Hướng dẫn chơi guitar tay trái

Luyện ngón guitar hay luyện cách bấm tay trái đàn guitar là kỹ năng quan trọng. Tuy rằng bạn sẽ bỏ ra khoảng thời gian khá lâu nhưng sẽ giúp bạn đánh đàn tốt hơn. Sau đây, bài viết sẽ hướng dẫn bạn cách bấm tay trái đàn guitar điêu luyện

Bước 1: Chuẩn bị trước khi luyện bấm tay trái guitar

Tương tự như tay phải, chúng ta cần phải tuân theo các nguyên tắc hoạt động cơ tay bằng cách giảm đến mức tối thiểu sự căng cơ của bàn tay trái để luyện ngón. Có thể nói rằng bạn không nên tạo ra bất kì sự căng thẳng bất lợi nào cho bàn tay trái của bạn. Ngoài ra, bạn nên kiểm tra tư thế của hai bàn tay để tìm ra tư thế đàn guitar acoustic thuận lợi nhất cho cả hai bàn tay.

Không nên tạo căng thẳng khi luyện cách bấm tay trái guitar

Sau đây là một số điều mà bạn cần lưu ý trước khi luyện bấm tay trái guitar:

  • Xem kỹ lưỡng đầu đàn có thấp quá không?
  • Đầu đàn có vượt xa quá tầm của bạn hay không?
  • Thân đàn có thấp hay quá xa về phía bên trái của bạn hay không?

Bước 2: Xem vị trí bàn tay và ngón tay trái khi luyện ngón đàn guitar

Bạn hãy thử mở rộng bàn tay trái và lòng bàn tay hướng lên và đặt ngón tay lên phím đàn. Tuy nhiên, bạn hãy lưu ý là nắm tay vừa đủ và không gồng tay khi chơi đàn. Tiếp theo đó là đặt ngón tay cái ở khoảng giữa các ngón tay đầu tiên và thứ hai. Đồng thời, bạn cần phải đảm bảo tất cả các đốt ngón tay nên được uốn cong. Một điều nữa đó là khi chuyển Gam ngón cái sẽ lướt nhẹ dọc theo phía sau cần đàn.

Hơn hết, để tránh áp lực lên cổ tay và cánh tay thì điều chỉnh ngón tay đi xuống theo chiều dọc trên chuỗi chứ không phải ở một góc là điều rất cần thiết. Bởi vì đây chính là vị trí có áp lực lớn nhất.

Bước 3: Luyện cách bấm tay trái đàn guitar với Guitar điện

Để giúp tay trái muốn bấm nốt thật rõ, bạn hãy biết cách nhấc ngón ra kịp thời: Thật ra khi chơi đàn guitar điện – đặc biệt là các thể loại Heavy Metal với âm thanh Distortion (tiếng kim loại). Vậy thì khi bấm (và gẩy) vào 1 nốt ở dây 1. Tiếp theo, bạn bấm (và gẩy) vào 1 nốt ở dây 2, vậy thì trước khi bấm nốt thứ 2, lúc này bạn phải nhấc kịp tay khi bấm nốt thứ nhất lên hẳn đã. Trong trường hợp khi gẩy nốt thứ 2 mà nốt 1 bạn chưa nhấc lên. Lúc này tiếng đàn sẽ bị rè vì cộng hưởng.

Chính vì thế khi tập chuyển ngón, nhất là với 2 nốt ở 2 dây khác nhau thì bạn hãy cố gắng nhấc thật nhanh nốt trước khi bạn chơi những nốt sau.

Xem thêm: Tại sao cần luyện âm giai? Hướng dẫn chạy âm giai guitar hiệu quả

Lưu ý chung khi luyện cách bấm tay trái đàn guitar

Để luyện ngón thành công, người chơi đàn Guitar sẽ phải tập luyện rất nhiều. Sau đây là một số lưu ý khi luyện ngón bấm tay trái:

Cần giữ tay trái thoải mái khi luyện cách bấm tay trái đàn guitar

  • Không nên bị cám dỗ để thử tăng tốc thông qua phương tiện nhân tạo
  • Hãy thường xuyên thả lỏng để vai trái được thư giãn
  • không nên di chuyển khuỷu tay quá nhiều vì sẽ làm tay bị mỏi nhanh hơn
  • Cần giữ tay trái đàn được thoải mái và tự nhiên. Nếu tay bị tổn thương hoặc đau, bạn hãy ngừng chơi đàn để bàn tay được nghỉ ngơi đúng lúc.

