Học cưỡi ngựa ở đâu

6 triệu đồng một khóa học và 8-10 triệu đồng mỗi năm để mua thẻ thành viên, tập duy trì là số tiền một gia đình ở Hà Nội thường chi để cho con học cưỡi ngựa.

Chị Anh Thơ, 42 tuổi, ở quận Cầu Giấy từng nghĩ cưỡi ngựa là môn thể thao mạo hiểm, chỉ dành cho người lớn. Mọi chuyện đã thay đổi khi chị đưa con gái Quỳnh Anh, 10 tuổi, tham gia buổi dã ngoại của nhóm học sinh trong câu lạc bộ đàn violin hôm 18/11.

Hôm đó có gần 20 em nhỏ và bố mẹ, gặp gỡ trong khuôn viên một câu lạc bộ ngựa tại Vân Canh, huyện Hoài Đức. Không chỉ biết đánh đàn, đa số các em trong nhóm đều biết cưỡi ngựa. Sau khi đội mũ bảo hiểm, mặc đồ bảo hộ, năm em từ 10 tuổi đến 15 tuổi nhận ngựa, leo lên yên mà không cần sự trợ giúp. Chưa đầy một phút, tất cả bắt đầu cho ngựa đi bộ rồi phi nước kiệu nhịp nhàng.

Năm em nhỏ trình diễn màn cưỡi ngựa phi nước kiệu tại câu lạc bộ ngựa Hà Nội chiều 18/11. Ảnh: Quỳnh Nguyễn

"Tôi cứ nghĩ cưỡi ngựa chỉ dành cho người lớn", chị Thơ nói khi biết thú chơi cưỡi ngựa đã xuất hiện tại Hà Nội khoảng 5 năm nay.

Cưỡi ngựa (Equestrianism, Horse riding) là môn thể thao xuất phát từ châu Âu. Khác với hình dung của nhiều người, cưỡi ngựa không đòi hỏi người điều khiển ngựa chạy nhanh (đua ngựa) mà phải biết cách điều khiển ngựa di chuyển theo những động tác chính xác và linh hoạt theo ý của mình.

Bộ môn này du nhập vào Việt Nam khá sớm, từ những năm 1932-1942, nhưng phải đến năm 2010, một số câu lạc bộ dạy cưỡi ngựa mới được thành lập tại Hà Nội và TP HCM.

Chị Nguyễn Thị Hòa Hợp, 48 tuổi, quản lý câu lạc bộ ngựa cho biết, đơn vị thành lập được hơn 10 năm. Thời gian đầu, người chơi chủ yếu là người nước ngoài hoặc du học sinh. Sau vài năm, khách trong nước mới biết và đăng ký trải nghiệm nhiều hơn.

"Từ khi có Covid-19, các gia đình không thể đi du lịch, trẻ em học online và ở nhà dài ngày do các lệnh giãn cách nên ngày càng nhiều phụ huynh đăng ký cho con học cưỡi ngựa", chị Hợp nói.

Phạm Bách cưỡi con ngựa bạch mã trong trường đua vào chiều 18/11. Ảnh: Quỳnh Nguyễn

Chị Nguyễn Minh Nguyệt, ở quận Hoàng Mai cũng đăng ký cho con trai Phạm Bách, 13 tuổi, học cưỡi ngựa sau khi được xem giáo trình dạy, chứng kiến sự hướng dẫn của các huấn luyện viên cùng đồ bảo hộ.

Cậu bé Bách từng chơi bóng rổ, bơi lội, đá bóng nhưng chỉ đến khi được cưỡi ngựa, em mới tỏ ra đặc biệt đam mê. Từ ngày theo học, chị Nguyệt cảm nhận con trai có tác phong nhanh nhẹn hơn, biết quan tâm, thể hiện tình cảm với con vật và cải thiện sức khoẻ.

