Hướng dẫn kiểm tra điện thoai mới mua

(TNO) Sau khi “tậu” về cho mình một chiếc điện thoại Android mới, bạn nên thực hiện những bước cơ bản với các thiết lập như trong bài viết dưới đây trước khi bắt đầu sử dụng nó một cách bình thường, theo androidcentral.

Kiểm tra mọi thứ trong hộp

Mở hộp và lấy điện thoại ra, sau đó tháo tất cả giấy hoặc nhựa bên trong hộp ra và lắc nó để chắc chắn bên trong nó là trống rỗng.

Hướng dẫn kiểm tra điện thoai mới mua
Hãy mở hết hộp đựng sản phẩm để chắc chắn không còn gì sót bên trong

Bạn cần đảm bảo mọi phụ kiện quan trọng bên trong không bị thiếu, bao gồm dây cáp, adapter sạc và thậm chí là cả tai nghe, nếu không hãy yêu cầu cửa hàng cung cấp cho bạn nếu chắc chắn là chúng bị thiếu theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất.

Xem xét kỹ điện thoại

Hãy chắc chắn rằng điện thoại của bạn làm việc tốt và không có dấu hiệu bị hư hỏng, trầy xước nếu mua mới 100%. Hãy loại bỏ tất cả các tấm phim nhựa bảo vệ điện thoại để có thể nhìn rõ ràng độ mới của sản phẩm.

Đặc biệt hãy nhìn vào ống kính máy ảnh trên điện thoại để đảm bảo nó không bị trầy xước, bởi bất kỳ vấn đề nào trên ống kính máy ảnh sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng ảnh của bạn.

Hãy chắc chắn pin được sạc

Hãy cắm dây sạc vào điện thoại ngay lập tức nếu pin trên máy ở trạng thái thấp. Bởi đây cũng là thời điểm hợp lý để bạn kiểm tra chất lượng dây cáp hoặc adapter sạc hoạt động ổn định. Và với nguồn năng lượng có trên máy, bạn có thể tiến hành xem xét các thiết lập có trên máy.

Hướng dẫn kiểm tra điện thoai mới mua
Bạn nên cắm sạc pin cho máy để bắt đầu cho công việc kiểm tra sau đó

Kiểm tra Wi-Fi và cập nhật hệ điều hành nếu có thể

Sẽ là rất tốt nếu bạn tiến hành thiết lập một kết nối Wi-Fi để kiểm tra khả năng làm việc của nó trên điện thoại mới, cùng với đó là tải về những ứng dụng được xem là cần thiết nhất để làm việc.

Đây cũng là thời điểm rất tốt để bạn tiến hành kiểm tra bản cập nhật hệ điều hành cho điện thoại. Các điện thoại Android khi bán ra thường sẽ đi kèm một hệ điều hành ở thời điểm phát hành, sau đó một thời gian có thể đã được cập nhật lên phiên bản mới. Bản cập nhật có thể lên đến hàng trăm MB (thậm chí lớn hơn), do đó bạn hãy kiên nhẫn chờ đợi khi cập nhật. Hãy cập nhật nó trước khi đăng nhập và cài đặt/cập nhật ứng dụng mới sẽ mang lại tốc độ nhanh hơn.

Đăng nhập với tài khoản Google cá nhân

Nếu đang có kế hoạch sử dụng các dịch vụ của Google và Google Play trên điện thoại mới, bạn sẽ cần phải đăng nhập vào tài khoản Google của riêng mình. Bạn có thể truy cập vào các thiết lập của thiết bị để làm điều này, sau đó bạn có thể tiến hành tải bản cập nhật cho các dịch vụ của Google và Google Play.

Cập nhật các ứng dụng

Nhiều điện thoại Android mới được cài sẵn nhiều ứng dụng trên đó, bao gồm nhiều phần mềm bloatware đến từ nhà sản xuất điện thoại.

Hướng dẫn kiểm tra điện thoai mới mua
Điện thoại Android thường đi kèm với rất nhiều phần mềm có sẵn

Và như đã nói ở trên, một khi bạn đã đăng nhập vào tài khoản Google, bạn có thể tiến hành truy cập vào Google Play và kiểm tra bản cập nhật cho các ứng dụng đang có trên máy, hoặc tiến hành thiết lập cho phép điện thoại thực hiện cập nhật ứng dụng bằng tay hoặc tự động mỗi khi phát hiện ra bản cập nhật mới.

