Hướng dẫn cách thắt dây giày asic năm 2024

Buộc dây giày chạy bộ thể thao là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới cảm giác chạy bộ của bạn từ đó quyết định hiệu suất của bạn. Chắc hẳn bạn đã từng nhìn thấy những kiểu buộc dây giày từ đơn giản, đẹp cho tới đặc biệt bắt mắt khiến ai cũng mê đúng không nào? Thật vậy, chỉ bằng một thay đổi nhỏ trong việc xỏ, thắt dây giày cũng có thể khắc phục các vấn đề như trượt gót, phồng rộp chân,... Tại sao lại như vậy?

Lý do là mỗi người chúng ta sinh ra đều có một kiểu bàn chân và kiểu chạy độc nhất. Vậy nên, chúng ta cần phải buộc dây giày sao cho thật phù hợp với hình dáng bàn chân và phong cách chạy của riêng mình để cảm thấy thoải mái nhất trong quá trình tập luyện. Và trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn cũng như gợi ý cho bạn một số kỹ thuật buộc dây giày chạy bộ hữu ích để giải quyết các vấn đề thường gặp cũng như cách xỏ dây giày sao cho phù hợp với từng kiểu dáng bàn chân. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé!

Kỹ thuật buộc dây giày cho các vấn đề thường gặp:

Gót chân bị “trượt”

Hướng dẫn cách thắt dây giày asic năm 2024

Những người bị trượt gót thường sẽ gặp tình trạng phồng rộp ở gót chân và phần gót giày cũng bị mòn đi rất nhiều. Do đó, kiểu buộc dây giày chạy bộ “khóa gót” hay "khóa cổ giày" được ra đời như là một phương pháp để giải quyết tình trạng này. Buộc dây giày kiểu khóa cổ giày sẽ đảm bảo dây buộc của bạn không bị lỏng, giúp bạn hạn chế tối đa chuyển động của gót chân trong quá trình chạy bộ từ đó giảm thiểu ma sát và tình trạng phồng rộp gót. Để thực hiện, bạn hãy làm theo các bước sau:

Bước 1. Xỏ dây theo kiểu đan chéo từ lỗ khoen dưới cùng cho tới lỗ khoen thứ 2 từ trên xuống

Bước 2. Luồn phần dây giày thẳng lên qua lỗ khoen cuối ở phía trên để tạo ra một chiếc vòng nối giữa lỗ trên cùng và lỗ thứ 2.

Bước 3. Đan chéo hai đầu dây buộc và luồn chúng qua hai vòng mà bạn đã tạo ra từ bước 2. Sau đó, buộc như buộc dây giày chạy bộ thông thường

Cách buộc dây giày này rất hay được sử dụng với những đôi giày trail, khi mà khi lựa chọn size giày chúng ta thường sẽ tăng size một chút khiến cho bàn chân hơi lỏng một chút trong thời gian ban đầu chạy. Lưu ý, phương pháp buộc dây giày này chỉ áp dụng với những đôi giày chạy bộ có thiết kế thêm 2 lỗ xỏ dây bổ sung ở phía trên cùng của giày, đa số các đôi giày chạy bộ đều có thiết kế 2 lỗ xỏ giày này trừ một vài mẫu có độ ôm chân tót ví dụ như Hoka Carbon X 3

Cảm giác giày bị chật

Hướng dẫn cách thắt dây giày asic năm 2024

Nếu như bạn cảm thấy đôi giày của mình quá chật ở phần phía trên của bàn chân, kiểu thắt dây “song song” giúp phân bố đều các dây buộc để tạo sự thoải mái cho bàn chân của bạn. Nhưng kiểu buộc dây giày chạy bộ này sẽ không có hiệu quả khi giày của bạn không vừa vặn và phù hợp với bàn chân của bạn. Tốt nhất, hãy lựa chọn một đôi giày chạy bộ vừa vặn và phù hợp nhất ngay từ đầu

Bước 1. Bạn hãy xỏ khoen theo kiểu song song bằng cách nhảy cách 1 hàng khoen với mỗi đầu dây giày. Kiểu xỏ khoen này sẽ giúp làm giảm áp lực lên bàn chân của bạn.

Bước 2. Buộc dây giày như bình thường

Cảm thấy đau ngón chân

Hướng dẫn cách thắt dây giày asic năm 2024

Nếu bạn thường xuyên bị đen móng chân và cảm thấy đau ở ngón chân, hãy thử kỹ thuật buộc dây giày chạy bộ có tác dụng tạo thêm không gian cho ngón chân này.

