Hợp đồng thử việc đóng thuế tncn như thế nào năm 2024

Khi Bộ luật Lao động 2019 chính thức có hiệu lực ngày 1.1.2021, đã bổ sung thêm quy định người lao động thử việc được ký hợp đồng lao động.

Vậy lương thử việc có phải đóng thuế thu nhập cá nhân?

Theo Luật thuế Thu nhập cá nhân (TNCN), người nộp thuế là cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú. Tuy nhiên, trong phạm vi bài viết chỉ đề cập đến vấn đề đóng thuế TNCN của người lao động là cá nhân cư trú.

Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC đã liệt kê các loại thu nhập chịu thuế TNCN, trong đó có tiền lương, tiền công mà người lao động nhận được từ người sử dụng lao động. Do đó, tiền lương thử việc cũng được tính là khoản thu nhập chịu thuế TNCN.

Vì vậy, trước khi trả lương cho người lao động, người sử dụng lao động được phép trừ số thuế phải nộp vào thu nhập của người lao động theo quy định.

Theo đó, để biết được tiền lương thử việc có phải trích đóng thuế TNCN hay không cần căn cứ vào từng trường hợp sau:

Trường hợp 1: Người lao động thử việc bằng cách ký hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên

Khi đó, thuế TNCN của người lao động sẽ được tính theo Biểu thuế lũy tiến từng phần. Tính thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập tính thuế và thuế suất. Trong đó, thu nhập tính thuế được xác định bằng thu nhập chịu thuế trừ đi các khoản giảm trừ sau: Các khoản giảm trừ gia cảnh (với chính bản thân là 11 triệu đồng/tháng, với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng; Các khoản đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện; Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học.

Như vậy, người lao động chỉ phải nộp thuế TNCN khi có tổng thu nhập từ tiền lương, tiền công > 11 triệu đồng/tháng (nếu không có người phụ thuộc, nếu có 1 người phụ thuộc thì thu nhập phải > 15,4 triệu đồng/tháng).

Đồng nghĩa với đó, người lao động thử việc trong trường hợp này có thu nhập < 11 triệu/tháng (nếu không có người phụ thuộc) hoặc < 15,4 triệu đồng/tháng (nếu có 1 người phụ thuộc) sẽ không phải đóng thuế TNCN.

Trường hợp 2: Người lao động ký hợp đồng thử việc hoặc thử việc với hợp đồng lao động dưới 3 tháng

Người lao động trong trường hợp này mà có tổng mức thu nhập từ 2 triệu đồng/lần trở lên thì doanh nghiệp thực hiện khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho người lao động.

Tuy nhiên, người lao động chỉ có duy nhất thu nhập nêu trên nhưng tổng mức thu nhập chịu thuế sau khi trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế thì có thể làm cam kết gửi người sử dụng lao động để không bị khấu trừ thuế. Đồng thời, người lao động còn phải đăng ký thuế và có mã số thuế tại thời điểm cam kết.

Nói tóm lại, có 2 trường hợp người lao động thử việc không phải đóng thuế TNCN:

1. Người lao động thử việc nhưng ký hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên có thu nhập dưới 11 triệu/tháng (nếu không có người phụ thuộc) hoặc dưới 15,4 triệu đồng/tháng (nếu có 1 người phụ thuộc).

2. Người lao động chỉ có duy nhất thu nhập thuộc đối tượng phải khấu trừ thuế theo tỷ lệ 10% nhưng ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế sau khi trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế và làm cam kết theo mẫu.

? Đây luôn là vấn đề khiến nhiều người lao động quan tâm và đặt dấu chấm hỏi trong quá trình thử việc. Vậy, thử việc có đóng thuế không? Nếu có mức thuế TNCN phải nộp trong thời gian thử việc là bao nhiêu? Cách tính thuế TNCN phải nộp với các lao động thử việc ra sao? Mời quý độc giả cùng theo dõi bài viết sau đây để cùng giải đáp lương thử việc có tính thuế TNCN không? nhé!

Câu trả lời là có. Thu nhập từ tiền lương, tiền công và các khoản tương tự được xem là thu nhập chịu thuế TNCN. Trong thời gian thử việc, khi người thử việc nhận được tiền lương, họ phải chịu thuế thu nhập cá nhân theo quy định của pháp luật.

