Hóa chất độc với hệ sinh thái nước năm 2024

Theo người dân địa phương, nạn đổ thuốc bảo vệ thực vật xuống sông Đồng Nai để bắt tôm đã xảy ra từ năm 1995, nhưng không có lực lượng nào ra tay ngăn chặn. Đến nay lại rộ lên, bà con rất bức xúc, mong có cơ quan chức năng đứng ra dẹp những kẻ đang bức tử dòng sông.

Người dân ở khu vực ven sông Đồng Nai cho biết, sau khi đổ thuốc bảo vệ thực vật xuống, khoảng 15 phút sau, tôm sẽ bị say thuốc nổi lên, vớt rất dễ dàng. Cách khai thác theo kiểu hủy diệt này, các loại tôm to nhỏ đều bị quét sạch. Không chỉ tôm, tép mà các loài khác cũng bị thuốc bảo vệ thực vật tấn công vì môi trường sống ô nhiễm hóa chất nghiêm trọng.

Nguồn thủy sản ở khu vực này đang bị hủy diệt bởi tình trạng đánh thuốc độc này. Tính ra, đổ thuốc bảo vệ thực vật xuống sông còn tàn sát thủy sản hơn cả dùng xung điện, vì chất độc ngấm vào nước, vào môi trường hai bên sông, dưới đáy sông.

Trao đổi trên Lao Động, TS Tô Văn Trường - chuyên gia nghiên cứu độc lập về môi trường và tài nguyên nước - các loại thuốc bảo vệ thực vật này theo dòng thủy triều gây tác hại rộng lớn, ngấm vào bùn đáy và phiêu sinh vật… Tôm cá nhỏ ăn bùn và phiêu sinh vật, tôm cá lớn ăn tôm cá nhỏ trong những mắt xích của chuỗi thức ăn, đến con người ăn tôm cá lớn là mắt xích cuối.

Tôm cá sống trong môi trường nước bị "trúng độc", đi vào mâm cơm, con người cũng trúng độc theo. Một lần, nhiều lần ăn các loại thực phẩm này, độc sẽ tích tụ và gây bệnh, không loại trừ bệnh hiểm nghèo.

Còn nữa, sông Đồng Nai cung cấp nước sinh hoạt cho 20 triệu người dân trong lưu vực. Một dòng sông vốn đã chịu rất nhiều các loại chất thải xả ra mỗi ngày, lại thêm thuốc bảo vệ thực vật dùng để đánh bắt tôm, thì người sử dụng nguồn nước này gánh hết hậu quả.

Câu hỏi lớn đặt ra, tại sao tình trạng đổ thuốc bảo vệ thực vật xuống sông Đồng Nai để đánh bắt tôm xảy ra từ lâu nhưng chính quyền địa phương không có biện pháp ngăn chặn?

Người dân sống trong khu vực này biết rất rõ, báo chí phản ánh, tại sao chính quyền không biết?

Hai địa phương Đồng Nai và Bình Dương phải ra tay quét sạch các cá nhân, băng nhóm đầu độc sông Đồng Nai, xử lý theo pháp luật.

Xin lưu ý, hành vi này là tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản, phải nghiêm trị để bảo vệ môi trường sống, bảo vệ sức khỏe của người dân.

VTV.vn - Hệ thống sông ngòi trên thế giới đang phải chung sống với một dòng chảy lớn chất thải dược phẩm, có thể gây tổn hại nghiêm trọng đến môi trường sinh thái.

Hóa chất độc với hệ sinh thái nước năm 2024

Nhiều dòng sông trên thế giới bị ô nhiễm bởi chất thải dược phẩm

Hệ thống sông ngòi trên thế giới đang phải chung sống với một dòng chảy lớn chất thải dược phẩm, có thể gây tổn hại nghiêm trọng đến môi trường sinh thái. Đó là lời cảnh báo được các nhà nghiên cứu đưa ra trong một hội nghị thường niên của Liên hiệp Các nhà địa vật lý châu Âu tổ chức ở thủ đô Vienna của Áo.

Trưởng nhóm nghiên cứu - ông Francesco Bregoli, một chuyên gia thuộc Viện Delft giáo dục về nước ở Hà Lan, khẳng định "hệ thống nước ngọt trên thế giới đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại đến sự sống do tồn đọng lượng lớn chất thải là dược phẩm". Thông qua khảo sát nguồn nước, các chuyên gia đã phát hiện một lượng lớn dược phẩm được thải ra môi trường, trong đó có các loại thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh, thuốc liên quan tới hormone, dược phẩm điều trị bệnh tâm thần hoặc chữa bệnh dị ứng... Các nhà khoa học cho biết hiện trạng này đặc biệt nguy hiểm đối với môi sinh, có thể gây rối loạn nội tiết và làm biến đổi giới tính ở loài cá và các loài lưỡng cư

Các chuyên gia đã lấy diclofenac - một loại thuốc kháng viêm - làm "thước đo" nồng độ dược phẩm trong các hệ sinh thái nước ngọt. Đây cũng là loại dược phẩm mà Liên minh châu Âu (EU) và Cơ quan Bảo vệ môi trường Mỹ liệt vào danh sách các chất đe dọa môi trường. Kết quả cho thấy hiện nay hơn 10.000 km sông trên thế giới có mật độ dược phẩm vượt quá ngưỡng cho phép 100 nanogramme/lít của EU. Từ đây, các chuyên gia kết luận về dư lượng các chất tương tự trong hàng nghìn loại dược phẩm và hóa mỹ phẩm thải ra môi trường. Theo thống kê, mỗi năm, thế giới tiêu dùng khoảng 2.400 tấn diclofenac, và hàng trăm tấn chất này có trong các chất con người thải ra môi trường. Chỉ có một lượng nhỏ 7% được qua quy trình xử lý tại các cơ sở chăm sóc y tế. Trong khi đó, hệ sinh thái tự nhiên "hấp thụ" khoảng 20% và phần còn lại hòa vào môi trường biển. Cơ quan môi trường Liên hợp quốc cảnh báo trên thực tế, trong môi trường tự nhiên có tới 70-80% trong số hàng nghìn tấn thuốc kháng sinh các loại mà con người và vật nuôi tiêu thụ.

Theo ông Francesco Bregoli, các chuyên gia quốc tế đang tìm cách phát triển một thuật toán có khả năng tính toán và dự báo được chính xác mức độ ô nhiễm dược phẩm hiện nay và trong tương lai dựa trên các yếu tố như mật độ dân cư, các hệ thống thoát nước và doanh số của ngành dược phẩm. Giới chuyên gia cảnh báo tình hình có thể xấu hơn nếu các cơ quan chức năng không có biện pháp ngăn ngừa phù hợp do lượng dược phẩm đổ ra hệ thống sông ngòi được dự báo có thể tăng thêm hơn 60% từ nay đến trước năm 2050.