Hướng dẫn chỉnh đồng hồ tự động chạy đúng giờ

Chỉnh đồng hồ cơ để đúng lịch ngày, giờ phút là điều mà hầu như ai sử dụng đồng hồ cũng đã từng làm. Tuy nhiên chỉnh như thế nào mới là đúng cách thì không phải ai cũng biết. Các hướng dẫn sau đây sẽ một lần nữa làm rõ điều này cho bạn.

1. Các thông tin cần biết về núm đồng hồ Núm đồng hồ còn gọi là chốt hoặc ti đồng hồ, là bộ phận dùng để điều chỉnh lịch, chỉnh giờ cho đồng hồ. Hiểu được cách sử dụng của bộ phận này sẽ giúp bạn dễ dàng chỉnh đồng hồ hơn. • Núm sẽ có các nấc như sau: • Nấc 0 - Đóng núm, là vị trí núm kín khít so với vỏ đồng hồ. Khi không chỉnh đồng hồ thì núm phải luôn luôn kín khít để đảm bảo đồng hồ không bị vào nước, không bị hấp hơi.

• Nấc 1 - Nấc chỉnh lịch • Nấc 2 - Nấc chỉnh giờ, phút • Các loại núm đồng hồ: • Núm có ren vặn (Screw Down Crown): ta sẽ vặn núm theo chiều kim đồng hồ đến khi nào núm bật hết ren, thì mới tiến hành rút núm và chỉnh giờ. Khi hoàn tất quá trình chỉnh đồng hồ, ta vừa nhấn nhẹ núm vào vừa xoáy ren ngược chiều kim đồng hồ để núm bắt vào ren, sau đó xoáy đến khi căng tay để đảm bảo kín khít cho đồng hồ. • Núm rút thông thường: ta chỉ cần rút núm ra rồi chỉnh ngày giờ bình thường 2. Cách chỉnh đồng hồ cơ lịch ngày Phần lớn các nhà sản xuất đồng hồ thiết lập cơ chế nhảy lịch từ lúc 8h tối – 7h sáng, thường sẽ là khoảng thời gian 12h đêm. Do đó, đây là thời gian tuyệt đối không được chỉnh lịch, nếu không sẽ dẫn đến hư hỏng máy. Các bước chỉnh lịch đồng hồ cơ như sau: Bước 1: Rút núm chỉnh ra nấc 2. Một số mẫu đồng hồ sẽ dừng kim giây (Hacking Second), nhưng một số khác thì không. Bước 2: Vặn núm cho kim giờ-phút quay theo chiều kim đồng hồ đến khi lịch nhảy sang ngày mới (1 lần duy nhất) và thời gian nằm trong khoảng 8 giờ đến 11 giờ thì ngừng.

.png) Bước 3: Đóng núm chỉnh về nấc 1 Bước 4: Xoay núm để lịch ngày tăng dần (Ví dụ: 15 → 16 → 17 → 18), đến đúng ngày hôm qua thì dừng lại (hôm nay là ngày 19 thì bạn chỉnh về ngày 18). Không được xoay lùi ngày (Ví dụ: 18→ 17→ 16) vì dễ gây hỏng máy. Lúc này đồng hồ của bạn đang là sáng ngày hôm qua. Bước 5: Rút núm ra Nấc 2 để chỉnh Giờ-Phút, chỉnh theo chiều kim đồng hồ cho đến khi lịch ngày nhảy tới hôm nay và đi đến đúng giờ - phút hiện tại. Lúc này lịch của đồng hồ đã được chỉnh đúng và nhảy khoảng 12 giờ tối. Bước 6: Đóng kín núm để tránh nước, bụi xâm nhập.

/fptshop.com.vn/uploads/images/tin-tuc/133483/Originals/How-to-Set-a-Watch-gear-patrol-full-lead.jpg) 3. Lưu ý trong cách sử dụng để đồng hồ cơ không bị nhảy sai lịch √ Không chỉnh lịch, chỉnh giờ của đồng hồ từ sau 8h tối đến 7h sáng ngày hôm sau. √ Nên đeo đủ 8 tiếng mỗi ngày đối với đồng hồ Automatic, nếu là đồng hồ lên dây thủ công, bạn có thể vặn núm mỗi ngày 15-20 vòng nếu không đeo đủ 8 tiếng. √ Đa số đồng hồ đều mặc định lịch một tháng là 31 ngày, kể cả với những tháng 30 hay 28, 29 ngày. Bởi thế, ngày 1 hàng tháng bạn nên kiểm tra và chỉnh lại ngày cho đúng. √ Để đồng hồ chạy chính xác, bạn không nên đặt đồng hồ ở nơi có từ trường mạnh, hoặc những nơi cạnh thiết bị điện như ti vi, tủ lạnh, lò vi sóng… √ Không nên đeo đồng hồ đi xông hơi, trong lúc ăn lẩu, hoặc ở những nơi nhiệt độ thay đổi đột ngột (trừ các dòng đồng hồ chuyên dụng) vì sẽ làm cho đồng hồ có khả năng bị hấp hơi nước, dần dần làm ảnh hưởng đến chất lượng đồng hồ. Trong bất kỳ trường hợp nào, nếu bạn không thực hiện được cách chỉnh đồng hồ như đã hướng dẫn ở trên thì nên mang đồng hồ đến các trung tâm bảo hành, sửa chữa chuyên nghiệp để được xử lý.