Nghiên cứu của Đại học Nông nghiệp Toyko công bố trên tạp chí Frontiers in Public Health năm 2017, phát hiện những chuyển động trên lưng ngựa sẽ kích hoạt trí não, có thể cải thiện khả năng nhận thức ở trẻ em, giúp tăng cường trí nhớ và kỹ năng giải quyết vấn đề.

Để có thể cưỡi ngựa thuần thục, mỗi học viên phải trải qua khóa học 12 buổi, mỗi buổi từ 30 đến 45 phút, theo phương pháp một kèm một. Với trẻ em, ngoài huấn luyện viên sẽ có thêm một nhân viên hỗ trợ. Tại đây, học viên được dạy cách điều khiển ngựa đi bộ, đi vòng tròn, vượt qua các chướng ngại vật. Sau là chạy đường dài, phi nước kiệu, điều khiển ngựa leo dốc...

Hiện, học phí mỗi khóa là 6 triệu đồng. Gia đình chị Nguyệt còn chi thêm từ 8 đến 10 triệu đồng mỗi năm để mua thẻ thành viên cho con trai tập duy trì. "Đắt nhưng đáng", chị Nguyệt nói khi thấy Bách rèn được tính kiên trì, chinh phục thử thách và thoải mái hơn sau những giờ học.

Số gia đình chi mạnh tay cho con học môn thể thao này không nhiều. Hiện, câu lạc bộ của chị Hợp có gần 30 con ngựa nhập ngoại và bốn huấn luyện viên để phục vụ hơn 100 người học, độ tuổi từ 7 đến hơn 60. Số học viên nhỏ tuổi chỉ chiếm hơn 25%.

Quỳnh Chi được huấn luyện viên Thanh Hải hướng dẫn các bước cơ bản để tập làm quen trên yên ngựa vào chiều 18/11. Ảnh: Quỳnh Nguyễn

Anh Bùi Thanh Hải, 26 tuổi, huấn luyện viên với gần 10 năm kinh nghiệm cho biết trong mùa Covid, lịch dạy của anh kín tuần. Vào ngày cuối tuần hoặc dịp lễ lượng khách đến câu lạc bộ tăng mạnh.

Khác với người lớn, dạy trẻ nhỏ cưỡi ngựa yêu cầu cao hơn về kỹ năng. Bắt đầu từ việc cho ăn, vuốt ve, dắt ngựa đi bốn vòng quanh sân (2 vòng trái, 2 vòng phải) để làm quen. Sau đó huấn luyện viên hướng dẫn cách thức kiểm tra dây cương, tư thế lên ngựa, cách ngồi cho đến các bài tập khởi động trên yên. Trong lúc các nhân viên dắt ngựa đi vòng quanh sân, học viên thực hiện các động tác xoay tay, xoay vai, đầu, cổ, làm dẻo lưng, hông ngay trên lưng ngựa theo hướng dẫn. Độ khó tăng dần theo thời gian.

"Trong quá trình tập vẫn có thể xảy ra tình huống học viên bị ngã xuống sân cát, nhưng chúng tôi luôn trang bị cho người học những tình huống xử lý khi gặp sự cố", anh Hải nói.

Sau giãn cách, vợ chồng anh Lê Minh, huyện Hoài Đức cũng đăng ký cho hai con 10 tuổi và 7 tuổi học, với chi phí gần 30 triệu đồng. Trước khi tham dự khóa học, cô bé Minh Khuê, 7 tuổi khá rụt rè. Nhưng dần được làm quen với ngựa, cô bé trở nên linh hoạt, mạnh dạn hơn.

"Con không cần sự trợ giúp của các cô chú huấn luyện viên vẫn có thể điều khiển được con ngựa", Minh Khuê khoe.

Sau buổi trải nghiệm của con gái, chị Anh Thơ dự tính sẽ đăng ký cho Quỳnh Anh và con trai 15 tuổi học cưỡi ngựa. "Tìm được môn thể thao các con yêu thích, lại tốt cho sức khỏe, vợ chồng tôi không ngại chi tiền", nữ phụ huynh bộc bạch.

