Hướng dẫn làm bể thủy sinh bằng xốp năm 2024

Nếu bạn đang tìm hiểu cách làm bể cá bằng thùng xốp thì bạn không nên bỏ qua bài viết này. Ở đây chúng tôi sẽ hướng dẫn một cách chi tiết nhất các công đoạn giúp bạn setup bể cá thuỷ sinh bằng thùng xốp đẹp và đơn giản.

Các loại vật liệu sử dụng để làm bể cá thủy sinh bằng thùng xốp

Bể cá được làm từ thùng xốp là một trong các loại bể cá thủy sinh được rất nhiều các anh em đam mê đang sử dụng. Đây là một dòng bể có thể giúp các anh em đam mê có thể dễ dàng trong việc thiết kế các ý tưởng sáng tạo.

Để bạn có thể làm hồ cá bằng thùng xốp đẹp thì trước tiên bạn cần chuẩn bị các loại vật liệu sau:

– Thùng xốp: Bạn cần tìm cho mình một chiếc thùng với dung tích phù hợp với mong muốn của bạn sau đó rửa sạch và để khô ráo.

Lưu ý: Nên lựa chọn các thùng xốp được tạo thành từ các hạt xốp nhỏ, không bị thủng, bị nứt để thùng có độ cứng chắc nhất.

– Xỉ than, sứ, nham thạch: Giúp nước được lọc và nuôi vi sinh

– Đất nền trồng cây thủy sinh: Giúp cây thủy sinh nhận được các dưỡng chất để dễ dàng phát triển

– Cát, sỏi, đá, lũa, đồ trang trí: Giúp bạn dễ dàng trang trí cho các tiểu cảnh trong bể

– Các loại cây thủy sinh: Giúp tạo môi trường tự nhiên cho cá

– Nhip trồng cây: Giúp bạn dễ dàng trồng cây vào bể mà không làm ảnh hưởng đến bố cục setup của bể

– Lọ vi sinh: Sau khi đưa nước lần đầu vào bể hoặc thay nước cho bể thì lọ vi sinh là thứ bạn luôn cần có để có thể giúp nước trong bể nhanh chóng ổn định.

Ngoài ra, nếu bạn muốn thiết kế một bể thủy sinh bằng thùng xốp đẹp và lạ mắt thì các bạn nên chuẩn bị thêm một số loại vật liệu sau:

– Bút dạ: Giúp bạn vẽ định hình trước hình thù của bể

– Dao dọc giấy: Giúp bạn dễ dàng cắt chỉnh thùng xốp thành các hình thù theo ý tưởng

– Xi măng: Giúp bạn làm cho thùng xốp của mình trở nên chắc chắn hơn

– Bay, xô, chậu: Dùng để trộn và chát xi măng

– Tấm kính: Bạn có thể thay thế những mặt của thùng xốp bằng những tấm kính để giúp bạn tăng số lượng mặt ngắm bể cá.

– Súng bắn silicon: Giúp bạn gia cố kính và xốp lại với nhau

Hướng dẫn làm bể thủy sinh bằng xốp năm 2024
Hướng dẫn cách làm bể cá bằng thùng xốp đơn giản tại nhà

Nếu bạn chỉ cần làm bể cá cảnh bằng thùng xốp hoàn toàn đơn giản thì sau khi bạn đã chuẩn bị đầy đủ đồ thì các bạn sẽ thực hiện các bước sau đây:

– Bước 1: Bạn lấy thùng xốp đã chuẩn bị ở trên ra sao đó đổ đất thủy sinh vào trong thùng với độ dày khoảng 3cm.

– Bước 2: Đập nhỏ và cho xỉ than, sứ, nham thạch trải đều trên lớp đất thủy sinh khoảng 1cm là đủ. Chúng sẽ làm nhiệm vụ như một bộ lọc nước và nuôi vi sinh giúp làm tròng nước bể cá một cách rất hiệu quả.

– Bước 3: Tiếp theo bạn trải sỏi, cát lên trên mặt nền khoảng 1cm giúp tạo độ thẩm mỹ cho bể. Ngoải ra, chúng sẽ giữ phân cá giúp cho phân cá không bị lơ lửng trong nước.

– Bước 4: Sau khi đã hoàn tất 3 bước trải nền theo thứ tự trên thì bạn tiến hành cho nước vào bể. Bạn lưu ý khi cho nước vào bể để tránh cho lớp nền ở dưới bị xáo trộn với nhau thì bạn cần trải lên một túi nilon sau đó cho nước chảy từ từ lên mặt túi nilon đó và lan ra toàn bộ bể.

– Bước 5: Ở bước này bạn sử dụng nhíp, các cây thủy sinh và tiến hành trồng chúng vào trong bể theo các vị trí mà bạn muốn setup.

Lưu ý: Khi trồng các cây thủy sinh vào bể các bạn nên cắm một cách nhẹ nhàng xuống nền. Bạn không nên cắm quá chặt hoặc quá sâu gốc cây làm gốc cây dễ bị hỏng, thối.