Hợp đồng thử việc đóng thuế tncn như thế nào năm 2024
Lương thử việc có tính thuế TNCN không? Hay hợp đồng thử việc có phải đóng thuế TNCN không?

Căn cứ theo Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC, nhà nước có quy định về các loại thu nhập chịu thuế TNCN, trong đó có tiền lương, tiền công NLĐ nhận được. Vì thế, tiền lương thử việc cũng được tính là khoản thu nhập chịu thuế TNCN.

Các khoản tiền này sẽ được nhận trên đơn vị tiền đồng Việt Nam hoặc bằng tài sản có giá trị quy đổi là các khoản thu nhập chịu thuế. Tuy nhiên, không phải toàn bộ mức tiền lương thử việc đều phải chịu mức 10% thuế TNCN.

Xem thêm: Thử việc nghỉ ngang có được trả lương không?

2. Có phải bị trừ 10% thuế thu nhập cá nhân khi thử việc?

Theo Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007, được sửa đổi bởi Điều 1 Luật Thuế thu nhập cá nhân sửa đổi 2012, đối tượng có thu nhập từ tiền lương, tiền công được xem là một trong những người phải chịu thuế thu nhập cá nhân.

Thêm vào đó, tại điểm i khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC, việc khấu trừ thuế và các chứng từ liên quan đến khấu trừ thuế được quy định cụ thể như sau:

Khấu trừ thuế và chứng từ khấu trừ thuế

1. Khấu trừ thuế

Khấu trừ thuế là việc tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện tính trừ số thuế phải nộp vào thu nhập của người nộp thuế trước khi trả thu nhập, cụ thể như sau:

  1. Khấu trừ thuế đối với một số trường hợp khác

Các tổ chức, cá nhân trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động (theo hướng dẫn tại điểm c, d, khoản 2, Điều 2 Thông tư này) hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba (03) tháng có tổng mức trả thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân.

Trường hợp cá nhân chỉ có duy nhất thu nhập thuộc đối tượng phải khấu trừ thuế theo tỷ lệ nêu trên nhưng ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế của cá nhân sau khi trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế thì cá nhân có thu nhập làm cam kết (theo mẫu ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế) gửi tổ chức trả thu nhập để tổ chức trả thu nhập làm căn cứ tạm thời chưa khấu trừ thuế thu nhập cá nhân.

Căn cứ vào cam kết của người nhận thu nhập, tổ chức trả thu nhập không khấu trừ thuế. Kết thúc năm tính thuế, tổ chức trả thu nhập vẫn phải tổng hợp danh sách và thu nhập của những cá nhân chưa đến mức khấu trừ thuế (vào mẫu ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế) và nộp cho cơ quan thuế. Cá nhân làm cam kết phải chịu trách nhiệm về bản cam kết của mình, trường hợp phát hiện có sự gian lận sẽ bị xử lý theo quy định của Luật quản lý thuế.

Cá nhân làm cam kết theo hướng dẫn tại điểm này phải đăng ký thuế và có mã số thuế tại thời điểm cam kết.

4. Cách tính thuế TNCN phải nộp với các lao động thử việc

Để có thể tính số tiền thuế TNCN phải nộp, phía doanh nghiệp cần xác định mức tiền lương thử việc căn cứ theo khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC. Do hợp đồng thử việc không phải là hợp đồng lao động, tổ chức thu nhập phải có trách nhiệm khấu trừ thuế TNCN với mức 10% trước khi trả thu nhập từ 2.000.000 đồng trở lên.

Hợp đồng thử việc đóng thuế tncn như thế nào năm 2024
Tính thuế TNCN với người lao động thử việc

Sau đây, chúng tôi sẽ cung cấp một ví dụ để quý độc giả có thể hiểu rõ hơn về cách tính thuế TNCN cho các lao động thử việc:

Anh A đã có 2 tháng thử việc tại doanh nghiệp. Tháng thứ nhất, anh A làm việc được 14 ngày với mức lương 1.750.000 đồng. Tháng thứ hai, anh A làm được trọn tháng và mức lương là 3.500.000 đồng. Vậy, tiền thuế TNCN được xác định như thế nào?

