Hợp đồng mua bán hàng hóa có chiết khấu năm 2024

Chiết khấu thương mại phải trả là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho khách hàng mua hàng với khối lượng lớn.

Bên bán hàng thực hiện kế toán chiết khấu thương mại theo những nguyên tắc sau:

- Trường hợp trong hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng đã thể hiện khoản chiết khấu thương mại cho người mua là khoản giảm trừ vào số tiền người mua phải thanh toán (giá bán phản ánh trên hoá đơn là giá đã trừ chiết khấu thương mại) thì doanh nghiệp (bên bán hàng) không sử dụng tài khoản này, doanh thu bán hàng phản ánh theo giá đã trừ chiết khấu thương mại (doanh thu thuần).

- Kế toán phải theo dõi riêng khoản chiết khấu thương mại mà doanh nghiệp chi trả cho người mua nhưng chưa được phản ánh là khoản giảm trừ số tiền phải thanh toán trên hóa đơn. Trường hợp này, bên bán ghi nhận doanh thu ban đầu theo giá chưa trừ chiết khấu thương mại (doanh thu gộp). Khoản chiết khấu thương mại cần phải theo dõi riêng trên tài khoản này thường phát sinh trong các trường hợp như:

+ Số chiết khấu thương mại người mua được hưởng lớn hơn số tiền bán hàng được ghi trên hoá đơn lần cuối cùng. Trường hợp này có thể phát sinh do người mua hàng nhiều lần mới đạt được lượng hàng mua được hưởng chiết khấu và khoản chiết khấu thương mại chỉ được xác định trong lần mua cuối cùng;

+ Các nhà sản xuất cuối kỳ mới xác định được số lượng hàng mà nhà phân phối (như các siêu thị) đã tiêu thụ và từ đó mới có căn cứ để xác định được số chiết khấu thương mại phải trả dựa trên doanh số bán hoặc số lượng sản phẩm đã tiêu thụ.

Như vậy, có thể hiểu chiết khấu là giảm giá niêm yết của một loại sản phẩm, dịch vụ nào đó với tỷ lệ phần trăm nhất định.

Ví dụ: Một thương hiệu mỹ phẩm đặt ra ưu đãi chiết khấu 10% cho đơn hàng có tổng giá trị từ 10 triệu đồng trở lên.

Với ưu đãi chiết khấu 10% này, thay vì chỉ mua 7.000.000 đồng tiền hàng thì khách hàng sẽ mua thêm 3.000.000 đồng nữa để hưởng được mức chiết khấu nêu trên.

Mức giảm giá tối đa đối với hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại

Theo Nghị định 81/2018/NĐ-CP, mức giảm giá tối đa đối với hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại không được vượt quá 50% giá hàng hóa, dịch vụ đó ngay trước thời gian khuyến mại.

Trong các trường hợp tổ chức các chương trình khuyến mại tập trung (giờ, ngày, tuần, tháng, mùa khuyến mại) theo quy định tại Khoản 5 Điều 6 Nghị định 81/2018/NĐ-CP thì áp dụng mức giảm giá tối đa đối với hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại là 100%. Mức giảm giá tối đa 100% cũng áp dụng đối với các hoạt động khuyến mại trong khuôn khổ các chương trình, hoạt động xúc tiến thương mại do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Không áp dụng hạn mức giảm giá tối đa khi thực hiện khuyến mại giảm giá cho:

+ Hàng hóa dịch vụ khi thực hiện chính sách bình ổn giá của Nhà nước;

+ Hàng thực phẩm tươi sống;

+ Hàng hóa, dịch vụ trong trường hợp doanh nghiệp phá sản, giải thể, thay đổi địa điểm, ngành nghề sản xuất, kinh doanh.

Chiết khấu và các khoản giảm giá khác nhau thế nào?

