Hóa chất thương mại cần làm thủ tục gì năm 2024

Hóa chất có rất nhiều loại được nhập khẩu vào Việt Nam. Có rất nhiều loại hóa chất khác nhau và sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau trong đời sống, sản xuất công nghiệp. Hóa chất được nhập khẩu nhiều dạng có thể là hợp chất hoặc đơn chất. Hóa chất được nhập khẩu từ nhiều quốc gia khác nhau vào Việt Nam như: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Châu Âu, Mỹ. Để có thể nhập khẩu được mặt này này thuận lợi đòi hỏi người nhập khẩu phải có kiến thức ngoại thương và am hiểu về pháp luật hải quan. Trong bài viết này Door to Door Việt xin chia sẻ đến Quý vị quy trình làm thủ tục nhập khẩu hóa chất. Mời Quý vị theo dõi nội dung chính bên dưới.

1. Chính sách nhập khẩu

Quy trình làm thủ tục nhập khẩu hóa chất các loại hóa chất được quy định trong những văn bản pháp luật sau đâu:

  • Thông tư 40/2011/TT-BCT ngày 14/11/2011;
  • Công văn 3958/TB-TCHQ ngày 05/05/2015;
  • Công văn 3959/TB-TCHQ ngày 05/05/2015;
  • Nghị định 113/2017/NĐ-CP ngày 09/10/2017;
  • Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015; sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018;
  • Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018;
  • Văn bản hợp nhất 10/VBHN-BYT ngày 05/04/2019.

Theo những văn bản trên thì hóa chất nhập khẩu có nhiều loại khác nhau và phải xin giấy phép cho từng loại khác nhau. Hóa chất nhập khẩu thì phải khai báo hóa chất cho Bộ Công Thương. Việc khai báo này xem như là xin giấy phép nhập khẩu cho loại hóa chất đó. Như vậy khi nhập khẩu hóa chất cần phải xác định những vấn đề sau:

  • Hóa chất thuộc Phụ Lục I Nghị định số 113/2017/NĐ-CP, thuộc hóa chất kinh doanh có điều kiện;
  • Hóa chất nhập khẩu thuộc trong Phụ Lục V Nghị định số 113/2017/NĐ-CP thì phải khai báo hóa chất;
  • Hóa chất nhập khẩu có thuộc vào danh mục quản lý của Bộ Y Tế hay không.

Hóa chất thuộc các bộ quản lý khác nhau sẽ có quy trình làm thủ tục nhập khẩu khác nhau. Trên đây là toàn bộ những quy định về quy trình làm thủ tục nhập khẩu hóa chất. Nếu Quý vị chưa hiểu được những văn bản vui lòng liên hệ đến hotline hoặc hotmail để được tư vấn.

2. Dán nhãn hàng nhập khẩu

Dán nhãn lên hàng hóa nhập khẩu là một quy định không mới. Tuy nhiên, từ sau khi Nghị định 128/2020/NĐ-CP được ban hành thì việc dán nhãn hàng hóa nhập khẩu được giám sát chặt chẽ hơn. Dán nhãn hàng hóa nhằm mục đích giúp các cơ quan hành chính quản lý được hàng hóa, xác định được xuất xứ và đơn vị chịu trách nhiệm về hàng hóa. Vì thế dán nhãn lên hàng hóa là một trong những khâu không thể thiếu khi làm thủ tục nhập khẩu hóa chất từ các quốc gia khác nhau.

2.1. Nội dung nhãn mác

Ngoài việc phải dán nhãn thì nội dung nhãn cũng rất quan trọng. Nội dung nhãn mác của các mặt hàng được quy định trong Nghị định số 43/2017/NĐ-CP. Đối với mặt hàng hóa chất các loại, thì nội dung của một nhãn mác đầy đủ gồm những thông tin sau:

  • Thông tin của người nhà xuất khẩu (địa chỉ, tên công ty);
  • Thông tin của người nhập khẩu (địa chỉ, tên công ty);
  • Tên hàng hóa và thông tin hàng hóa;
  • Xuất xứ hàng hóa.

Đó là những nội dung nhãn cơ bản cần phải được dán lên hàng hóa. Những thông tin được thể hiện phải sử dụng tiếng anh hoặc các thứ tiếng khác phải có dịch thuật. Khi làm thủ tục nhập khẩu hóa chất nếu gặp phải luồng đỏ, thì hải quan kiểm hóa sẽ rất chú trọng đến nội dung nhãn ở bên trên.

