Cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ 2 1075 1077 cố ý nghĩa lịch sử Như thế nào

-Thứ nhất, là do tinh thần yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất và lòng tự cường dân tộc của quân dân ta.

Đề bài

Vì sao nhân dân ta chống Tống thắng lợi? Ý nghĩa lịch sử của chiến thắng này.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

dựa vào kiến thức cả bài để suy luận trả lời.

Lời giải chi tiết

* Nguyên nhân thắng lợi:

- Do tinh thần đoàn kết, ý chí độc lập tự chủ cũng như truyền thống yêu nước, bất khuất của dân tộc.

- Có sự lãnh đạo cùng chiến thuật tài tình của vị tướng Lý Thường Kiệt.

- Nhà Tống đang trong thời kì khủng hoảng.

* Ý nghĩa lịch sử:

- Đập tan ý chí xâm lược của giặc, buộc nhà Tống từ bỏ âm mưu thôn tính Đại Việt.

- Thể hiện tinh thần chiến đấu dũng cảm, kiên cường của nhân dân trong sự nghiệp đấu tranh chống xâm lược.

- Góp phần làm vẻ vang thêm trang sử của dân tộc, để lại nhiều bài học kinh nghiệm chống ngoại xâm cho các thế hệ sau.

Loigiaihay.com

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lịch sử lớp 7 - Xem ngay

Câu hỏi: Nêu nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Tống

Lời giải:

* Nguyên nhân thắng lợi:

- Do tinh thần đoàn kết, ý chí độc lập tự chủ cũng như truyền thống yêu nước, bất khuất của dân tộc.

- Có sự lãnh đạo cùng chiến thuật tài tình của vị tướng Lý Thường Kiệt.

- Nhà Tống đang trong thời kì khủng hoảng.

* Ý nghĩa lịch sử:

- Kháng chiến chống Tống thắng lợi đập tan ý chí xâm lược của giặc, buộc nhà Tống từ bỏ âm mưu thôn tính Đại Việt. Đất nước bước vào thời kì thái bình.

- Cuộc kháng chiến thắng lợi thể hiện tinh thần chiến đấu dũng cảm, kiên cường của các tầng lớp nhân dân trong sự nghiệp đấu tranh chống xâm lược.

- Thắng lợi của cuộc kháng chiến góp phần làm vẻ vang thêm trang sử của dân tộc, để lại nhiều bài học kinh nghiệm chống ngoại xâm cho các thế hệ sau.

Cùng Top lời giải theo dõi lại diễn biến của Cuộc kháng chiến chống Tống (1975- 1977) nhé!

I – GIAI ĐOẠN THỨ NHẤT (1075)

1. Nhà Tống âm mưu xâm lược nước ta

* Hoàn cảnh:

- Giữa thế kỉ XI, nhà Tống (Trung Quốc) gặp phải những khó khăn chồng chất.

+ Trong nước: ngân khố cạn kiệt, tài chính nguy ngập, nội bộ mâu thuẫn.

+ Vùng biên giới phía Bắc nhà Tống thường xuyên bị các nước Liêu, Hạ quấy nhiễu.

=> Nhà Tống muốn sử dụng chiến tranh để giải quyết tình trạng khủng hoảng, nên đã tiến hành âm mưu xâm lược Đại Việt.

* Hành động:

- Xúi giục vua Champa đánh lên từ phía Nam.

- Ở biên giới phía Bắc Đại Việt, nhà Tống ngăn cản việc buôn bán, đi lại của nhân dân hai nước, dụ dỗ các tù trưởng dân tộc ít người.

2. Nhà Lý chủ động tiến công để phòng vệ

a) Sự chuẩn bị

- Cử Lý Thường Kiệt chỉ huy quân đội. 

+ Cho quân luyện tập và canh phòng suốt ngày đêm, sẵn sàng chiến đấu

+ Lý Thánh Tông cùng với Lý Thường Kiệt đem quân đánh bại ý đồ tiến công phối hợp của Tống và Chăm Pa.

- Chủ trương: tấn công trước để tự vệ nhằm giành thế chủ động ngay khi chúng chưa xâm lược.

b) Diễn biến

- Tháng 10-1075, Lý Thường Kiệt và Tông Đản chỉ huy hơn 10 vạn quân tiến vào đất Tống.

- Cho yết bảng nói rõ mục đích cuộc tấn công để tự vệ. 

c) Kết quả

Sau 42 ngày đêm, quân ta đã làm chủ thành Ung Châu, tướng giặc phải tự tử. Đạt được mục đích, Lý Thường Kiệt chủ động rút quân, chuẩn bị phòng tuyến chặn địch ở trong nước.

d) Ý nghĩa

- Trận tập kích này đã đánh đòn phủ đầu, làm cho quân Tống hoang mang, bị động, lúng túng.

