Hệ nội tiết gồm nhưng tuyến não nằm ở vị trị nào trong cơ thể

Hệ thống nội tiết có vai trò quan trọng với hoạt động sống và sức khỏe của con người thông qua việc sản xuất, giải phóng hormone. Do vậy, rối loạn nội tiết tố sẽ gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm, có thể kể đến như suy giáp, tiểu đường, suy tuyến yên,… Các xét nghiệm rối loạn nội tiết giúp xác định tình trạng bệnh sớm, từ đó điều trị hiệu quả và nhanh chóng hơn.

1. Nguyên nhân và các dạng rối loạn nội tiết

Cơ thể con người gồm hệ thống nội tiết phức tạp có vai trò sản xuất các loại hormone khác nhau và điều tiết đưa vào máu. Từ đó, hormone được đưa đến các cơ quan, tế bào và từ đó thực hiện các chức năng khác nhau trong cơ thể. Các tuyến nội tiết nằm rải rác trên cơ thể gồm: buồng trứng, tuyến thượng thận, vùng dưới đồi, tuyến cận giáp, tế bào trong tuyến tụy, tuyến yên, tinh hoàn, tuyến giáp, tuyến ức,…

Hệ thống nội tiết gồm nhiều cơ quan sản xuất các hormone khác nhau cho cơ thể

1.1. Nguyên nhân

Sự rối loạn ở bất cứ tuyến nội tiết nào cũng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ thể. Rối loạn nội tiết do 2 nguyên nhân chính gồm:

  • Tuyến nội tiết sản xuất quá ít hoặc quá nhiều hormone dẫn đến mất cân bằng hormone.

  • Tuyến nội tiết có sự phát triển của khối u gây tổn thương tế bào, rối loạn sản xuất và phân phối hormone.

Việc tăng, giảm sản xuất hormone bất thường do nhiều nguyên nhân như: rối loạn di truyền, nhiễm trùng, bệnh tật, hệ thống phản hồi nội tiết bị rối loạn, khối u hoặc tổn thương tuyến nội tiết.

1.2. Các dạng rối loạn nội tiết

Rối loạn nội tiết có nhiều dạng, trong đó có những bệnh lý mạn tính nguy hiểm như:

Tiểu đường là bệnh rối loạn nội tiết tuyến tụy

Tiểu đường

Tiểu đường là bệnh rối loạn nội tiết mạn tính phổ biến nhất, cụ thể liên quan đến hormone insulin của tuyến tụy.

Bệnh Cushing

Bệnh này do sự sản xuất quá mức của hormone tuyến yên gây ra một loại triệu chứng còn gọi là hội chứng Cushing.

Suy tuyến thượng thận

Có nhiều dạng trong đó bệnh Addison là loại suy thượng thận khá phổ biến, người bệnh gặp phải triệu chứng đau dạ dày, mệt mỏi, mất nước, đổi màu da,…

Bệnh cường giáp

Khi tuyến giáp sản xuất quá nhiều hormone dẫn đến chuyển hóa quá mức, bệnh nhân bị sụt cân nặng, nhịp tim nhanh, dễ đổ mồ hôi và hồi hộp.

Bệnh suy giáp

Trái ngược với cường giáp, bệnh suy giáp xảy ra khi tuyến giáp không sản xuất đủ lượng hormone dẫn đến quá trình chuyển hóa trong cơ thể cũng bị ảnh hưởng. Triệu chứng thường gặp như chậm phát triển ở trẻ, cơ thể mệt mỏi, khô da, táo bón, dễ bị trầm cảm.

Suy tuyến yên

Khi tuyến yên sản xuất quá ít hoặc hoàn toàn không tiết ra hormone.

Hội chứng buồng trứng đa nang

Do cơ thể sản xuất lượng androgen nhiều quá mức dẫn đến cản trở sự phát triển của trứng cũng như sự rụng trứng. Bệnh rối loạn nội tiết này có thể dẫn đến vô sinh ở nữ giới.

Hội chứng buồng trứng đa nang liên quan đến việc sản xuất androgen quá mức

Không chỉ nữ giới mà nam giới cũng có thể bị rối loạn nội tiết gây ra nhiều vấn đề sức khỏe, trong đó có sức khỏe sinh sản và tình dục. Xét nghiệm nội tiết tố được thực hiện khi thăm khám sức khỏe định kỳ, thăm khám sức khỏe sinh sản hoặc chẩn đoán khi có triệu chứng nghi ngờ.

2. Các xét nghiệm rối loạn nội tiết ở nữ

Các xét nghiệm rối loạn nội tiết tố nữ thường thực hiện bao gồm:

2.1. Xét nghiệm testosterone

Không chỉ nam giới mà nữ giới cũng có thể cần xét nghiệm testosterone - một loại hormone có liên quen đến ham muốn tình dục ở cả nam và nữ giới. Chỉ số testosterone bình thường ở nữ là từ 15 - 70 mg/dL.

Kết quả xét nghiệm quá cao có thể là dấu hiệu của bệnh u hiếm gặp hay đa nang buồng trứng.