Bước 1. Hãy bắt đầu với một đầu dây giày (để ngắn hơn so với đầu kia khoảng 10cm), từ từ xỏ tới lỗ khoen đối diện ở hàng trên. Sau đó bắt ngang sang bên kia và lặp lại để tạo thành những đường chéo xuyên suốt.

Bước 2. Với đầu dây giày còn lại, bạn hãy xỏ chéo thẳng lên lỗ khoen trên cùng phía đối diện

Bước 3. Buộc dây giày chạy bộ như bình thường

Các kiểu buộc dây giày cho từng loại bàn chân:

Vòm chân cao

Hướng dẫn cách thắt dây giày asic năm 2024

Nếu bạn là người có vòm chân cao, hãy điều chỉnh dây giày để giảm áp lực cho phần giữa chân.

Bước 1. Hãy đan chéo dây giày lên lỗ khoen đối diện ở hàng thứ 2 từ dưới lên

Bước 2. Sau đó, bạn hãy đâm dây giày thẳng lên lỗ khoen ở hàng trên

Bước 3. Tiếp tục xỏ khoen đan chéo và buộc dây giày chạy bộ như bình thường

Bản quyền bài viết thuộc về IMSPORTS

Bàn chân trước to, bè

Hướng dẫn cách thắt dây giày asic năm 2024

Nếu bạn là một người có phần ngón chân to bè, hãy buộc dây giày chạy bộ sao cho không gian của phần hộp ngón chân được mở rộng ra.

Bước 1. Bắt đầu bằng việc xỏ thẳng hai đầu dây lên lỗ khoen bên trên

Bước 2. Sau đó bắt đầu xỏ khoen theo kiểu đan chéo thông thường cho tới lỗ trên cùng

Bước 3. Buộc dây giày chạy bộ như bình thường

Bàn chân nhỏ

Hướng dẫn cách thắt dây giày asic năm 2024

Còn nếu bạn sở hữu một bàn chân nhỏ, bạn cần chắc chắn rằng kiểu buộc dây giày chạy bộ của bạn sẽ ôm sát với giày để tạo cảm giác vừa vặn, không bị rộng.

Bước 1. Xỏ khoen theo kiểu đan chéo cho tới hàng khoen thứ 3 từ dưới lên

Bước 2. Tiếp theo, xỏ khoen đan chéo nhưng bỏ cách một hàng khoen

Bước 3. Tiếp tục đan chéo cho tới lỗ cuối cùng và buộc dây giày chạy bộ như bình thường

Bàn chân to

Hướng dẫn cách thắt dây giày asic năm 2024

Nếu tổng thể bàn chân của bạn lớn, hãy sử dụng kỹ thuật buộc dây giày có khả năng nới lỏng toàn bộ giày và đem tới cho bạn nhiều không gian hơn.

Bước 1. Hãy đan chéo dây giày lên lỗ khoen đối diện ở hàng thứ 2 từ dưới lên

Bước 2. Ở phần giữa, bạn vẫn tiếp tục đan chéo như bước 1 nhưng lần này hãy bỏ cách 1 hàng khoen. Lặp lại liên tục tới lỗ khoen cuối cùng

Bước 3. Buộc nút dây giày chạy bộ như bình thường

Khu vực giữa bàn chân cao

Hướng dẫn cách thắt dây giày asic năm 2024

Bạn sẽ cần một kiểu buộc dây giày chạy bộ giúp giảm áp lực tại khu vực giữa bàn chân nếu như bạn là một người có bàn chân giữa cao.

Bước 1. Xỏ khoen theo kiểu đan chéo cho tới hàng khoen thứ 3

Bước 2. Xỏ thẳng dây giày lên hàng khoen bên trên

Bước 3. Tiếp tục xỏ khoen chéo cho tới cuối và buộc dây giày chạy bộ như bình thường

Kết luận:

Kỹ thuật buộc dây giày chạy bộ tốt sẽ giúp bạn khắc phục được một số vấn đề thường gặp khi tập luyện hay giúp bạn đổi gió trong một ngày bạn cảm thấy nhàm chán và muốn đổi một kiểu buộc dây độc đáo hơn. Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng những kiến thức này sẽ là vô ích nếu bạn đang sử dụng một đôi giày không phù hợp với bản thân mình. Do đó, hãy lựa chọn một đôi giày thật vừa vặn và thích hợp dành cho mình trước khi bắt đầu áp dụng những kiến thức buộc dây kể trên của chúng tôi nhé!