- Củng cố tinh thần của nhân dân.

II – GIAI ĐOẠN THỨ HAI (1076 – 1077)

1. Kháng chiến bùng nổ

a. Chuẩn bị của nhà Lý:

- Lệnh cho các địa phương chuẩn bị bố phòng.

- Các tù trưởng miền núi cho quân mai phục ở những vị trí quan trọng.

- Bố trí thủy binh đóng ở Đông Kênh để chặn thủy binh địch.

- Bố trí bộ binh dọc chiến tuyến sông Như Nguyệt.

b. Diến biến:

- Cuối năm 1076, quân Tống chuẩn bị tiến đánh Đại Việt.

   + Quân bộ do Quách Quỳ , Triệu Tiết chỉ huy.

   + Quân thủy do Hòa Mâu dẫn đầu theo đường biển vào tiếp ứng.

- Tháng 1 – 1077, quân Tống vượt cửa ải Nam Quan qua Lạng Sơn tiến vào nước ta, nhà Lý đánh nhiều trận nhỏ để cản bước tiến của địch.

- Quân Tống đến bờ Bắc sông Như Nguyệt thì bị phòng tuyến trên sông chặn lại phải đóng quân bên bở chờ thủy quân đến.

- Thủy quân của địch đã bị quân của Lý Kế Nguyên chặn đánh nên không thể tiến vào hộ trợ quân bộ.

2. Cuộc chiến đấu trên phòng tuyến Như Nguyệt

- Chờ không thấy thủy quân đến, quân Tống tìm cách vượt qua sông đánh vào phòng tuyến của ta.

- Quân nhà Lý kịp thời phản công, đẩy lùi quân Tống về phía Bắc.

- Quân Tống phải chuyển sang phòng ngự.

- Đầu năm 1077, Lý Thường Kiệt mở cuộc tấn công vào trận tuyến của địch, bị bất ngờ quân Tống thua to, lâm vào tình thế khó khăn.

- Lý Thường Kiệt chủ động kết thúc chiến tranh,đề nghị giảng hòa, Quách Quỳ chấp nhận rút quân về nước.

* Ý nghĩa:

- Quân Tống phải bỏ mộng xâm lược Đại Việt.

- Bảo vệ nền độc lập, tự chủ của đất nước.

- Là một trong những trận đánh tiêu biểu trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta.

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 4: tại đây

Giải Bài Tập Lịch Sử 4 Bài 11: Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai (1075-1077) giúp HS giải bài tập, cung cấp cho HS những kiến thức cơ bản, chính xác, khoa học để các em có những hiểu biết cần thiết về lịch sử thế giới, nắm được những nét lớn của tiến trình lịch sử Việt Nam:

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

    • Vở Bài Tập Lịch Sử, Địa Lí, Khoc Học Lớp 4

    • Sách Giáo Viên Lịch Sử Và Địa Lí Lớp 4

    • Sách Giáo Khoa Lịch Sử Và Địa Lí Lớp 4

    Trả lời câu hỏi Lịch Sử 4 Bài 11 trang 34: Lý Thường Kiệt cho quân đánh sang đất nhà Tống để làm gì?

    Trả lời:

    -Lý Thường Kiệt cho quân đánh sang đất nhà Tống để triệt phá nơi tập trung quân lương của địch ở Ung Châu, Khâm Châu, Liêm Châu.

    -Làm giảm ý chí xâm lược của nhà Tống.

    Trả lời câu hỏi Lịch Sử 4 Bài 11 trang 36: Em hãy kể lại trận chiến tại phòng tuyến sông Như Nguyệt.

    Trả lời:

    -Quân Tống tiến tới bờ phía bắc sông Như Nguyệt. Chúng tỏ ra lúng túng vì trước mặt là sông và bên kia là một chiến luỹ rất kiên cố.

    -Quách Quỳ nóng lòng chờ quân thuỷ tiến vào để phối hợp vượt sông. Nhưng quân thuỷ của chúng đã bị quân ta chặn đứng ngoài bờ biển.

    -Quách Quỳ liều mạng cho quân đóng bè tổ chức tiến công. Hai bên giao chiến ác liệt. Phòng tuyến sông Như Nguyệt có lúc tưởng như sắp vỡ.

    -Lý Thường Kiệt thúc quân lặng lẽ vượt sông rồi bất ngờ đánh thẳng vào doanh trại giặc.