Kiểm tra các thiết lập

Bạn có thể cần phải tinh chỉnh những thứ như độ sáng màn hình, thiết lập âm thanh và thời gian màn hình theo ý thích. Bạn sẽ thấy nhiều thứ hơn nữa trong phần thiết lập của điện thoại, do đó có thể mất một vài phút để đi qua tất cả chúng. Nếu nhìn thấy một điều gì đó không hiểu, bạn hãy truy cập vào các diễn đàn để được giúp đỡ.

Và một khi đang ở trong quá trình thiết lập, bạn cũng nên xem xét các lựa chọn màn hình khóa bảo vệ để bảo vệ các dữ liệu bên trong máy trước những người không mong muốn.

Đăng nhập vào tất cả các ứng dụng khác

Nếu sử dụng những tài khoản như Facebook, Zalo hay Skype... bạn cần phải đăng nhập vào chúng. Một số dịch vụ có thể sẽ cho phép bạn kết nối với tài khoản Google của mình, trong khi một số khác yêu cầu đăng nhập bằng tài khoản riêng.

Hướng dẫn kiểm tra điện thoai mới mua
Bước cuối cùng là đăng nhập vào những dịch vụ mình thường sử dụng

Nhìn chung quá trình này mất một vài phút để thiết lập, và nếu chưa có bạn có thể khởi tạo tài khoản mới.

Để giúp các bạn lựa chọn cho mình một chiếc máy tốt, tránh hàng dựng, hàng lỗi với một số kinh nghiệm tổng hợp. Đây sẽ là một bài viết có ích và cần thiết cho mỗi người trước khi chọn mua máy cũ.

  • Người Việt chuộng smartphone cao nhất Đông Nam Á
  • So sánh Snapdragon 810 và Mediatek Helio X10 bằng Antutu
  • Hội chứng nghiện smartphone ở người Châu Á
  • Làng smartphone trong cơn khốn khó

Hiện nay điện thoại Android đã chiếm đông đảo và trở thành xu thế. Một phần cũng do giá máy rẻ, đa dạng về mẫu mã, cấu hình, phân khúc người dùng nên việc có một chiếc smartphone android là điều tất yếu. Có không ít bạn muốn tìm mua cho mình một chiếc Android để sử dụng hằng ngày cũng như để trải nghiệm một hệ điều hành mới thay cho Symbian già nua.

I. Kiểm tra phần cứng bên ngoài

Các bạn lưu ý phần kiểm tra này chủ yếu là dành cho các máy xách tay còn hàng chính hãng mua ở cửa hàng thì bỏ qua bước này đi​

  • Đầu tiên các bạn kiểm tra vỏ máy bằng cách bóp nhẹ vỏ nắp pin, xung quanh sườn máy xem có bị ọp ẹp gì không. Nhìn kỹ vào viền máy, viền nắp có khớp với nhau không. Nếu viền máy ọp ẹp, xung quanh mép có dấu hiệu cạy mở thì hẳn bạn biết như thế nào rồi​

