Hướng dẫn gieo xạ lúa quảng ngãi 13

(Mard-26/9/2011): Tỉnh Quảng Ngãi nói chung, huyện Sơn Tịnh nói riêng cùng chung trong điều kiện bê tông hóa kênh mương Thạch Nham do Ngân hàng ADP tài trợ. Do đó vụ Hè thu 2011 phải lùi lịch gieo sạ 10 ngày so với lịch chỉ đạo của tỉnh. Trước tình hình trên, nhằm bảo đảm thời vụ và cơ cấu giống dài ngày để bảo đảm năng suất và sản lượng cây trồng trên đơn vị diện tích, được sự đồng ý của UBND huyện, Trạm Khuyến nông Sơn Tịnh phối hợp với xã Tịnh Khê và Tịnh Sơn tổ chức thử nghiệm mô hình sản xuất lúa gieo khô.

Căn cứ thời điểm lúa trổ để xác định khung lịch thời vụ gieo sạ lúa đại trà cho phù hợp; không gieo sạ sớm, lúa trổ gặp không khí lạnh; không gieo sạ muộn nguy cơ hạn cục bộ bất lợi ở giai đoạn lúa trổ, chín và ảnh hưởng đến lịch gieo sạ và nguồn nước tích trữ phục vụ sản xuất vụ Hè Thu 2022.

Gieo sạ vụ Đông Xuân 2021 – 2022 từ ngày 15-31/12/2021

Thời gian gieo sạ từ ngày 15-31/12/2021, trường hợp ở chân ruộng trũng chưa rút nước kịp thì có thể kéo dài thời gian gieo sạ nhưng phải kết thúc chậm nhất đến ngày 10/01/2022. Trà sớm gieo sạ từ ngày 15-20/12/2021; trà chính vụ gieo sạ tập trung từ ngày 21-31/12/2021; trà muộn khuyến cáo gieo sạ tập trung từ ngày 01 - 05/01/2022, chậm nhất phải kết thúc trước ngày 10/01/2022.

Cơ cấu giống lúa: Giống chủ lực: ĐH815-6, Bắc Thịnh, Thiên ưu 8, Thiên Hương 6, TBR225, Hà Phát 3, DT45, Đài Thơm 8, QNg13. Giống bổ sung: Hương Xuân, MT10, QNg128, VNR20, ĐH12, HĐ34, VTNA2, KD28. Giống triển vọng: PC6, TBR1, ĐT100, HN6, ML232.

Đối với giống lúa mà các Công ty giống, các tổ chức, cá nhân đã ký Hợp đồng với địa phương (có bảo hiểm năng suất) để triển khai sản xuất lúa chất lượng, hàng hóa, sản phẩm hữu cơ, sản xuất nông nghiệp sạch theo liên kết sản xuất tiêu thụ và hình thành chuỗi giá trị trong sản xuất lúa thì được tiếp tục tổ chức sản xuất theo Hợp đồng đã ký kết.

Trên cơ sở khung thời vụ và cơ cấu giống khuyến cáo nêu trên, Sở NN&PTNT Quảng Ngãi đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo xây dựng lịch thời vụ, cơ cấu giống phù hợp cho từng vùng và điều kiện canh tác của địa phương quản lý.

Ngoài ra, có thể lựa chọn và sử dụng những giống lúa đã công nhận chính thức được phép sản xuất, kinh doanh hoặc đã được cấp quyết định lưu hành giống tại vùng Duyên hải Nam trung bộ.

Trên mỗi trà lúa chỉ nên gieo sạ từ 2-3 giống có cùng thời gian sinh trưởng, phát triển để tạo thuận lợi cho việc lấy nước, chăm sóc và thu hoạch.

Sử dụng giống lúa thuần cấp nguyên chủng hoặc giống cấp xác nhận, giống lúa chất lượng cao, lượng giống gieo sạ: 80 - 90kg/ha.