2.2. Vị trí dán nhãn trên hàng hóa

Dán nhãn lên hàng hóa là cần thiết, tuy nhiên dán đúng vị trí mới quan trọng hơn. Khi nhập khẩu thì nhãn hàng hóa cần được dán lên các bề mặt của kiện hàng như: Trên thùng carton, trên kiện gỗ, trên bao bì sản phẩm. Hoặc bất kỳ chỗ nào miễn sao tiện kiểm tra và dễ nhìn thấy. Việc dán nhãn đúng vị trí sẽ giúp tiết kiệm được thời gian kiểm hóa khi làm thủ tục nhập khẩu hóa chất các loại.

Đối với hàng hóa bán lẻ trên thị trường thì cần phải thể hiện thêm nhiều thông tin khác nữa. Như nhà sản xuất, định lượng của hàng hóa, thông số kỹ thuật, ngày tháng sản xuất, cảnh báo an toàn.

2.3. Những rủi ro gặp phải khi không dán nhãn

Dán nhãn lên hàng hóa là bắt được theo quy định của pháp luật. Nếu trên hàng hóa không được dán nhãn khi nhập khẩu hoặc nội dung nhãn hàng hóa bị sai. Thì nhà nhập khẩu phải đối mặt với những rủi ro sau:

  • Bị phạt tiền theo quy định, mức phạt được quy định tại Điều 22 Nghị định 128/2020/NĐ-CP;
  • Không được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt do chứng nhận xuất xứ sẽ bị bác bỏ;
  • Hàng hóa dễ bị thất lạc, bị hư hỏng do không có nhãn cảnh báo cho xếp dỡ, vận chuyển.

Với những rủi ro trên thì chúng tôi khuyến nghị Quý vị nên dán nhãn lên hàng hóa khi làm thủ tục nhập khẩu hóa chất các loại. Nếu Quý vị chưa hiểu được hết về những quy định về nhãn hàng hóa. Vui lòng liên hệ đến hotline hoặc hotmail để được tư vấn.

3. Xác định mã hs hóa chất các loại

Xác định mã hs là bước quan trọng nhất khi làm thủ tục nhập khẩu bất kỳ một loại hàng nào. Xác định được mã hs sẽ xác định thuế nhập khẩu, thuế GTGT và chính sách nhập khẩu. Để xác định được đúng mã hs hóa chất Quý vị cần phải hiểu được đặc điểm hàng hóa: Chất liệu, thành phần và đặc tính của sản phẩm.

3.1. Mã hs hóa chất

Mã hs (Harmonized System) là dãy mã số dùng chung cho toàn bộ hàng hóa trên toàn thế giới. Giữa các quốc gia khác nhau trên thế giới thì chỉ khác nhau số đuôi. Vì thế 6 số đầu của mã hs trên toàn thế giới cho một mặt hàng là giống nhau. Sau đây, Door to Door Việt xin chia sẻ đến Quý vị bảng mã hs hóa chất.

Mã hs Mô tả

Axit vô cơ và các hợp chất vô cơ có chứa oxy của các phi kim loại

2806 Hydro clorua (axit hydrocloric); axit clorosulphuric. 2809 Diphospho pentaoxit; axit phosphoric; axit polyphosphoric, đã hoặc chưa xác định về mặt hóa học. 2811 Axit vô cơ khác và các hợp chất vô cơ chứa oxy khác của các phi kim loại.

Hợp chất halogen hoặc hợp chất sulphua của phi kim loại

2812 Halogenua và oxit halogenua của phi kim loại. 2813 Sulphua của phi kim loại; phospho trisulphua thương phẩm. Bazơ và oxit vô cơ, hydroxit và peroxit kim loại 2814 Amoniac, dạng khan hoặc dạng dung dịch nước. 2815 Natri hydroxit (xút ăn da); kali hydroxit (potash ăn da); natri peroxit hoặc kali peroxit. 2816 Magie hydroxit và magie peroxit; oxit, hydroxit và peroxit, của stronti hoặc bari. 2817 Kẽm oxit; kẽm peroxit. 2818 Corundum nhân tạo, đã hoặc chưa xác định về mặt hóa học; ôxit nhôm; hydroxit nhôm. 2819 Crom oxit và hydroxit. 2820 Mangan oxit. 2821 Oxit sắt và hydroxit sắt; chất màu từ đất có hàm lượng sắt hóa hợp Fe2O3 chiếm từ 70% trở lên tính theo trọng lượng.