Khá đơn giản đúng không nào. Tuy nhiên, nhiều anh em lại nghĩ cánh tay phải chuyển động liên tục thì mới có thể lên dây cót đồng hồ nhưng không, sự tinh xảo trong thiết kế sẽ giúp đồng hồ lên dây cót khi anh em hoạt động thương ngày. Khi anh em đeo đồng hồ và hoạt động bình thường thì chiếc đồng hồ của anh em đã được nạp năng lượng và cho sự hoạt động ổn định nhất. Còn một lời khuyên nữa cho anh em đó chính là không nên vận động quá mạnh ví dụ khi chơi bóng đá, cầu lông, tenis,… vì những va đập có thể ảnh hưởng đến khả năng lên dây cót của đồng hồ.

Hướng dẫn chỉnh đồng hồ tự động chạy đúng giờ

Để đảm bảo chiếc đồng hồ Automatic hoạt động bình thường ( ngay cả vào ban đêm khi không sử dụng ) thì anh em nên đeo ít nhất 8 tiếng 1 ngày.

Lên dây cót đồng hồ bằng núm vặn

Như đã nói, đồng hồ cơ Automatic hiện nay còn được tích hợp thêm chức năng lên dây cót bằng tay. Đối với những dòng đồng hồ như thế này, anh em chỉ việc tác động một lực vừa để vặn núm điều chỉnh ( không nên vặn quá căng ). Nếu tỉ mỉ thì anh em có thể vặn từ 15 đến 20 vòng là đẹp nhất.

Hướng dẫn chỉnh đồng hồ tự động chạy đúng giờ

Tuy nhiên, trước khi vặn anh em cần lưu ý.

– Tháo đồng hồ khỏi tay khi lên cót

Có nhiều trường hợp vừa đeo đồng hồ, vừa lên cót khiến núm điều chỉnh bị cong cót. Vì thế, anh em nên tháo ra để đảm bảo núm điều chỉnh vuông góc và tác dụng lực vừa đủ.

Hướng dẫn chỉnh đồng hồ tự động chạy đúng giờ

– Vị trí núm chỉnh khi lên cót

Một núm chỉnh giờ thường sẽ có 3 nấc. Nấc đầu tiên là nấc để lên dây cót. Khi anh em xoay nấc này, đồng hồ vẫn hoạt động bình thường. Nấc thứ hai là nấc chỉnh ngày và thứ, khi xoay, kim giây vẫn hoạt động bình thường. Nấc cuối cùng dùng để chỉnh giờ phút, khi sử dụng, kim giây sẽ dừng lại. Đặc biệt chú ý luôn đóng sát về nấc đầu để đảm bảo hoạt động của đồng hồ.

Chắc hẳn, anh em đã nắm rõ cho mình cách lên dây cót đồng hồ Automatic rồi phải không nào. Tuy nhiên, để cô vợ hai của anh em hoạt đồng tốt, chính xác nhất thì cần làm gì và tránh làm gì. Phần sau của bài viết sẽ là những thông tin đó.

Lưu ý khi sử dụng và chỉnh đồng hồ cơ

- Anh em nên đeo đồng hồ Automatic thương xuyên để cót được tích trữ đủ năng lượng. Theo nghiên cứu thì anh em nên đeo ít nhất 8 tiếng 1 ngày để đảm bảo đồng hồ hoạt động tốt nhất.

- Nếu anh em lên dây cót đồng hồ thì nên chọn một thời gian nhất định trong ngày. Phù hợp nhất là vào khoảng 9h đến 12h vì lúc này đồng hồ chạy ít sai số nhất.

- Như đã nói ở phần trên, các dòng đồng hồ Automatic, anh em không nên sử dụng chúng khi hoạt động thể thao mạnh vì có thể ảnh hưởng đến bộ máy bên trong.

- Không nên sử dụng đồng hồ khi vào phòng xông hơi, điều kiện nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp.

- Không nên vặn dây cót quá căng vì sẽ dễ làm hỏng hệ thống dây cót, bánh răng.

- Không đặt gần nam châm, tivi, các đồ vật từ,…

- Khi không sử dụng, anh em nên úp mặt đồng hồ trên tấm vải mịn để đảm bảo thời gian giữ cót được lâu.

Trên đây là những chia sẻ của Đăng Quang Watch về cách sử dụng đồng hồ cơ Automatic cũng như là những kinh nghiệm khi chỉnh đồng đồng hồ.