Theo hướng dẫn của Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Ngãi, bố trí lịch thời vụ gắn với cơ cấu giống lúa trung, ngắn ngày tùy vào điều kiện cụ thể từng vùng, cho lúa đại trà trổ từ 20 - 31/7, thu hoạch dứt điểm trước 31/8. Căn cứ thời điểm lúa trổ để xác định khung lịch thời vụ gieo sạ lúa đại trà cho phù hợp; không gieo sạ sớm, hoặc muộn quá nguy cơ gặp điều kiện thời tiết bất lợi ở giai đoạn lúa trổ, chín và thu hoạch.

Nông dân các huyện miền núi Quảng Ngãi làm đất chuẩn bị gieo sạ vụ hè thu

Cụ thể, đối với chân ruộng không chủ động nước tưới (sử dụng nguồn nước từ ao, hồ, đập nhỏ): Tùy vào điều kiện cụ thể của mỗi địa phương để gieo sạ lúa cho phù hợp với nguồn nước. Đối với những vùng ruộng sâu, không chủ động tưới, tiêu cần tranh thủ gieo càng sớm càng tốt và bố trí các giống cực ngắn để thu hoạch sớm tránh ngập úng vào cuối vụ; những diện tích có nguy cơ hạn hán không đủ nước tưới kiên quyết không sản xuất lúa hè thu, chủ động chuyển đổi sang cây trồng cạn có nhu cầu nước ít hơn.

Đối với chân ruộng chủ động tưới tiêu: Trà chính vụ gieo sạ từ ngày 20-31/5 đối với các giống lúa có thời gian sinh trưởng (TGST) từ 95 ngày đến dưới 100 ngày.

Trà muộn gieo sạ từ ngày 01 - 5/6 đối với các giống lúa có TGST dưới 95 ngày; chậm nhất phải kết thúc gieo sạ trước ngày 10/6/2022 để kịp thu hoạch trước khi có mưa lũ.

Về cơ cấu giống lúa, giống chủ lực: Thiên Hương 6, ĐH 815-6, QNg128, DT45, Bắc Thịnh, Hà Phát 3, MT10, ML232. Giống bổ sung: QNg13, VNR20, ĐB6, Đài thơm 8, Sơn lâm 1, ĐT100, ĐH12. Giống triển vọng: TBR1, HĐ34, OM6976, VNR10.

Theo nhận định của Đài Khí tượng Thuỷ văn tỉnh Quảng Ngãi, hiện tượng ENSO sẽ tiếp tục duy trì trong trạng thái La Nina đến hết mùa xuân sau đó chuyển sang trạng thái trung tính từ giữa năm 2022. Theo đó, dự báo lượng mưa trong các tháng 5-7 có khả năng xấp xỉ hoặc cao hơn so với trung bình nhiều năm (TBNN). Tình hình nắng nóng có khả năng ở mức TBNN. Các đợt nắng nóng gay gắt chủ yếu kéo dài từ tháng 6 - 7.

Về nguồn nước trên các sông suối, mực nước trên các sông biến đổi chậm theo xu thế giảm dần. Về nguồn nước của các hồ chứa, hiện tại các hồ chứa nước trên địa bàn tỉnh có dung tích trữ đạt khoảng 95% so với dung tích thiết kế.

Nguồn nước các hồ chứa cơ bản sẽ đảm bảo cung cấp tưới cho sản xuất nông nghiệp trong vụ hè thu 2022 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Tuy nhiên, nếu tình hình nắng nóng gay gắt diễn ra trên diện rộng như dự báo (tháng 6-7) thì có khả năng xảy ra hạn hán và xâm nhập mặn cục bộ vào cuối vụ hè thu, có nguy cơ thiếu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh trên địa bàn tỉnh, nhất là các vùng tưới cuối kênh hoặc vùng tưới của các hồ chứa, đập dâng có quy mô nhỏ.