Hướng dẫn kiểm tra điện thoai mới mua

  • Bây giờ mở vỏ nắp ra tháo pin và xem cái tem rồi từng con ốc của nó. Kinh nghiệm của mình là có ít tem càng tốt chỉ quan trọng cái tem ghi thông số của nhà sản xuất còn mấy tem dán vào tốt nhất là không có. Bạn hãy so sánh cái IMEI ghi trên tem với vỏ hộp có trùng nhau không và nhớ nó để lát bật máy xem lần nữa. Hầu hết các máy Hàn Quốc có ghi ngày sản xuất và kèm theo chữ cái viết tắt của nhà sau tên máy (S/L/K). Đối với máy Sky sẽ có một miếng giấy quỳ trên máy và trên pin cũng có, nếu nó màu đỏ thì máy đã bị vào nước​
  • Máy có NFC thì trên vỏ lưng máy có tấm dán NFC xem nó có bị bong tróc không.
  • Kiểm tra pin đã được sử dụng nhiều chưa bằng cách xem ở đầu tiếp xúc của pin
  • Tiếp đến là nhấn thử các phím vật lí nhiều lần. Phím tốt là không quá cứng, đàn hồi tốt, không lún sâu sau khi ấn. Nếu máy có phím chụp hình thì lưu ý là nó có 2 nấc: nhấn nhẹ để lấy nét, nhấn thêm lần nữa là chụp và khi giữ thì nó sẽ khởi động camera.​
  • Màn hình là phần quan trọng nên kiểm tra kỹ. Máy khui hộp thì màn phải có seal nếu không có thì đừng lấy, các bạn cũng phải đề phòng vì seal có thể dán với giá rất bèo như ở chỗ mình giá cho các thương nhân là 10k/máy. Với máy cũ các bạn lau sạch màn rồi nhìn nghiêng màn hình để tìm các vết xước, đè nhẹ xung quanh màn hình xem có bị lún không.​
  • Cuối cùng là kiểm tra các chân tiếp xúc, cổng usb, jack tai nghe. Nếu có dấu hiệu gỉ sét thì bỏ qua máy đó đi còn muốn lấy về dùng nếu bị rò điện thì đừng nói mình không nhắc. À còn xem màng loa bụi có bám nhiều không vì ở đó khó lau chùi. Tổng kết: lắp pin lắp vỏ và nhìn máy tổng thể lần nữa, máy không có xước xát, bong tróc sơn hay xước nhẹ, pin còn mới... nói chung là vẻ ngoài đẹp là em nó đã vượt qua vòng gửi xe
    Hướng dẫn kiểm tra điện thoai mới mua
    \> lọt vào vòng trong rồi đó.

II. Kiểm tra chức năng và phần mềm của máy

Sau khi khởi động các bạn cứ vọc cái gì mình thích như vuốt đi vuốt lại cái màn hình, mở camera chụp lia lịa, mở game,... bla bla

Hướng dẫn kiểm tra điện thoai mới mua
) rồi rút ra cảm nhận về em nó (có giống viết văn quá không nhỉ
Hướng dẫn kiểm tra điện thoai mới mua
). Nói vậy thôi, bây giờ mình sẽ hướng các bạn hãy test sơ lược máy. Lưu ý mức %pin lúc mở máy

1.Màn hình

Kiểm tra tổng quan màn hình.​

  • Vuốt qua lại các trang để xem độ mượt của màn hình và độ nhạy của cảm ứng. Kéo độ sáng lên 100% đưa ra ngoài nắng xem, thật tệ khi có một màn hình hiển thị mờ dưới trời nắng và phản chiếu rõ hình ảnh của bạn trên màn hình. Thử tương tự cho các mức sáng khác nhau.​
  • Bật cảm biến màn hình lên rồi đưa máy dưới ánh đèn sau đó che tay trước cảm biến hoặc đưa máy vào chỗ tối xem cảm biến hoạt động tốt không.​
  • Tiếp đến kiểm tra có điểm chết trên màn hình không. Mở camera rồi lấy tay che ống kính và nhìn kỹ vào màn xem có điểm nào khác màu đen là điểm chết đó, tiếp đến lấy tờ giấy A4 hay cái gì trắng là được rồi đưa camera chụp toàn bộ được ảnh trắng xem ảnh có điểm chết không.​ Mức độ hiển thị và độ nét của màn hình.
  • Mở một video hay một bức ảnh rồi nhìn vào màn hình góc 30-60 độ mà hình không mờ, không mất màu thì là màn tốt. Góc nhìn có thể không quan trọng nhưng với người hay dùng smartphone để làm thiết bị dẫn đường thì đây là yếu tố khá quan trọng.
  • Mượn thêm một máy có màn hình IPS, AMOLED như LTE2, Galaxy S2,3,... để so sánh với máy bạn định mua. Cho cả hai máy mở cùng một bức ảnh rồi zoom lên cao nhất so sánh các hạt trên hai bức hình, màu giữa 2 máy, độ tương phản,... Nếu bạn không chuyên về cái này thì bỏ qua.
  • Kiểm tra độ ám màu vàng, đỏ, xanh,... bằng cách mở ảnh trắng ở cả hai máy và so sánh, tiện thể xem kỹ trong màn có dính bụi không.