  

Quỳnh Nguyễn

Các em điều khiển ngựa theo hướng dẫn của HLV, dưới ánh mắt quan sát của phụ huynh bên ngoài.

Ngày cuối tuần, học sinh trường quốc tế có đợt nghỉ dài nên lúc 9g sáng chỉ mới có một học viên đến tập. Ngay cổng vào đã bốc lên mùi ngai ngái của chuồng ngựa. Ngồi trên lưng ngựa, cô bé Mân Nghi tập vài động tác xoay người, trong lúc một nhân viên dẫn ngựa đi quanh sân. Sau đó đến lượt HLV Amaury Le Blan ra hiệu lệnh cho cô bé điều khiển ngựa rẽ trái, rẽ phải, chạy nhanh… và bài tập cuối cùng là nhảy qua xà ở mức thấp nhất, chừng 20cm.

Có lẽ do thấm mệt và chưa được điều khiển đúng tư thế nên chú ngựa liên tục chạm xà. Thỉnh thoảng Mân Nghi dùng tay vỗ nhẹ lên cổ ngựa như dỗ dành một người bạn.

Từ niềm đam mê

Đây là câu trả lời chung của những phụ huynh đưa con mình đến tập cưỡi ngựa trên hai sân tập rộng 600m2 và 1.000m2 dành cho hai trình độ: mới tập và điều khiển thành thục các động tác. Đây cũng chính là lý do mà Saigon Pony Club ra đời cách nay 10 năm, khi người chủ sở hữu cũ muốn đáp ứng sở thích cưỡi ngựa của cô con gái nên đã lập ra CLB này. Từ năm năm nay, CLB được chuyển giao cho vợ chồng anh Amaury điều hành.

Vốn làm quen với ngựa từ nhỏ ở gia đình bên Pháp, tham gia nhiều cuộc thi cưỡi ngựa và làm kỵ binh một năm trong quân đội, HLV Amaury đến Việt Nam theo làn sóng đầu tư nước ngoài đầu tiên vào đầu những năm 1990, làm việc cho Công ty Franco Pacific.

“Thời gian đó tôi hoàn toàn ngưng cưỡi ngựa, những năm gần đây mới quay lại với đam mê của mình” - anh nói khi vừa kết thúc bài tập hướng dẫn kéo dài 45 phút. Trong khu vực nghỉ ngơi dưới mái tôn được lợp tấm cách nhiệt, cô Abigail Teeven, một HLV có bằng cấp đến từ Anh, chuẩn bị ra sân với nhóm học viên lần lượt đến đông hơn và đang háo hức tập luyện cho cuộc thi sẽ diễn ra ngày 22-4.

Cưỡi ngựa là môn thể thao đòi hỏi người chơi phải biết tương tác với con vật. “Bạn học rất nhiều từ ngựa, từ cách ngồi thoải mái trên lưng ngựa cho đến việc phải hiểu tính nết của nó để điều khiển theo ý mình” - cô Abigail giải thích. Chính sự tương tác này giúp các học viên biết ứng xử bình tĩnh và kiểm soát tình huống tốt hơn, như giải thích của cô Nerida Evans, người Úc, khi chở con gái Eloise và các bạn đến tập. Gia đình cô từng tập cưỡi ngựa ở Anh và Úc một thời gian.

“Eloise rất vui khi được cưỡi ngựa, nhưng ở trường phải học tốt thì cuối tuần mới được đến đây” - cô Nerida cho biết.

Phóng to
Ngọc Vy rất tự tin khi cưỡi ngựa - Ảnh: Thuận Thắng

Với cô May Jin người Hàn Quốc, cưỡi ngựa giúp cậu con trai Robin Han bớt chơi game khi ở nhà một mình và trở nên năng động hơn. Với dáng người cao, Robin mặc đồ đen trông có vẻ rất giống kỵ sĩ trên lưng chú ngựa ô khá đẹp. Ngựa ở đây đều có tên nước ngoài, như Diabolo, Crac, Flamme, Mogito, Wok… nhưng đều là ngựa Việt 100% được HLV Amaury mua về từ Củ Chi, Đức Hòa và Đức Huệ (Long An), những lò nuôi ngựa đua nổi tiếng bấy lâu nay cho trường đua Phú Thọ, trước khi hoạt động đua ngựa bị ngưng từ hơn nửa năm nay.