Muối và muối peroxit, của các axit vô cơ và các kim loại

2826 Florua; florosilicat, floroaluminat và các loại muối flo phức khác. 2827 Clorua, clorua oxit và clorua hydroxit; bromua và oxit bromua; iođua và iođua oxit. 2828 Clorua, clorua oxit và clorua hydroxit; bromua và oxit bromua; iođua và iođua oxit. 2829 Clorat và perclorat; bromat và perbromat; iodat và periodat. 2830 Sulphua; polysulphua, đã hoặc chưa xác định về mặt hóa học. 2831 Dithionit và sulphoxylat. 2832 Sulphit; thiosulphat. 2833 Sulphat; phèn (alums); peroxosulphat (persulphat). 2834 Nitrit; nitrat. 2835 Phosphinat (hypophosphit), phosphonat (phosphit) và phosphat; polyphosphat, đã hoặc chưa xác định về mặt hóa học. 2836 Carbonat; peroxocarbonat (percarbonat); amoni carbonat thương phẩm có chứa amoni carbamat. 2837 Xyanua, xyanua oxit và xyanua phức. 2839 Silicat; silicat kim loại kiềm thương phẩm. 2840 Borat; peroxoborat (perborat). 2841 Muối của axit oxometalic hoặc axit peroxometalic. 2842 Muối khác của axit vô cơ hay peroxoaxit (kể cả nhôm silicat đã hoặc chưa xác định về mặt hóa học), trừ các chất azit.

Hydrocarbon và các dẫn xuất halogen hoá, sulphonat hoá, nitro hóa hoặc nitroso hóa của chúng

2901 Hydrocarbon mạch hở. 2902 Hydrocarbon mạch vòng. 2903 Dẫn xuất halogen hóa của hydrocarbon. 2904 Dẫn xuất sulphonat hóa, nitro hóa hoặc nitroso hóa của hydrocarbon, đã hoặc chưa halogen hóa.

3.2. Những rủi ro khi áp sai mã hs

Xác định đúng mã hs rất quan trọng khi làm thủ tục nhập khẩu hóa chất. Việc xác định sai mã hs sẽ mang lại những rủi ro nhất định cho Quý vị như:

  • Trì hoãn thủ tục hải quan: Khai sai mã HS có thể dẫn đến việc trì hoãn trong thủ tục hải quan, do cần thời gian để kiểm tra và xác minh thông tin chính xác về loại hàng hóa.
  • Chịu phạt do khai sai mã hs theo nghị định 128/2020/NĐ-CP;
  • Chậm giao hàng: Nếu hàng hóa bị phát hiện có khai sai mã HS, cơ quan hải quan có thể yêu cầu chỉnh sửa hoặc làm rõ thông tin. Điều này có thể dẫn đến chậm trễ trong quá trình giao hàng và ảnh hưởng đến chu kỳ sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Trong trường hợp phát sinh thuế nhập khẩu thì sẽ đối mặt với mức phát ít nhất là 2,000,000 VND và cao nhất là mức phạt gấp 3 lần số thuế.

Để xác định chính xác mã hs cho loại hóa chất cụ thể. Vui lòng liên hệ đến hotline hoặc hotmail để được tư vấn.

4. Thuế nhập khẩu hóa chất

Thuế nhập khẩu là nghĩa vụ mà người nhập khẩu phải hoàn thành đối với nhà nước. Thuế nhập khẩu các loại hóa chất có hai loại đó là thuế nhập khẩu và thuế GTGT nhập khẩu. Để xác định được thuế nhập khẩu mã hs hóa chất Quý vị tham khảo các tính thuế sau đây:

Thuế nhập khẩu xác định theo mã hs thuế nhập khẩu được tính theo công thức:

Thuế nhập khẩu = Trị giá CIF x % thuế suất nhập khẩu

Thuế GTGT nhập khẩu được xác định theo công thức:

Thuế giá trị gia tăng = (Trị giá CIF + Thuế nhập khẩu ) x thuế suất GTGT.

Trị giá CIF được xác định bằng giá trị xuất xưởng của hàng cộng với tất cả các chi phí để đưa được hàng về đến cửa khẩu đầu tiên của nước nhập khẩu.

Theo như cách tính trên thì thuế nhập khẩu phụ thuộc vào mã hs các loại hóa chất được chọn. Có hai loại thuế suất đó là thuế nhập khẩu ưu đãi và thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt.

Mức thuế ưu đãi đặc biệt áp dụng cho những hàng hóa được nhập khẩu từ các quốc gia, vùng lãnh thổ mà Việt Nam có ký hiệp định thương mại như: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, các nước Asean, Ấn Độ, Úc, Châu Âu, Chi lê. Để được áp dụng mức thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt thì cần phải có giấy chứng nhận xuất xứ. Vì thế khi nhập khẩu hàng hóa từ các quốc gia kể trên người mua nên yêu cầu người bán cung cấp chứng nhận xuất xứ.