  • Theo đó, tại tháng thứ nhất, mức lương anh A nhận được dưới 2.000.000 đồng nên không cần phải đóng thuế TNCN.
  • Tại tháng thứ hai, anh A nhận được số tiền lương thử việc lớn hơn 2.000.000 đồng nên phải chịu thuế TNCN. Theo đó, mức thuế TNCN anh A phải đóng là: Số tiền thuế anh A phải đóng = 10% x 3.500.000 = 350.000 đồng.

Lúc này, khi đến hạn trả lương, doanh nghiệp sẽ trừ số tiền thuế phải đóng bằng 350.000 đồng vào tiền lương thử việc tháng thứ hai trước khi chi trả cho anh A.

5. Thuế TNCN phải nộp trong thời gian thử việc là bao nhiêu?

Căn cứ theo mục i khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định, vì hợp đồng thử việc không phải là hợp đồng lao động, các tổ chức trả thu nhập phải cần khấu trừ thuế TNCN với mức 10% trước khi trả thu nhập từ 2.000.000 đồng trở lên cho người lao động. Trường hợp này, nhân viên thử việc không được tính giảm trừ gia cảnh.

Hợp đồng thử việc đóng thuế tncn như thế nào năm 2024
Thuế TNCN phải nộp trong thời gian thử việc

Trong một số trường hợp, người lao động chỉ có duy nhất một nguồn thu nhập phải đóng thuế TNCN, nhưng tổng thu nhập chưa đến mức chịu thuế do khấu trừ mức phí giảm trừ gia cảnh. Lúc này, người lao động có thể làm bản cam kết theo mẫu ban hành gửi đến tổ chức, doanh nghiệp để làm căn cứ tạm thời.

Dựa vào bản cam kết đó, doanh nghiệp sẽ không khấu trừ thuế. Kết thúc năm, doanh nghiệp có trách nhiệm tổng hợp, lập danh sách các cá nhân chưa đến mức khấu trừ thuế (theo mẫu ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế) và nộp cho cơ quan.

Theo đó, cá nhân sẽ chịu toàn bộ trách nhiệm về cam kết của mình, đăng ký thuế và có mã số thuế. Đồng thời, nếu thanh tra phát hiện ra có sự vi phạm, người lao động sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Do đó, công ty khấu trừ thuế 10% trên tổng lương thử việc của người lao động là đúng theo quy định của pháp luật. Mặt khác, nếu người lao động chỉ có duy nhất nguồn thu nhập thuộc trường hợp nói trên thì có thể yêu cầu doanh nghiệp làm cam kết lương thử việc không chịu thuế TNCN.

6. Tạm thời khấu trừ thuế TNCN trong thời gian thử việc

Hợp đồng thử việc đóng thuế tncn như thế nào năm 2024
Tạm thời khấu trừ thuế TNCN trong thời gian thử việc

Căn cứ theo khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định về khấu trừ thuế, nếu người lao động ký hợp đồng dưới 3 tháng (bao gồm hợp đồng thử việc), được chi trả lương thử việc trên 2.000.000 đồng thì chủ doanh nghiệp cần khấu trừ mức thuế TNCN 10% trên tổng lương được chi trả.

Mặt khác, trong trường hợp người lao động chỉ có thu nhập duy nhất tại công ty với tổng mức thu nhập sau khi giảm trừ gia cảnh chưa đến mức chịu thuế, họ có thể lựa chọn làm cam kết theo mẫu cam kết thuế TNCN mới nhất 2024 (Mẫu 08/CK-TNCN) để tạm thời chưa khấu trừ thuế TNCN. Bên cạnh đó, nếu người lao động là thu nhập duy nhất tại doanh nghiệp và đã có mã số thuế cá nhân thì có thể làm bản cam kết tạm thời chưa khấu trừ.

8. Quy định về mức lương thử việc

Mức lương thử việc là sự kết hợp giữa mức lương chính thức, hiệu suất công việc và các khoản phụ cấp tùy thuộc vào thời gian làm việc và các điều kiện đặc biệt. Do đó, ở mỗi doanh nghiệp sẽ có các cách tính khác nhau.

