thì chỉ cần triệu tập tối thiểu 20% tổng số viên chức, người lao động thay vì 50% như NĐ 99 đang quy định. Ông Lộc giải thích: "Có những đơn vị rất lớn, có tới 4.000 người thì phải tổ chức cuộc họp gồm 2.000 người, rất khó thực hiện. Chúng tôi tham khảo các quy định bên Đảng thì thấy, quan trọng nhất là phương thức chọn người đại diện chứ không phải số lượng, để đảm bảo tính dân chủ. Phương thức này sẽ được các trường quy định trong quy chế tổ chức hoạt động. Việc cách thức thảo luận về phương thức chọn người đại diện này ở các trường là dân chủ, cho nên không cần số lượng người tham gia quá lớn".

Dự thảo cũng đưa vào nội dung sửa đổi, bổ sung quy định cụ thể thủ tục thay thế thành viên HĐT, đặc biệt đối với thành viên là đại diện cơ quan quản lý trực tiếp khi đã thôi việc, chuyển công tác… thì cơ quan quản lý trực tiếp có thể thay thế ngay mà không cần có văn bản đề nghị của HĐT như hiện nay.

Xuất phát từ vấn đề nội bộ các trường

Theo phân tích của Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn, thực chất vấn đề sâu xa của các khủng hoảng thiếu hiệu trưởng xuất phát từ nội bộ các trường, nên mới không đại hội được hoặc đại hội mà không bầu ra được cấp ủy mới. Đó có thể là do mâu thuẫn nội bộ, hoặc do thiếu nguồn nhân lực, hoặc do việc lạm dụng quyền lực. Những vấn đề này thời nào cũng có, nhưng luật 34 và NĐ 99 giúp cho môi trường ĐH dân chủ hơn nên nhiều câu chuyện nội bộ được bộc lộ.

"Trước đây, khi xảy ra những sự việc tương tự, cơ quan quản lý cấp trên có thể xử lý được ngay bằng cách điều người về làm hiệu trưởng, quyền hiệu trưởng, phụ trách… Luật 34 và NĐ 99 không cho phép như thế, nhưng cũng chưa có hướng giải quyết. Vì thế, Bộ GD-ĐT kiến nghị đưa nội dung này vào dự thảo Nghị định sửa đổi NĐ 99. Ví dụ, khi HĐT thiếu chủ tịch, ai sẽ là người thay thế? Hoặc khuyết hiệu trưởng mà chưa có HĐT thì ai là người quyết nhân sự hiệu trưởng?... ", Thứ trưởng Sơn nói.