    -Quân giặc khiếp đảm trước cuộc phản công của quân ta. Chúng không còn hồn vía nào chống cự, vội vã vứt bỏ gươm giáo, tìm đường tháo chạy.

    Câu 1 trang 36 Lịch Sử 4: Dựa vào lược đồ, em hãy kể lại cuộc chiến đấu bảo vệ phòng tuyến trên bờ phía nam sông Như Nguyệt của quân ta?

    Trả lời:

    -Cuối năm 1076, quân Tống kéo theo 10 vạn bộ binh, 1 vạn ngựa, 20 vạn dân phu kéo vào xâm lược nước ta do quách Qùy chỉ huy.

    -Tại các phòng tuyến, quân ta đánh những trận nhỏ nhằm cản bước tiến của giặc.

    -Quân ta và quân giặc đã giao chiến ác liệt tại sông Như Nguyệt.

    -Quân ta lặng lẽ vượt sông rồi đánh bất ngờ vào doanh trại giặc khiến cho giặc khiếp đảm, vội vã bỏ gươm giáo tìm đường tháo chạy.

    Câu 2 trang 36 Lịch Sử 4: Nêu kết quả cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược nước ta lần thứ hai.

    Trả lời:

    -Số quân Tống bị chết quá nửa, số còn lại tinh thần suy sụp.

    -Quách Qùy chấp nhận giảng hòa và hạ lệnh cho quân rút lui về nước.

    -Nền độc lập của nước Đại Việt được giữ vững.

    Giải bài tập Lịch sử 4 trang 34

    Giải bài tập SGK Lịch sử 4 trang 34, 35, 36 giúp các em học sinh lớp 4 tham khảo, nhanh chóng trả lời các câu hỏi trong bài 11: Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai (1075 - 1077).

    Nhờ đó, sẽ củng cố các dạng bài tập, rèn luyện kỹ năng giải Lịch sử lớp 4 thật thành thạo. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án cho học sinh của mình. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây:

    Giải bài tập Lịch sử 4 Bài 11: Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai (1075 - 1077)

    • Cuối năm 1076 nhà Tống sang xâm lược nước ta.
    • Dưới sự chỉ huy của Lý Thường Kiệt quân ta và quân giặc đã giao chiến ác liệt tại sông Như Nguyệt.
    • Quân giặc khiếp đảm trước cuộc tấn công của quân ta vội vã bỏ gươm giáo tìm đường tháo chạy.

    Dựa vào lược đồ, em hãy kể lại cuộc chiến đấu bảo vệ phòng tuyến trên bờ phía nam sông Như Nguyệt của quân ta?

    Trả lời:

    Cuối năm 1076, nhà Tống cho 10 vạn bộ binh, 1 vạn ngựa, 20 vạn dân phu, dưới sự chỉ huy cua tướng Quách Ọuỳ, theo đường bộ ồ ạt kéo vào nước ta. Tại các phòng tuyến biên giới, quân ta đánh những trận nhỏ nhằm cản bước tiến của giặc. Quân Tống tiến tới bờ phía bắc sông Như Nguyệt. Chúng tỏ ra lúns túng vì trước mặt là sông và bên kia là một chiến luỹ rất kiên cố.

    Quách Quỳ nóng lòng chờ quân thuỷ tiến vào để phối hợp vượt sông. Nhưng quân thuỷ của chúng đã bị quân ta chặn đứng ngoài bờ biển. Quách Quỳ liều mạng cho quân đóng bè tổ chức tiến công. Hai bên giao chiến ác liệt. Phòng tuyến sông Như Nguyệt có lúc tưởng như sắp vỡ.

    Lý Thường Kiệt thúc quân lặng lẽ vượt sông rồi bất ngờ đánh thẳng vào doanh trại giặc. Quân giặc khiếp đảm trước cuộc phản công của quân ta. Chúng không còn hồn vía nào chống cự, vội vã vứt bỏ gươm giáo, tìm đường tháo chạy.

    Câu 2

    Nêu kết quả cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược nước ta lần thứ hai?

    Trả lời:

    Sau hơn ba tháng đặt chân lên đất ta, số quân Tống bị chết đến quá nửa.

    Số còn lại tinh thần suy sụp. Lý Thường Kiệt đã chủ động giảng hoà để mở lối thoát cho giặc. Quách Quỳ vội vàng chấp nhận và hạ lệnh cho tàn quân rút về nước.

    Nền độc lập của nước Đại Việt được giữ vững.

    Cập nhật: 06/08/2021

    Video liên quan

    Chủ đề