2. Kết nối

  • Lắp sim, lắp thẻ nhớ vào xem máy có nhận không: nghe gọi và đọc ghi dữ liệu vào thẻ nhớ.
  • Mở Google Map test Gps
  • Bật wifi vào MobileWorld.vn
  • Bật 3G vào http://google.com
  • Test Bluetooth và NFC với máy khác. Một số bạn không biết dùng NFC mình xin hướng dẫn luôn. Mở NFC trên cả hai máy, đặt lưng 2 máy áp vào nhau chờ đến khi nghe thấy tiếng báo và màn hình thu nhỏ lại thì chạm vào màn hình là đã truyền dữ liệu bằng NFC.

3. Cảm biến

  • Gọi điện áp máy vào tai màn hình tắt là cảm biến tiệm cận còn hoạt động
  • Cảm biến ánh sáng test ở trên rồi
  • Cảm biến la bàn, gia tốc, con quay mình sẽ hướng dẫn ở dưới nữa.

4. Tổng thể

  • Bật camera test chụp độ chụp, tốc độ lấy nét, chất lượng ảnh, độ sáng, rồi test luôn đèn flash có hoạt động tốt không.
  • Mở game đồ họa khủng lên chơi điển hình như Asphalt 7,8, Chaos,... máy không có thì có cái nào chơi cái đó. Nhớ mở cả âm thanh lẫn rung mà test luôn.
  • Vào Cài đặt -> giới thiệu điện thoại đối chiếu thông tin trên đó với những gì ghi ở sau máy và vỏ hộp (serial, IMEI, tên model,...)
  • Cắm tai nghe vào nghe nhạc, xem videos xong chuyển qua loa ngoài

III.Test chi tiết bằng lệnh

Bây giờ là phần hay nhất và test được chính xác nhất cho máy Android. Lưu ý cái này chỉ có thể hoạt động trên nền ROM gốc và một số ROM Cook.

Đây là chức năng có sẵn trên hệ điều hành Android. Để mở chức năng này các bạn vào trình quay số (gọi điện) rồi nhập đoạn mã dưới đây theo hãng máy của bạn

Khi mua điện thoại mới cần kiểm tra những gì?

9 điều cần làm khi mua điện thoại Android mới không thể bỏ qua.

Tìm hiểu những thứ đi kèm hộp máy. ... .

“Soi” từng ngóc ngách của điện thoại. ... .

Kiểm tra sạc pin điện thoại. ... .

Kiểm tra Wi-fi và khả năng kết nối. ... .

Cập nhật hệ điều hành mới nhất. ... .

Đăng nhập tài khoản Google. ... .

Cập nhật ứng dụng cần thiết. ... .

Điều chỉnh cấu hình máy và phần mềm..

Kiểm tra điện thoại đã sử dụng bao lâu?

Bước 1: Bạn truy cập vào ứng dụng Cài đặt trên điện thoại. Bước 2: Nhấn vào chọn Tiện ích số và kiểm soát truy cập. Bước 3: Ngay tại đầu trang sẽ hiện lên một thước đo thời gian sử dụng của từng ứng dụng và tổng thời gian sử dụng thiết bị.

Làm sao để biết mình đang dùng điện thoại gì?

Bạn có thể kiểm tra số IMEI của điện thoại mình bằng cách bấm *

06#. Cách này áp dụng với hầu hết điện thoại và smartphone, trừ một số trường hợp như Iphone. Qua số IMEI chúng ta có thể kiểm tra được xuất xứ, kiểu điện thoại, hãng sản xuất, ngày tháng sản xuất.

Mua điện thoại online cần kiểm tra những gì?

Kinh nghiệm nên nắm rõ trước khi mua điện thoại di động.

Chọn đại lý uy tín..

Kiểm tra tổng thể bên ngoài máy..

Kiểm tra màn hình và bàn phím..

Kiểm tra khả năng nghe gọi và bắt sóng di động..

Kiểm tra loa, tai nghe, camera..

Kiểm tra Pin có bị chai không..