Tại cuộc thi cưỡi ngựa hồi tháng 2 tổ chức cho 25 học viên giỏi nhất ở nhiều nội dung khác nhau, từ nhảy vượt xà, đi nước kiệu…, Robin đã đoạt một giải nhất. “Cưỡi ngựa mệt đã lắm, các cơ bắp mỏi nhừ” - Robin vừa nói vừa làm động tác xoa cơ bắp, trong lúc bà mẹ cho biết ở Hàn Quốc cưỡi ngựa đang được nhiều người ưa thích. Gia đình Robin đến Việt Nam từ ba năm nay, cả bố mẹ đều thích cưỡi ngựa nhưng “chồng tôi thừa nhận không dễ tập như từng nghĩ” - cô Jin nói.

HLV Amaury cho biết ở châu Âu học viên sẽ tự tay làm vệ sinh cho ngựa trước khi cưỡi. Nhưng ở Saigon Pony Club, các học viên thường đến tập ngay sau giờ học ở trường nên không có thời gian chăm sóc ngựa, trừ ngày cuối tuần. Tại chuồng ngựa, chúng tôi gặp bà Iris Haegle, người Đức, đang chải lông và xịt hơi nước cho con Romeo, trước khi cô con gái út Esmée, 13 tuổi, chuẩn bị vào sân tập các bài dự thi.

“Đây là con ngựa Đà Lạt, được 6 tuổi” - bà Iris vừa giới thiệu vừa đeo vào khớp chân ngựa một thiết bị tương tự miếng bảo vệ gối của người chơi thể thao. “Lần trước nó nhảy chạm xà nhiều lần nên tôi phải bọc lại để tránh chấn thương”. Con ngựa đực này được vợ chồng bà mua từ một chuyến đi Đà Lạt. Hằng ngày bà hoặc chồng đến chăm sóc Romeo và cưỡi, dịp cuối tuần dành cho hai cô con gái tập.

Dù đã có hai cô con gái, bà Iris vẫn luôn miệng gọi Romeo là “mon enfant”, tức “con mình”. Bà cười giải thích khi được hỏi về chi tiết này: “Hai con gái lớn lên rồi cũng sẽ rời gia đình, nhưng Romeo vẫn lệ thuộc vào chúng tôi, từ việc chăm sóc lông, tắm rửa đến cho ăn. Không có chúng tôi, chẳng biết nó sẽ ra sao”.

Có lẽ vì quá yêu Romeo mà vợ chồng bà đã tính kế hoạch đưa nó về Đức sau khi kết thúc công việc trong hai năm nữa. Gia đình bà được hãng hàng không báo giá vận chuyển Romeo về Đức là 30.000 euro, cao gấp 20 lần giá mua nó hồi tháng 3-2011 (1.500 euro, tương đương 50 triệu đồng).

Phóng to
HLV Abigail Teeven hướng dẫn học viên điều khiển ngựa nhảy qua xà - Ảnh: Thuận Thắng

Nắng, nóng, bụi và tình yêu loài vật

Ngồi ngoài sân quan sát học viên cưỡi ngựa, chúng tôi cảm nhận được sự phấn khích của các em và cả những phụ huynh. Thỉnh thoảng có những tràng vỗ tay động viên các em hoàn tất một động tác. Hiện CLB có 130 học viên, trong đó hơn 95% là người nước ngoài, số còn lại phần lớn là Việt kiều hoặc từng có thời gian sống ở nước ngoài, như trường hợp Khánh Vy và Ngọc Vy.