Xem thêm chứng nhận xuất xứ form E là gì

5. Bộ hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu hóa chất

Bộ hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu hóa chất nói riêng, làm thủ tục nhập khẩu các mặt hàng khác nói chung. Được quy định trong Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015; sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018.

  • Tờ khai hải quan;
  • Vận đơn (Bill of lading);
  • Chứng nhận xuất xứ (C/O ) nếu có;
  • Danh sách đóng gói (Packing list);
  • Hóa đơn thương mại (commercial invoice);
  • Hợp đồng thương mại (Sale contract)
  • MSDS.

Trong bộ hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu hóa chất kể trên, thì những chứng từ sau là quan trọng nhất: Tờ khai hải quan, hóa đơn thương mại, vận đơn. Những loại hóa chất phải khai báo hóa chất thì cần có MSDS. Đối với những chứng từ khác thì sẽ phải cung cấp khi có sự yêu cầu từ phía hải quan.

Chứng nhận xuất xứ là chứng từ không bắt buộc. Tuy nhiên, để được hưởng mức thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt thì người mua nên yêu cầu người bán cung cấp. Mức thuế suất nhập khẩu ưu đãi đặc biệt thường là 0%. Nếu Quý vị chưa hiểu hết về những chứng từ trên vui lòng liên hệ đến hotline hoặc hotmail để được tư vấn.

Xem thêm hóa đơn thương mại là gì

6. Khai báo hóa chất

Khai báo hóa chất là điều bắt buộc đối với những loại hóa chất thuộc Phụ Lục V Nghị định số 113/2017/NĐ-CP. Sau đây là các bước để khai báo hóa chất.

Bước 1: Đăng ký tài khoản

Để có thể khai báo được hóa chất thì phải đăng ký tài khoản trên cổng thông tin một cửa quốc gia https://vnsw.gov.vn/. Đăng ký thực hiện online sau 2 tiếng đồng hồ thì tài khoản sẽ được duyệt chậm nhất là đến ngày hôm sau. Khai báo hóa chất cần phải tiến hành càng sớm càng tốt ngay khi có tờ khai hải quan. Tranh tình trạng để lâu dẫn tới phát sinh thời gian làm thủ tục hải quan.

Bước 2: Khai báo hóa chất

Để khai báo hóa chất được thì phải cần chuẩn bị các hồ sơ sau: Hợp đồng, hóa đơn thương mại, packing list, vận đơn, MSDS. Các chứng từ này dùng để đính kèm lên hồ sơ khai báo. Khai báo hóa chất rất đơn giản chỉ cần chọn mục khai báo hóa chất và nhập các thông tin cần thiết theo yêu cầu. Sẽ có các mục trống chỉ cần điền thông tin là xong.

Bước 3: Đợi phản hồi và nhận kết quả

Sau khi hồ sơ được gửi đi thì sẽ được bên Cục Hóa chất kiểm tra và xét duyệt hồ sơ. Nếu hồ sơ bị thiếu thì sẽ có yêu cầu bổ sung cho đến khi đầy đủ các chứng từ và được xác nhận nhập khẩu.

Thông thường thời gian phản hồi từ Cục Hóa chất khá nhanh khoảng 2 tiếng đồng hồ, chậm nhất là qua ngày hôm sau sẽ có kết quả.

7. Quy trình làm thủ tục nhập khẩu hóa chất

Quy trình làm thủ tục nhập khẩu hóa chất nói riêng và quy trình làm thủ tục nhập khẩu các mặt hàng khác nói chung. Được quy định rất cụ thể trong Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018. Sau đây là các bước làm thủ tục nhập khẩu hóa chất:

Bước 1: Khai tờ khai hải quan

Sau khi có đầy đủ chứng từ xuất nhập khẩu: Hợp đồng, commercial invoice, packing list, vận đơn, chứng nhận xuất xứ, thông báo hàng đến và xác định được mã hs hóa chất. Thì có thể nhập thông tin khai báo lên hệ thống hải quan qua phần mềm.

Việc khai báo tờ khai hải quan trên phần mềm hải quan. Đòi hỏi người nhập khẩu phải có hiểu biết về việc nhập liệu lên phần mềm. Không nên tự ý khai tờ khai hải quan khi Quý vị chưa hiểu rõ về công việc này. Việc tự ý khai có thể dễ bị dính những điểm không thể sửa trên tờ khai hải quan. Lúc đó sẽ mất rất nhiều chi phí và thời gian để khắc phục.

