Bảng thành phần hóa học của hoa lavender năm 2024

Tinh dầu oải hương có thể đã có nhiều người sử dụng, song tinh dầu đó được chưng cất từ giống cây nào và công dụng ra sao? Tại sao mùi hương của mỗi loại có sự khác nhau? Thông qua phân tích kiểm nghiệm thành phần hóa học tinh dầu oải hương sẽ lý giải điều này.

Lavender - Hoa oải hương có hơn 20 loài khác nhau –theo tính chất khí hậu từng miền đã tạo ra nhiều giống cây oải hương có màu sắc và hương thơm khác nhau. Ba loài hoa Lavender nổi tiếng và được phổ biến nhất là: True Lavender, Spike Lavender và Lavandin.

Hoa oải hương có nguồn gốc từ lưu vực Địa Trung Hải, True Lavender trồng nhiều ở Bắc Phi, Địa Trung Hải, Châu âu và miền Tây ấn Độ. Spike Lavender phát triển ở vùng ấm hơn hai loài còn lại.

Thành phần

Thành phần hóa học chính của các giống oải hương gồm 2 nhóm chính cineol, camphor và linanool, linanyl acetace.

  • Cineol, camphor có tính năng diệt khuẩn, sát trùng .
  • linanool, linnanyl acetat lại là thành phần chính giúp thư giãn tinh thần.

Tùy vào từng loại hoa mà hàm lượng các chất này thay đổi khác nhau.

1. True Lavender :

Có lá hẹp, ngắn, thân cong, hoa hình bầu dục. Chủ yếu thiên về mùi hương nên tính sát khuẩn của True lavender không cao. True lavender có sản lượng rất thấp nên rất đắt. Hoa có mùi hương ngọt ngào cho nên thường dùng làm nước hoa và các loại khuếch tán cao cấp, đồng thời giúp thư giãn, cân bằng tinh thần.

Ở true lavender, hàm lượng chất cineol, camphor dưới 10% nên tính năng diệt khuẩn không cao, tuy nhiên tính thư giãn lại tốt nhất trong 3 loại nhờ hàm lượng linanool, linanyl acetat lên tới 70-80 %.

Bạn mất ngủ thường xuyên? Chỉ cần hai giọt true lavender nhỏ dưới gối sẽ giúp bạn thư thái và dễ dàng đi vào giấc ngủ.

2. Spike Lavender:

Là một loại cây thô, có lá rộng hơn so với True Lavender. Tinh dầu hoa này có mùi thơm giống như tinh dầu True lavender kết hợp với bạch đàn.

Được sử dụng như một loại dược mỹ phẩm thiên nhiên để trị liệu, trị mụn trứng cá, xịt thơm phòng, chất khử mùi, làm sữa tắm, xà phòng, chất tẩy, xịt côn trùng và nhiều sản phẩm khác. Đây là loài Lavender được áp dụng rộng rãi trong mỹ phẩm nhờ tính sát khuẩn của nó nhưng lại vẫn có cả khả năng thư giãn.

Tính năng sát khuẩn của spiker lavender có được nhờ hàm lượng cineol, camphor cao nhất trong 3 loại là 40%, hàm lượng chất tạo sự thư giãn cũng rất cao là linanool và linanyl acetate là 45%.

3. Lavandin:

Do true Lavender có hoa nhỏ không đẹp để cắm hoa hay làm hoa khô thì giống lai được nghiên cứu lai tạo, điển hình là lavandin. Hoa có màu tím hơi xanh xám, thân dày, cành dài hơn, hoa và nụ đầy đặn, mùi hương nồng nàn dễ chịu. Là dòng lavender đã được lai tạo, người ta cho thụ phấn chéo tự nhiên giữa True Lavender và spike lavender.

Loài hoa này nổi tiếng bởi bông hoa đẹp, rực màu, chúng thường được dùng trong hàng thủ công và thảo dược. Lavandin được sử dụng sản xuất tinh dầu nhiều bởi lượng dầu nhiều hơn loại True Lavender, nó thường được sử dụng như một loại hoa cảnh tươi và hoa khô, một số ít được chưng cất tinh dầu cho các sản phẩm mỹ phẩm có hương thơm khác nhau, từ các loại tinh dầu massage và các sản phẩm chăm sóc cơ thể như nước hoa, sữa tắm, các sản phẩm gia dụng, hương liệu.

Lavandin thường có ở Châu Âu, Hà Lan và Italia. Mùi thơm của Lavandin rất mạnh nhưng không lưu giữ được lâu.Tính năng sát khuẩn của lavender cũng không cao, chỉ khoảng 15% là cineol, carmphor, hàm lượng chất linalool, linanyl acetate giúp thư giãn khá cao, khoảng 60%.

Với mục đích sử dụng oải hương như một loại dược mỹ phẩm vừa có khả năng thư giãn vừa có khả năng trị liệu nên tinh dầu oải hương LAM HÀ là được làm từ SPIKE LAVENDER.

Description

Tên Khoa Học: Lavandula angustifolia Thành phần hóa học: thành phần chính: linalool (45%) và acetate linalyl (35%); thành phần khác: α-pinen , limonene , 1,8 – cineole , cis-và trans-ocimene , 3 – octanone , long não , caryophyllene , terpinen-4-ol và acetate lavendulyl. Oải hương là một trong những loài thảo mộc thiêng liêng giữa mùa hè, và nó còn tượng trưng cho điều may mắn. Do hương thơm sạch và tính chất đuổi côn trùng, nó là loại thảo mộc được ứng dụng rộng rãi. Hoa oải hương thơm nức còn được dùng để chiết xuất tinh dầu làm nước hoa, pha chế cùng với nhiều loại tinh dầu khác như tinh dầu bạc hà, tinh dầu hương thảo, tinh dầu chanh hoặc các loại tinh dầu thuộc họ cam quýt. Nó cũng được kết hợp với cây đinh hương, gỗ cây tuyết tùng, cây xô thơm, cây phong lữ, cây hoắc hương… tinh dầu oải hương chỉ được chiết xuất từ hoa và cuống hoa. Ngoài ra tinh dầu của hoa lavender có tính sát trùng và chống viêm, oải hương cũng được dùng làm thuốc an thần, và cả chất kháng khuẩn. Oải hương có tính sát trùng mạnh, giúp làm lành vết thương, vết phỏng. Công dụng: chăm sóc tóc và làn da, giảm căng thẳng, cải thiện giấc ngủ, điều trị vết thương ngoài da,…

Lưu ý: – Bảo quản nơi khô ráo thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp và nơi có nhiệt độ cao. – Vì tinh dầu hoàn toàn nguyên chất và đậm đặc nên không sử dụng tinh dầu nguyên chất trực tiếp trên da. – Không tiếp tục sử dụng tinh dầu nếu phát hiện có mùi, màu sắc lạ hoặc khi bị dị ứng xảy ra. – Không ăn, uống hay để tinh dầu rớt vào mắt và vùng nhạy cảm – Không bôi tinh dầu vào vết thương hở

Xuất xứ: Việt Nam Hạn sử dụng: 1 năm kể từ ngày sản xuất One4One cam kết mọi sản phẩm theo giá trị cốt lõi: Tự nhiên – Bản địa – Bền vững – Nhân văn.

Chủ đề