Hướng dẫn chi từ nguồn tài trợ

Cử tri TP. Hà Nội cho rằng, đối với việc yêu cầu phải mở tài khoản tại Ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước để tiếp nhận khoản tài trợ; việc nhận tài trợ bằng kim khí quý, đá quý... cần được rõ ràng và dễ thực hiện hơn trong thực tế vì nhiều Ban quản lý di tích ở cơ sở còn thiếu nhân lực, trình độ để thực hiện.

Bộ Tài chính cho biết, thực hiện quy định tại khoản 6 Điều 19 Nghị định số 110/2018/NĐ-CP ngày 29/8/2018 của Chính phủ, Bộ Tài chính dự thảo Thông tư quy định quản lý, thu chi tài chính cho công tác tổ chức lễ hội và tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội.

Dự thảo Thông tư này đã trải qua 3 lần gửi lấy ý kiến các bộ, cơ quan trung ương có liên quan, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố, các tổ chức tôn giáo, gửi đăng trên Cổng thông tin điện tử của Chính phủ và của Bộ Tài chính để lấy ý kiến rộng rãi nhân dân.

Trên cơ sở tiếp thu ý kiến của các cơ quan, tổ chức và cá nhân, Bộ Tài chính đang hoàn thiện dự thảo Thông tư, trong đó quy định nhiều nội dung cụ thể, dễ tiếp cận, dễ thực hiện.

Cụ thể: Về quản lý, thu chi tài chính cho công tác tổ chức lễ hội, quy định chi tiết việc tiếp nhận, quản lý, sử dụng kinh phí đối với lễ hội theo tương ứng với từng chủ thể tổ chức lễ hội, bao gồm: Lễ hội do cơ quan nhà nước tổ chức và lễ hội không phải do cơ quan nhà nước tổ chức.

Ngoài ra, quy định chi tiết phương thức tiếp nhận các nguồn tài chính cho công tác tổ chức lễ hội, bao gồm: Mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng thương mại để phản ánh việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng kinh phí cho công tác tổ chức lễ hội theo hình thức chuyển khoản, phương thức thanh toán điện tử.

Tiếp nhận công đức bằng tiền mặt phải mở sổ ghi chép và gửi tiền vào kho bạc hoặc ngân hàng

Dự thảo quy định, trường hợp tiếp nhận bằng tiền mặt phải cử người tiếp nhận, mở sổ ghi chép đầy đủ số tiền đã tiếp nhận và gửi số tiền tạm thời nhàn rỗi vào tài khoản mở tại Kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng thương mại để bảo đảm việc quản lý an toàn, minh bạch các khoản kinh phí tổ chức lễ hội đã tiếp nhận.

Về quản lý, thu chi tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội, đã quy định chi tiết các hình thức tiếp nhận tiền công đức, tài trợ, bao gồm: Mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng thương mại; tiếp nhận tiền mặt; tiếp nhận giấy tờ có giá trị và tiếp nhận kim khí quý, đá quý.

Ngoài ra, quy định chi tiết việc quản lý, sử dụng tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội theo 5 chủ thể là chủ sở hữu hoặc được giao quản lý, sử dụng di tích trên cơ sở bám sát từ thực tiễn, bao gồm: Di tích là cơ sở tôn giáo do tổ chức tôn giáo quản lý, sử dụng; di tích là cơ sở tín ngưỡng do người đại diện cơ sở tín ngưỡng quản lý, sử dụng; di tích thuộc sở hữu tư nhân; di tích giao cho đơn vị sự nghiệp công lập, Ban quản lý di tích kiêm nhiệm quản lý, sử dụng.

Hướng dẫn chi từ nguồn tài trợ
Hỏi:

1. Đối với các dự án viện trợ không hoàn lại là “Công trình xây dựng (CTXD)” & các chi phí: đào tạo, hội thảo, tập huấn & chi phí tư vấn … do nhà tài trợ trực tiếp quản lý, thực hiện; CTXD áp dụng theo hình thức chìa khoá trao tay (1) Khi bàn giao cho phía Việt Nam cần các hồ sơ nào hay căn cứ vào báo cáo kiểm toán của nhà tài trợ cung cấp là đủ; [điều 19 TT 23/2022/TT-BTC ngày 06/04/2022] hoặc báo cáo của nhà tài trợ (2) Khi nhận bàn giao xong chủ đầu tư làm thủ tục xác nhận quyền sở hữu tài sản có phải làm thủ tục ghi thu; ghi chi NSNN và hạch toán kế toán đối với CTXD? Các chi phí đào tạo, hội thảo, tập huấn & các chi phí cho tư vấn … có phải làm thủ tục ghi thu; ghi chi NSNN và hạch toán kế toán không? 2. Đối với dự án có 2 nguồn vốn (1) Vốn đối ứng phía Việt Nam đầu tư cho các công trình độc lập (2) Vốn viện trợ không hoàn lại do phía nhà tài trợ trực tiếp quản lý. thực hiện. Trong trường hợp nguồn vốn đối ứng phía Việt Nam QT dự án hoàn thành xong có cần phải tổng hợp với vốn do nhà tài trợ bàn giao cho chủ dự án để báo cáo Bộ chủ quản không? Trân trọng.

25/07/2023

1. Về câu hỏi của độc giả liên quan đến hồ sơ thủ tục bàn giao cho phía Việt Nam đối với công trình xây dựng: Thông tư số 23/2022/TT-BTC ngày 06/4/2022 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý tài chính nhà nước đối với nguồn viện trợ không hoàn lại của nước ngoài thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước không hướng dẫn về hồ sơ bàn giao công trình xây dựng cơ bản và các chi phí. Vì vậy, trường hợp dự án được phê duyệt là dự án đầu tư xây dựng cơ bản theo phương thức nhà tài trợ trực tiếp thực hiện và bàn giao công trình cho phía Việt Nam theo phương thức chìa khóa trao tay, đề nghị Quý cơ quan nghiên cứu văn kiện dự án, quyết định phê duyệt và quy định pháp luật về đầu tư xây dụng và tham khảo ý kiến Bộ Xây dựng (nếu cần thiết) để xác định các hồ sơ bàn giao cần thiết.

2. Về câu hỏi trường hợp đây là công trình xây dựng từ nguồn vốn viện trợ nước ngoài cho Chính phủ Việt Nam thì khi bàn giao cho phía Việt Nam phải thực hiện hạch toán vào ngân sách nhà nước theo quy định. Việc hạch toán được thực hiện theo quy định tại các Nghị định và Thông tư hướng dẫn liên quan (vì độc giả không nêu cụ thể tên dự án, nhà tài trợ, cũng như quyết định phê duyệt của cấp có thẩm quyền về việc tiếp nhận viện trợ) do vậy không có cơ sở để trao đổi thông tin).

3. Về việc quyết toán dự án hoàn thành: Trường hợp là dự án đầu tư sử dụng vốn viện trợ thuộc nguồn thu NSNN, việc quyết toán dự án thực hiện theo quy định tại các Nghị định liên quan (căn cứ nguồn vốn là viện trợ ODA hay là viện trợ không thuộc ODA) và Thông tư hướng dẫn quyết toán dự án đầu tư.

Đề nghị Quý độc giả căn cứ tính chất phạm vi, phương thức tổ chức thực hiện, tổng mức đầu tư của dự án theo quyết định phê duyệt dự án, thỏa thuận viện trợ. Nguồn cung cấp khoản viện trợ (nguồn ODA hay nguồn không thuộc ODA) để nghiên cứu các quy định pháp luật liên quan, đảm bảo thực hiện đúng quy định".