2.2. Xét nghiệm Estrogen

Estrogen là một trong những hormone giới tính điển hình của nữ giới, có vai trò quy định phát triển về mặt hình thể của các đặc điểm giới tính. Cơ thể tiết lượng hormone Estrogen đều đặn, liên tục sẽ giúp người phụ nữ có làn da mịn màng, chu kỳ kinh nguyệt đều, sức khỏe sinh sản tốt,…

Xét nghiệm Estrogen kiểm tra nồng độ dạng estradiol, bình thường sẽ nằm ở mức 20 - 60 pg/ml.

Xét nghiệm hormone Estrogen đánh giá sức khỏe sinh sản ở nữ

2.3. Xét nghiệm Progesterone

Progesterone có vai trò quan trọng với chức năng sinh sản của nữ giới do hormone này kích thích sự phát triển của niêm mạc tử cung theo chu kỳ và tuyến vú. Phụ nữ mang thai cần duy trì nồng độ Progesterone ở mức cao để bảo vệ thai nhi, song nếu lượng này tăng quá cao sẽ gây 1 số ảnh hưởng tới sức khỏe như: rối loạn kinh nguyệt, giảm ham muốn, suy nhược cơ thể, trầm cảm,…

2.4. Xét nghiệm FSH

Không nhiều chị em phụ nữ biết hormone FSH có vai trò như thế nào với cơ thể, nồng độ chất này trong máu đồng nghĩa với khả năng dự trữ của buồng trứng.

Ngoài các xét nghiệm trên, còn những xét nghiệm nội tiết tố nữ khác như: xét nghiệm AMH, xét nghiệm hormone LH, xét nghiệm chỉ số Prolactin,… Mỗi xét nghiệm đều có vai trò khác nhau trong đánh giá sức khỏe nói chung và sức khỏe sinh sản nói riêng của chị em phụ nữ.

3. Các xét nghiệm rối loạn nội tiết ở nam

So với xét nghiệm rối loạn nội tiết ở nữ, xét nghiệm ở nam giới thường ít phổ biến hơn. Chủ yếu nam giới đi xét nghiệm khi nghi ngờ bị rối loạn nội tiết như suy giảm ham muốn tình dục, chức năng sinh sản kém, nghi ngờ vô sinh hiếm muộn,…

Cơ thể nam giới có rất nhiều loại hormone, nhưng thường được xét nghiệm gồm FSH, LH, Testosterone và Androgen. Các chất này được sản xuất và điều hòa ở hệ cơ quan nội tiết trục hạ đồi - tuyến yên - tinh hoàn của nam giới, đều liên quan đến quá trình sinh tinh và sức khỏe tinh trùng.

Bất cứ sự tăng cao hay giảm bất thường của các chất này đều báo hiệu tình trạng rối loạn nội tiết tố ở nam, bác sĩ sẽ cần chẩn đoán tìm nguyên nhân để điều trị.

Nam giới thường xét nghiệm hormone Testosterone

Ngoài các xét nghiệm rối loạn nội tiết tố trên khi định lượng hormone trong máu hoặc nước tiểu, bác sĩ còn chẩn đoán bệnh dựa trên triệu chứng cùng các xét nghiệm hình ảnh. Kết quả chẩn đoán giúp bác sĩ tư vấn phương pháp điều trị thích hợp, đảm bảo nội tiết tố ổn định cũng như sức khỏe sinh sản tốt.

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là sơ sở y tế uy tín trong lĩnh vực xét nghiệm. Trung tâm xét nghiệm của bệnh viện ngoài xét các xét nghiệm nội tiết tố còn thực hiện được gần 2. 000 xét nghiệm từ cơ bản đến chuyên sâu khác. Trung tâm Xét nghiệm của MEDLATEC là đơn vị Y tế đầu tiên tại Việt Nam đạt chứng chỉ CAP ngày 7/1/2022 song hành cùng tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189:2012, đảm bảo trả kết quả nhanh và chính xác nhất.

Ngoài ra, bệnh viện còn triển khai dịch vụ xét nghiệm tại nhà, kỹ thuật viên sẽ đến tận nhà người bệnh lấy mẫu, kết quả sau đó được trả tận nơi, trả qua email hoặc tin nhắn tùy người bệnh lựa chọn. Giá xét nghiệm tại nhà bằng với giá xét nghiệm tại bệnh viện, chỉ phụ thu thêm 10.000 đồng phí đi lại/địa chỉ lấy mẫu.

Dịch vụ này được bệnh nhân đánh giá rất cao bởi giúp tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi cũng như đảm bảo an toàn trong tình hình dịch Covid-19 phức tạp hiện nay. Nếu cần tư vấn chi tiết hơn, liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.