Trong vòng 30 ngày kể từ ngày hàng hóa cập cảng thì người khai hải quan phải thực hiện khai báo tờ khai hải quan. Nếu để quá thời hạn này thì người nhập khẩu phải đối mặt với phí phạt từ phía hải quan.

Bước 2: Khai báo hóa chất

Khai báo hóa chất là công việc bắt buộc phải làm đối với những hóa chất thuộc danh mục Phụ Lục V Nghị định số 113/2017/NĐ-CP. Chi tiết quy trình khai báo hóa chất, vui lòng xem ở mục trên.

Bước 3: Mở tờ khai hải quan

Sau khi khai xong tờ khai hải quan, hệ thống hải quan sẽ trả về kết quả phân luồng tờ khai. Có luồng tờ khai thì in tờ khai ra và mang bộ hồ sơ nhập khẩu xuống chi cục hải quan để mở tờ khai. Tùy theo phân luồng xanh, vàng, đỏ mà thực hiện các bước mở tờ khai.

Việc mở tờ khai phải tiến hành sớm nhất có thể, chậm nhất trong vòng 15 ngày kể từ ngày khai tờ khai. Người khai báo phải mang hồ sơ đến Chi cục hải quan để thực hiện mở tờ khai hải quan. Trong thời hạn quá 15 ngày tờ khai sẽ bị hủy và Quý vị phải đối mặt với phí phạt từ phía hải quan.

Bước 4. Thông quan tờ khai hải quan

Sau khi kiểm tra xong hồ sơ nếu không có thắc mắc gì thì cán bộ hải quan sẽ chấp nhận thông quan tờ khai. Quý vị lúc này có thể đóng thuế nhập khẩu cho tờ khai hải quan để mang hàng về kho bảo quản. Trong một số trường hợp tờ khai sẽ được giải phóng để mang hàng về kho bảo quản trước. Sau khi bổ sung đầy đủ hồ sơ thì hải quan sẽ tiến thành thông quan tờ khai hải quan.

Bước 5. Mang hàng về kho bảo quản và sử dụng

Sau khi tờ khai được thông quan thì có tiến hành các bước tiếp theo để mang hàng về kho bảo quản và sử dụng. Trên đây làm 5 bước làm thủ tục nhập khẩu hóa chất, nếu Quý vị chưa hiểu quy trình vui lòng liên hệ theo hotline hoặc hotmail để được tư vấn.

Xem thêm bảng giá dịch vụ khai quan

8. Những lưu ý khi làm thủ tục nhập khẩu hóa chất

Trong quá trình làm thủ tục nhập khẩu hóa chất chúng tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm muốn được chia sẻ tới Quý vị cùng tham khảo. Sau đây là một số lưu ý khi làm thủ tục nhập khẩu hóa chất:

  • Cần xác định xem hóa chất nhập khẩu có thuộc Phụ Lục V Nghị định số 113/2017/NĐ-CP;
  • Phải khai báo hóa chất đối với hóa chất thuộc phụ lục V;
  • Cần phải có MSDS khi nhập khẩu hóa chất, để xác định số CAS;
  • Thuế nhập khẩu là khoản nghĩa vụ mà người nhập khẩu phải hoàn thành với nhà nước;
  • Chứng nhận xuất xứ cần thiết để được hưởng mức thuế ưu đãi đặc biệt thông thường là 0%.

Đó là những lưu ý mà chúng tôi muốn gửi tới Quý vị cùng tham khảo. Nếu Quý vị thấy bổ ích thì có thể chia sẻ đến bạn bè cùng tham khảo. Có điểm nào chưa phù hợp mong Quý vị phản hồi tới chúng tôi để chúng tôi hoàn thiện bài viết hơn.

Xem thêm thủ tục nhập khẩu chất tẩy rửa

9. Kết luận

Trên đây là toàn bộ quy trình làm thủ tục nhập khẩu hóa chất, mã hs, thuế nhập khẩu, thuế GTGT, khai báo hóa chất và chính sách nhập khẩu hóa chất các loại. Hy vọng bài viết sẽ mang lại những thông tin hữu ích cho Quý vị. Ngoài thủ tục nhập khẩu hóa chất, thì để cập nhật những bài viết mới nhất về lịch tàu từ Việt Nam đi các nước trên thế giới, hoặc những kiến thức về XNK, quý vị có thể theo dõi trên fanpage Door to Door Việt của chúng tôi.