Sáng nay mẹ bệnh nên Ngọc Vy tự đi xe ôm từ nhà ở Phú Mỹ Hưng đến CLB. Nói được tiếng Ba Lan, Anh, Pháp và Việt, Ngọc Vy - hay Magda theo cách gọi của các HLV - rất dạn dĩ ở tuổi 11 nhờ có thời gian làm quen cưỡi ngựa trước khi quay lại Ba Lan cùng gia đình rồi trở về Việt Nam. “Ngọc Vy chơi môn gì cũng giỏi, hạng nhất điền kinh ở trường quốc tế tại Bình Chánh đó” - bác xe ôm nói.

Với Khánh Vy, cô bé 14 tuổi này rất thích loài vật và mơ ước trở thành bác sĩ thú y, theo lời chị Nhơn Hòa, mẹ em. Chơi cưỡi ngựa gần bốn năm nay, kể cả khi về Mỹ, Khánh Vy thuộc nhóm có trình độ đang tập chuẩn bị cuộc thi. Trong lúc điều khiển ngựa nhảy vượt xà, Khánh Vy bị té do chân ngựa vướng xà.

“Chẳng sao đâu, đã cưỡi ngựa là phải bị té nhiều lần. Hơn nữa mấy em nó biết té có kỹ thuật” - chị Hòa cười trấn an chúng tôi. Rủi ro là một phần của bất kỳ môn thể thao nào nên nhiệm vụ của HLV là hạn chế tối đa rủi ro. “Phải nói rằng các học viên người Việt “té khéo” vì họ đã quen ngồi xe gắn máy, trong khi các học viên nước ngoài té cái bịch “như bao khoai”, theo cách nói của chúng tôi” - HLV Amaury giải thích.

Phóng to
HLV Amaury chỉnh tư thế ngồi trên lưng ngựa của bé Mân Nghi - Ảnh: Thuận Thắng

Chưa có cuộc điều tra nào cho thấy có bao nhiêu trẻ em Việt Nam thích cưỡi ngựa, chỉ biết rằng em nào cũng khoái “nhong nhong ngựa gỗ” khi ra công viên, vào khu vui chơi giải trí. Nhưng con đường đến với ngựa thật còn nhiều trở ngại. Học phí 400.000 đồng/45 phút có thể chưa hẳn là nguyên nhân chính.

“Có bốn yếu tố cản trở người Việt đến với môn cưỡi ngựa: đó là nắng, nóng, bụi và tình yêu loài vật. Yếu tố cuối cùng là một phần trong văn hóa của chúng tôi. Đã có người Việt đưa con đến tập thử vài lần rồi rút lui mà không rõ lý do” - HLV Amaury phân tích. Chỉ vào cô bé người Pháp 11 tuổi đang xin được tập với con Diabolo vào chủ nhật sáng mai, anh nói thêm: “Cô bé này, và cả Magda, nghĩ đến ngựa cả ngày lẫn đêm”.

Bất chấp cái nắng rát da giữa trưa, chị Hòa và bà Iris vẫn lao ra sân tập để giúp nâng chỉnh mức xà và nhắc nhở con mình. Chẳng ai đội nón hoặc mặc đồ che kín cả người như thường thấy ở các quý cô khi ra nắng. Trong niềm đam mê “nhong nhong ngựa cưỡi” của con mình, họ chính là một phần không thể thiếu.

So với giá học cưỡi ngựa trong khu vực, chi phí ở Việt Nam rẻ nhất, theo nhận xét của một phụ huynh. Một tiết học 45 phút là 400.000 đồng, nếu đóng trọn gói ba tháng (12 tiết học) hoặc có thành viên gia đình tham gia thì được giảm 15-20%. Mỗi tuần các học viên đều phải thay ngựa cưỡi để tập tiến bộ vì mỗi con ngựa là một cá tính khác nhau.

Tất cả đều là ngựa nhỏ (pony) so với chuẩn ngựa bình thường ở phương Tây, được HLV Amaury mua về với giá 5-20 triệu đồng/con, đắt lắm cũng chỉ 30 triệu đồng.

QUANG THÁI

Video liên quan

Chủ đề