  • Tính theo mức lương chính thức: Theo Điều 28 của Bộ luật lao động số 10/2012/QH13, mức lương thử việc ít nhất phải bằng 85% mức lương chính thức của công việc tương ứng.
  • Tính theo hiệu suất công việc: Ngoài mức lương cơ bản, lương thử việc cũng có thể bao gồm phần thưởng dựa trên năng suất lao động và hiệu quả làm việc, như phần trăm hoa hồng từ các giao dịch thành công.
  • Tính theo giờ làm thêm và ngày nghỉ lễ: Trong thời gian thử việc, nếu nhân viên làm thêm giờ:
    • Lương ít nhất bằng 150% vào ngày thường.
    • Lương ít nhất bằng 200% vào ngày nghỉ hằng tuần.
    • Lương ít nhất bằng 300% vào ngày nghỉ lễ, tết, chưa kể tiền lương ngày này.

Sau khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động phải thông báo kết quả thử việc cho người lao động.

Nếu thử việc đạt yêu cầu, người sử dụng lao động có hai lựa chọn:

  • Tiếp tục thực hiện Hợp đồng lao động đã giao kết đối với trường hợp đã thỏa thuận thử việc trong Hợp đồng lao động, hoặc
  • Phải giao kết Hợp đồng lao động đối với trường hợp đã ký Hợp đồng thử việc.

Trong trường hợp thử việc không đạt yêu cầu, Hợp đồng lao động đã giao kết hoặc Hợp đồng thử việc sẽ chấm dứt.

Trong suốt thời gian thử việc, mỗi bên đều có quyền hủy bỏ Hợp đồng thử việc hoặc Hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần thông báo trước và không phải chịu bất kỳ trách nhiệm bồi thường nào.

Vừa rồi, AZTAX đã cung cấp các thông tin về việc “Lương thử việc có đóng thuế TNCN không?”. Chúng tôi mong rằng, người lao động đã hiểu hơn để bảo vệ được các quyền lợi của mình cũng tự mình giải đáp những vấn đề xung quang câu hỏi thử việc có đóng thuế thu nhập cá nhân không?. Song song đó, doanh nghiệp cũng có thể thực hiện khấu trừ thuế chính xác theo quy định pháp luật. Nếu doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng dịch vụ tính lương, liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể.

Hợp đồng 3 tháng tính thuế TNCN như thế nào?

Cách tính thuế TNCN hợp đồng thử việc: - Đối với cá nhân ký hợp đồng lao động thử việc, hợp đồng khoán dịch vụ dưới ba (03) tháng có tổng mức thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên thì công ty thực hiện khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân.nullCách tính thuế TNCN hợp đồng dịch vụ, giao khoán, thời vụ, thử việcketoanthienung.net › cach-tinh-thue-tncn-doi-voi-hop-dong-thoi-vu-thu-viecnull

Khi nào phải đóng thuế TNCN 10%?

Căn cứ điểm i khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC, cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động dưới 03 tháng hoặc không ký hợp đồng lao động mà có tổng mức trả thu nhập từ 02 triệu đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập (khấu trừ luôn trước khi trả tiền).nullKhi nào phải đóng thuế thu nhập cá nhân? Mức ... - Thư Viện Pháp Luậtthuvienphapluat.vn › ho-tro-phap-luat › tu-van-phap-luat › khi-nao-phai-d...null

Hợp đồng khoán việc đóng thuế TNCN như thế nào?

Như vậy, nếu thu nhập từ hợp đồng khoán việc có giá trị từ 02 triệu đồng trở lên thì cá nhân nhận khoán việc sẽ phải trích 10% thù lao để đóng thuế thu nhập cá nhân. Ngược lại, nếu thu nhập từ hợp đồng khoán việc có giá trị dưới 02 triệu đồng sẽ cá nhân không bị tính thuế thu nhập cá nhân.nullKý Hợp Đồng Khoán Việc Phải Đóng Thuế TNCN Bao Nhiêu?easyinvoice.vn › ky-hop-dong-khoan-viec-phai-dong-thue-tncn-bao-nhieunull

Hợp đồng dịch vụ thuế bao nhiêu phần trăm?

Căn cứ theo quy định tại điều 25, thông tư 111/2013/TT-BTC, doanh nghiệp khi ký hợp đồng dịch vụ với cá nhân hoặc tổ chức cung cấp dịch vụ thì phải khấu trừ 10% thuế đã được quy định.nullHướng dẫn cách tính thuế TNCN với hợp đồng dịch vụ - iHOADONihoadon.vn › hddt › thue-tncn-voi-hop-dong-dich-vunull