Tuyến tụy là một trong những bộ phận quan trọng thuộc hệ tiêu hóa. Tuy nhiên rất ít người hiểu về cấu tạo và chức năng của cơ quan này đối với sức khỏe mỗi chúng ta. Vì vậy có không ít các bệnh lý về tuyến tụy xảy ra hiện nay như viêm tụy cấp, u tuyến tụy, ung thư tuyến tụy,…  Vậy tuyến tụy là gì? Chức năng của tụy? Một số bệnh lý về tuyến tụy. Các vấn đề trên sẽ được giải đáp trong bài viết đây, mời bạn cùng theo dõi.

Tuyến tụy là một trong những bộ phận quan trọng thuộc hệ tiêu hóa, là bộ phận quan trọng trong cơ thể con người.

Tụy là một cơ quan nằm sau phúc mạc, sau dạ dày sát thành sau của ổ bụng. Đây là một tuyến thuộc bộ máy tiêu hóa vừa đảm nhiệm chức năng ngoại tiết (tụy sản xuất và bài tiết các dịch tụy chứa các men tiêu hóa hay enzyme tiêu hóa), vừa đảm nhiệm chức năng nội tiết (tụy sản xuất và tiết vào trong máu các nội tiết tố hay hormon).

2. Cấu tạo của tuyến tụy

Tụy có cấu trúc gồm ba phần: đầu tụy, thân tụy và đuôi tụy

Tụy có cấu trúc gồm ba phần: đầu tụy, thân tụy và đuôi tụy. Đầu tụy nằm sát đoạn tá tràng và đuôi tụy kéo dài đến sát lách. Ống tụy nằm dọc suốt chiều dài của tụy và dẫn lưu dịch tụy đổ vào tá tràng. Tụy có khối lượng khoảng 80 gram, có màu trắng nhạt, ở một số loài động vật có thể có màu hồng nhạt, mỗi ngày trung bình tụy có thể tiết ra khoảng 0,8 lít dịch tiết.

3. Chức năng của tuyến tụy

Tụy là một tuyến thuộc bộ máy tiêu hóa của con người. Chúng sản xuất dịch tiêu hóa có khả năng tiêu hóa hầu hết các thành phần thức ăn (tụy ngoại tiết – chức năng ngoại tiết) và còn sản xuất nội tiết tố hay hormon trong máu (tụy nội tiết – chức năng nội tiết).

3.1. Chức năng ngoại tiết (Tụy ngoại tiết)

Tụy được bao bọc bởi bao tụy. Bao tụy cũng có tác dụng phân chia tụy thành các tiểu thùy. Nhu mô của tụy được cấu tạo bởi các tế bào tụy ngoại tiết. Các tế bào này chứa đựng rất nhiều các hạt nhỏ chứa enzyme tiêu hóa dưới dạng tiền chất. Khi có kích thích thích hợp, các men tụy sẽ được tiết vào ống tụy và sau đó đổ vào ruột non.

Dịch tụy là nguồn chứa các men tiêu hóa mỡ và protein còn niêm mạc ruột lại có các men tiêu hóa được đường. Dịch tụy cũng chứa các ion bicarbonate có tính kiềm để trung hòa lượng dịch lượng acid trong thức ăn từ dạ dày đi xuống.

Việc kiểm soát chức năng ngoại tiết của tụy được thực hiện thông qua các men (enzyme). Các men này được các tế bào của dạ dày và tá tràng tiết ra dưới kích thích của thức ăn hiện diện trong ống tiêu hóa và bởi chính dịch tụy.

Vì một lý do nào đó như sự ứ trệ, nhiễm trùng, chấn thương…, các men kiểm soát chức năng ngoại tiết của tụy được hoạt hóa ngay trong lòng tụy gây nên sự tự tiêu hủy tụy gọi là viêm tụy cấp. Trên lâm sàng có thể gặp tình trạng viêm tụy cấp do sỏi, do giun chui ống mật – tụy…

3.2. Chức năng nội tiết (tụy nội tiết)

Tụy nội tiết là một phần nhỏ của tuyến tụy thường nằm ở gần mạch máu, đổ vào tĩnh mạch cửa. Tụy nội tiết có chức năng tiết các hormone quan trọng là insulin, glucagon và các hormone khác. Tụy nội tiết gồm ba loại tế bào chính là: tế bào anpha, tế bào beta, tế bào delta. Trong ba loại này thì tế bào beta chiếm số lượng nhiều nhất và sản xuất insulin. Các tế bào anpha sản xuất glucagon và tế bào delat sản xuất somatostatin. Somatostatin  có tác dụng làm giảm nồng độ của glucagon và insulin trong máu.

4. Các bệnh lý tuyến tụy 

Viêm tụy, u tụy có nguyên nhân cao dẫn đến bệnh lý ung thư tuyến tụy

Do sự hoạt động bất thường hay ảnh hưởng bởi các tác nhân như ký sinh trùng, nhiễm trùng, chấn thương khiến tụy có thể bị tổn hại và gặp phải một số bệnh lý như: u tụy, ung thư tuyến tụy, viêm tụy (viêm tụy cấp thường gặp, viêm tụy mạn tính), tiểu đường (đái tháo đường), nang giả tụy (biến chứng của viêm tụy cấp), giun chui ống tụy.

Video liên quan

Chủ đề