Điểm khác nhau giữa chiết khấu và các khoản giảm giá được thể hiện qua các tiêu chí sau đây:

Tiêu chí

Chiết khấu

Các khoản giảm giá

Về số lượng sản phẩm

Chiết khấu thương mại đòi hỏi khách hàng mua đạt số lượng lớn

Chiết khấu thường là giảm giá trực tiếp trên hóa đơn mua bán

Giảm giá thường không phụ thuộc vào số lượng hàng hóa của khách hàng

Giảm giá có thể là giảm giá bán trên hóa đơn, hoặc tặng kèm sản phẩm (ví dụ như mua 5 sản phẩm sẽ được tặng 1 sản phẩm)

Về phạm vi

Chiết khấu thương mại hướng tới những nhà bán sỉ, bán buôn,…

Giảm giá hàng bán hướng tới không chỉ những nhà bán buôn, bán sỉ mà còn những nhà bán lẻ. Do đó chiết khấu thương mại có phạm vi hẹp hơn giảm giá.

Về tính công khai

Do bản chất chiết khấu thương mại là mối quan hệ bên trong hai hoặc nhiều quan hệ mua bán nên chiết khấu thương mại có thể không công khai rộng.

Giảm giá hàng bán được công khai quảng cáo rộng rãi đến người tiêu dùng, càng nhiều người biết thì người bán càng có lợi nhiều.

Về thời gian

Ưu đãi chiết khấu có thời gian kéo dài hơn giảm giá

Có thể ngắn hơn

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Một số trường hợp thanh tra, kiểm tra thuế, cơ quan thuế yêu cầu loại bỏ các khoản giảm trừ doanh thu từ chiết khấu thương mại do không đăng ký với Cơ quan Nhà nước. Vậy Chiết khấu thương mại có phải đăng ký với cơ quan Nhà nước không? Bài viết trích dẫn các văn bản liên quan hướng dẫn về vấn đề này

1/ Pháp luật về Xúc tiến thương mại

Trích câu trả lời từ Website trả lời của Chính Phủ – Bộ Công Thương trả lời vấn đề này như sau:

Luật Thương mại và Nghị định số 81/2018/NĐ-CP ngày 22/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại không quy định chiết khấu thương mại là một hình thức khuyến mại. Như vậy, khi thực hiện hoạt động chiết khấu thương mại, Công ty không phải thực hiện thủ tục hành chính thông báo/ đăng ký hoạt động khuyến mại theo quy định của Luật Thương mại và Nghị định số 81/2018/NĐ-CP của Chính phủ.

Công ty tham khảo các quy định của pháp luật về kế toán và tài chính khi thực hiện chính sách chiết khấu thương mại của Công ty.

Trường hợp còn khó khăn, vướng mắc, Công ty trao đổi trực tiếp với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về kế toán, tài chính để được hỗ trợ, giải đáp.

Công ty nên chuẩn bị

  • \> Chính sách bán hàng quy định rõ về chương trình chiết khấu thương mại hoặc
  • \> Hợp đồng, cam kết mua bán quy định rõ về chương trình chiết khấu thương mại

Tham khảo mẫu hồ sơ này tại //manaboxvietnam.com/mau-ho-so-chiet-khau-thuong-mai/

Tham khảo công văn số 17756/CT-TTHT

“Vậy, trường hợp Công ty thực hiện theo chính sách bán hàng có chiết khấu thương mại căn cứ vào số lượng, doanh số mua hàng hóa thực tế mà khách hàng đạt được trong 6 tháng đã được quy định trong hợp đồng mua bán hoặc quy chế bán hàng của Công ty, thì Công ty không phải thực hiện thông báo hoặc đăng ký với Sở Công thương khi thực hiện chiết khấu thương mại….”

[collapse]

Tham khảo công văn số 200/CT-TTHT

– Công văn số 726/SCT-QLTM ngày 28/4/2014 của Sở Công Thương nêu: “… việc Công ty thực hiện chiết khấu thương mại nhằm khuyến khích cho khách hàng mua hàng đạt sản lượng, đơn vị không cần thực hiện thủ tục hành chính thông báo hoặc đăng ký với Sở Công Thương…trường hợp Công ty có chính sách chiết khấu thương mại dựa trên số lượng hay doanh số đạt mức quy định được quy định cụ thể trong hợp đồng kinh tế hoặc cam kết giữa Công ty và người mua hàng thì Công ty không phải thông báo hoặc đăng ký với Sở Công thương. Khi chiết khấu thương mại Công ty ghi điều chỉnh giảm trên hóa đơn lần cuối cùng hoặc kỳ mua hàng tiếp sau hoặc lập hóa đơn điều chỉnh khi kết thúc chương trình chiết khấu hàng bán như hướng dẫn tại Điểm 2.5, Phụ lục 4, Thông tư số 39/2014/TT-BTC nêu trên. Đối với khoản chiết khấu này nếu Công ty giảm trừ trên hóa đơn bán hàng hóa kỳ tiếp sau thì doanh thu chưa thuế và thuế GTGT đầu ra là giá trị còn lại sau khi đã điều chỉnh giảm.