Điều quan trọng nhất đó là bạn hãy chú ý rèn luyện việc nhận biết khi bàn tay trái của bạn có sự căng cơ không cần thiết. Bạn có thể lưu ý bằng cách thay đổi vị trí của khuỷu tay, cánh tay, và cả độ cong cổ tay trái. Bạn hãy thử đi thử lại và kiểm tra nhiều lần đến khi xác định được tư thế mà bạn cảm thấy thoải mái nhất.

Nếu bạn có câu hỏi là tập đàn lâu năm rồi nhưng bấm các hợp âm chặn hoặc các hợp âm có thế tay khó thì tiến cứ bị tịt không rõ nốt. Câu trả lời là các bạn dành thời gian để luyện tập cho ngón tay chưa đủ để tay có thêm lực. Các bạn mỗi ngày cần dành thời gian để luyện ngón dần dần tay mới có thêm lực bấm các hợp âm mới chuẩn đổi thế tay mới nhanh.

Sau đây Mình sẽ hướng dẫn các bạn 4 bài tập luyện ngón ở nhà cho tay trái khỏe hơn.

1. Bài luyện ngón guitar thứ nhất:

Các bạn chạy ngón từng phím đàn của từng giây bắt đầu từ dây 6 chở đi.

Bước 1

Ngón trỏ đặt vào dây số 6 ngăn 1, ngón giữa đặt vào dây 6 ngăn 2, ngón áp út đặt vào dây 6 ngăn 3, ngón út đặt vào dây 6 ngăn 4.

Khi đã chạy hết một lượt ngón tay, bạn sẽ xuống dây thứ năm tương tự như thế chạy lần lượt ngăn 1-2-3-4 của dây 5. Tiếp theo tương tự với dây 4-3-2-1.

Bước 2

Sau khi chạy hết một vòng từ dây 6 đến dây 1 các bạn hãy chạy ngược lại từ dây 1 đến dây 6. Theo quy tắc: ngắn 4-3-2-1 của dây 1 rồi tới ngắn 4-3-2-1 của dây 2… tương tự với dây 3-4-5-6.

2. Bài luyện ngón guitar thứ 2:

Các bạn chạy theo quy tắc:

ngăn 1 dây 6 rồi ngăn 2 dây 6, ngăn 3 dây 6, ngăn 4 dây 6,

Tiếp theo vẫn chạy ngón ở dây số 6 nhưng từ ngăn 2 đến ngắn 5 theo tứ tự: 2-3-4-5, cứ như cậy chạy tiếp: 3-4-5-6, 4-5-6-7. Chạy tới ngăn 12 thì chạy ngược lại: 12-11-10-9, 11-10-9-8…

3. Cách thứ ba là luyện ngón theo âm giai của C

Công thức sẽ là: Dây 6 buông Dây 6 ngăn 1 Dây 6 ngăn 3 Dây 5 buông Day 5 ngăn 2 Dây 5 ngăn 3 Day 4 buông Dây 4 ngăn 2 Dây 4 ngăn 3 Dây 3 buông Dây 3 ngăn 2 Dây 2 buông Dây 2 ngăn 1 Dây 2 ngăn 3 Dây 1 buông Dây 1 ngăn 1 Dây 1 ngăn 3

Khi đã chạy hết vong thì tiếp tục chạy ngược lại.

4. Bài luyện ngón số 4 là Chạy ngón theo âm giai của G/Em

Công thức như sau: Dây 6: 023 Dây 5: 023 Dây 4:024 Dây 3:02 Dây 2::013 Dây 1: 023

Mục đích của việc luyện ngón là để cho ngón tay có thêm lực bấm hợp âm chuẩn xác, chuyển hợp âm nhanh hơn không bị rè nốt, âm thanh phát ra trong sáng. Mỗi ngày các bạn cần dành thời gian để luyện ngón điều này là bắt buộc nếu như muốn bấm được hợp âm tốt hơn.

Chủ đề