– Bước 6: Khi cây thủy sinh đã được trồng xong các bạn tiến hành châm vi sinh cho bể và đợi khoảng 24 tiếng đến 48 tiếng cho nước trong bể ổn định trước khi thả cá vào bể

Lưu ý: Nếu bạn muốn làm bể bằng thùng xốp những chưa biết nên nuôi loại cá nào tốt thì các bạn nên tham khảo bài viết: Các loại cá nuôi thùng xốp đẻ cực nhanh mà không cần lọc

Ngoài ra, Nếu bạn là một người thích thiết kế cho chiếc bể cá của mình trở nên độc lạ thì các bạn có thể thực hiện theo các bước sau:

– Bước 1: Bạn lấy chiếc thùng xốp đã chuẩn bị và sử dụng bút dạ để vẽ những hình thù cho bể thủy sinh mà bạn muốn làm.

– Bước 2: Sử dụng dao dọc giấy để cắt toàn bộ những phần cần loại bỏ

– Bước 3: Sử dụng xô, chậu để trộn xi măng sau đó bạn sử dụng bay để trát một lớp xi măng bên trong của bể với độ dày khoảng 5mm. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng sơn màu để vẽ và trang trí cho bên ngoài của thùng tùy theo ý tưởng đã chuẩn bị của mình.

– Bước 4: Sử dụng súng bắn silicon để gắn tấm kính lên các vị trí đã xác định là mặt ngắm của bể.

– Bước 5: Sau khi hoàn tất một bể cá bên ngoài thì các bạn bắt đầu tiến hành trải nền vào bể theo bước 1,2 ở trên.

– Bước 6: Tiếp theo bạn dùng cát, sỏi, đá, lũa, cây thủy sinh để tiến hành setup một layout bên trong bể cá theo ý muốn của mình

– Bước 7: Ở bước này bạn cũng chỉ cần đưa nước vào bể, châm vi sinh và chờ cho đến khi bể trở nên ổn định. Cuối cùng, bạn có thể thả cá vào bể và bắt đầu hưởng thụ thành quả của mình.

Lưu ý: Để giữ cho nước trong bể cá của bạn luôn trong vắt thì đừng quên đọc bài viết: Tổng hợp các cách làm trong nước bể cá rất hiệu quả

Ưu điểm khi làm bể cá cảnh bằng thùng xốp

– Chi phí rẻ: Sử dụng thùng xốp để làm bể cá cảnh là một trong những lựa chọn có chi phí giá thành rẻ nhất. Bởi mua một thùng xốp mới, đẹp có dung tích từ nhỏ đến to vừa ý bạn chỉ phải chi từ 30000đ đến 60000đ. Hay thậm trí bạn có thể sử dụng ngay những thùng xốp cũ có trong gia đình mà không cần tốn một đồng chi phí mua nào.

Ngoài ra, đối với các thùng xốp còn mới không bị rò thì các bạn có thể setup nuôi cá cảnh luôn mà không cần phải mất quá nhiều thời gian và công sức để thi công.

– Trọng lượng của bể nhẹ: Do đặc tính của bể cá được làm bằng thùng xốp – một trong những loại vật liệu siêu nhẹ. Vì vậy, bạn có thể dễ dàng bê và vận chuyển bể từ vị trí này sang vị trí khác một cách dễ dàng.

– Độ bền cao: Do thùng xốp rất khó phân hủy sinh học trong môi trường tự nhiên, vì vậy mà nó là dòng bể có độ bền cực cao

– Giúp cá dễ dàng sinh sản: Một trong những đặc điểm nổi bật khi sử dụng thùng xốp làm bể cá là bởi vì nhiệt độ ở trong thùng xốp thường cao hơn so với các loại bể được làm từ các loại khác như: bể cá bằng chai nhựa, kính,… Vì vậy, bạn có thể dễ dàng kích thích cá sinh sản hơn.

Nhược điểm khi làm bể cá bằng thùng xốp

– Dễ vỡ khi va chạm: Thùng xốp rất dễ vỡ vì vậy mà nếu các bạn làm hồ cá thủy sinh bằng thùng xốp thì nên làm hồ cá xi măng bằng thùng xốp sẽ giúp bể cứng hơn.

Ngoài ra, đối với dòng bể này thì khi dịch chuyển vị trí các bạn nên tháo hết nước và di chuyển một cách nhẹ nhàng tránh va đập mạnh dẫn đến nứt, vỡ bể.

– Khó ngắm cá: Đối với các bạn nuôi cá cảnh bằng thùng xốp mà không làm mặt kính trước thì các bạn chỉ có thể ngắm ở phía trên xuống của bể. Còn đối với các bạn nuôi bể cá bằng thùng xốp có kính thì các bạn thông thường chỉ ngắm được 1,2,3 mặt của bể cá. Vì vậy, bạn sẽ bị hạn chế không gian khi nhìn ngắm bể.

Vì vậy, nếu bạn là một người thích ngắm toàn bộ khung cảnh của bể cả với 4 mặt khác nhau thì các bạn có thể tham khảo: Hướng dẫn cách làm bể cá bằng kính đẹp, đơn giản

Trên đây là tất cả những ưu điểm, nhược điểm mà khi sử dụng bể cá cảnh bằng thùng xốp bạn nên biết. Ngoài ra, bể cá dấu keo cũng gửi đến bạn bài chi tiết hướng dẫn cách làm bể cá bằng thùng xốp đơn giản tại nhà để giúp các bạn có thể dễ dàng tạo cho mình một bể cá phù hợp với sở thích, ý tưởng cá nhân. Chúc các bạn thành công!