[collapse]

3/ Phân biệt chiết khấu thương mại và giảm giá hàng bán

Cần lưu ý rằng, một số hướng dẫn riêng xác định khoản giảm trừ doanh thu không căn cứ theo số lượng hàng mua thì không được xác định là chiết khấu thương mại mà có bản chất là giảm giá hàng bán. Khi đó, giảm giá hàng bán là một hình thức khuyến mại phải thực hiện thủ tục với Sở công thương

Quy định chi tiết về hình thức Giảm giá hàng bán

Tại Điều 92 Luật Thương mại 2005: Bán hàng, cung ứng dịch vụ với giá thấp hơn giá bán hàng, giá cung ứng dịch vụ trước đó, được áp dụng trong thời gian khuyến mại đã đăng ký hoặc thông báo. Trường hợp hàng hóa, dịch vụ thuộc diện Nhà nước quản lý giá thì việc khuyến mại theo hình thức này được thực hiện theo quy định của Chính phủ.

Tại Nghị định 81/2018/NĐ-CP quy định:

Trong trường hợp thực hiện khuyến mại bằng hình thức giảm giá thì mức giảm giá hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại trong thời gian khuyến mại tại bất kỳ thời điểm nào phải tuân thủ quy định tại Điều 7 Nghị định 81/2018/NĐ-CP

– Không được giảm giá bán hàng hóa, giá cung ứng dịch vụ trong trường hợp giá bán hàng hóa, dịch vụ thuộc diện Nhà nước định giá cụ thể.

– Không được giảm giá bán hàng hóa, giá cung ứng dịch vụ xuống thấp hơn mức giá tối thiểu trong trường hợp giá bán hàng hóa, giá cung ứng dịch vụ thuộc diện Nhà nước quy định khung giá hoặc quy định giá tối thiểu.

– Nghiêm cấm việc lợi dụng hình thức khuyến mại này để bán phá giá hàng hóa, dịch vụ.

– Tổng thời gian thực hiện khuyến mại bằng hình thức giảm giá đối với một loại nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ không được vượt quá 120 ngày trong một năm, không bao gồm thời gian thực hiện khuyến mại của các chương trình khuyến mại bằng hình thức giảm giá trong khuôn khổ các chương trình khuyến mại tập trung và các chương trình, hoạt động xúc tiến thương mại do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

[collapse]

Hóa đơn điện tử chiết khấu thương mại

4/ Một số công văn hướng dẫn

Tham khảo công văn 1868/CT-TTHT - Cục thuế TP Hồ Chí Minh

Căn cứ vào hướng dẫn nêu trên, trường hợp Công ty thực hiện chiết khấu thương mại cho khách hàng căn cứ vào doanh số bán hàng đạt mức nhất định của tháng, quý, năm theo hợp đồng kinh tế đã ký kết giữa 2 bên thì số tiền chiết khấu của hàng hóa đã bán được tính điều chỉnh trên hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ của lần mua cuối cùng hoặc kỳ tiếp sau. Trường hợp số tiền chiết khấu được lập khi kết thúc chương trình (kỳ) chiết khấu hàng bán thì được lập hóa đơn điều chỉnh kèm bảng kê các số hóa đơn cần điều chỉnh, số tiền, tiền thuế điều chỉnh theo quy định nêu trên.

Đối với khách hàng không có hợp đồng bán hàng thì khoản chiết khấu thương mại này phải thực hiện theo đúng pháp luật về thương mại (Chương trình khuyến mãi Công ty phải đăng ký với Sở công Thương hoặc Bộ công Thương).

Chủ đề