Hay nêu tên các loại vi phạm pháp luật và cho ví dụ

Trình bày các loại vi phạm pháp luật. Cho ví dụ?

1 – Vi phạm pháp luật là gì?

Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật và có lỗi, do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.

Ví dụ: Sinh viên A sử dụng tài liệu trong lúc làm bài tập cá nhân tuần mặc dù Đề cương môn học không cho phép.

2 – Các loại vi phạm pháp luật

Vi phạm pháp luật có thể được phân loại theo nhiều cách khác nhau dựa vào các tiêu chí phân loại khác nhau:

a – Căn cứ vào đối tượng và phương pháp điều chỉnh của pháp luật

Vi phạm pháp luật được chia thành các loại tương ứng với các ngành luật: Vi phạm pháp luật hình sự, vi phạm pháp luật dân sự…

b – Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội, chủ thể, khách thể

Vi phạm pháp luật được chia thành các loại sau:

– Vi phạm hình sự (tội phạm)

Theo quy định tại Điều 8 Bộ luật Hình sự hiện hành của nước ta thì tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự.

Ví dụ: Hành vi giết người là một tội phạm.

– Vi phạm hành chính:

Theo pháp luật về xử lý vi phạm hành chính của Việt Nam thì vi phạm hành chính là hành vi có lỗi của chủ thể có năng lực trách nhiệm hành chính trái với các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm hoặc trái với các quy định của pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội nhưng chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự và theo quy định của pháp luật phải bị xử lý hành chính.

Ví dụ: Người tham gia giao thông bằng xe máy chạy quá tốc độ cho phép là đã vi phạm hành chính.

– Vi phạm dân sự là hành vi trái pháp luật và có lỗi của chủ thể có năng lực trách nhiệm dân sự xâm hại tới các quan hệ tài sản và các quan hệ nhân thân phi tài sản.

Ví dụ: Người thuê nhà nhưng không trả tiền thuê và hết hạn hợp đồng mà không trả nhà lại cho chủ.

– Vi phạm kỷ luật là hành vi có lỗi của chủ thể trái với các quy chế, quy tắc xác lập trật tự trong nội bộ cơ quan, tổ chức, tức là không thực hiện đúng kỷ luật lao động, học tập, công tác hoặc phục vụ đuợc đề ra trong nội bộ cơ quan, tổ chức đó.

Ví dụ: Sinh viên sử dụng tài liệu làm bài thi khi đề thi không cho phép.

Ngoài bốn loại trên còn có thể có các loại vi phạm sau:

– Vi phạm Hiến pháp là hành vi có lỗi của chủ thể có năng lực trách nhiệm hiến pháp trái với các quy định của Hiến pháp. Chủ thể phải chịu trách nhiệm hiến pháp chủ yếu là các cơ quan nhà nước và những người có chức vụ trong các cơ quan nhà nước.

Ví dụ: Một cơ quan nhà nước ban hành một văn bản quy phạm pháp luật có quy định trái với Hiến pháp.

– Vi phạm pháp luật quốc tế của quốc gia: Quốc gia sẽ bị coi là vi phạm pháp luật quốc tế khi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các cam kết quốc tế mà quốc gia đã tự nguyện cam kết.

Mục lục bài viết

  • 1. Khái niệm vi phạm pháp luật
  • 2. Sự khác nhau giữa các loại vi phạm pháp luật
  • 2.1 Sự khác nhau về đối tượng điều chỉnh
  • 2.2 Sự khác nhau về chế tài xử lý vi phạm.
  • 3. Trách nhiệm pháp lý là gì ?
  • 4. So sánh trách nhiệm hình sự, dân sự, hành chính và trách nhiệm kỷ luật

1. Khái niệm vi phạm pháp luật

- Vi phạm pháp luật là hành vi (hành động) trái pháp luật và có lỗi, do chủ thể có năng lực hành vi thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.

Bốndấu hiệu nhận biết hành vi vi phạm pháp luật:

+ Hành vi của con người hành động của chủ thể trái pháp luật

+Trái pháp luật xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật xác lập bảo vệ

+ Có lỗi của chủ thể

+ Chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp luật

-Cấu thành của vi phạm pháp luật

Cấu thành vi phạm pháp luật là những dấu hiệu đặc trưng của một vi phạm pháp luật cụ thể.

Vi phạm pháp luật bao gồm 4 yếu tố cấu thành là mặt khách quan, mặt chủ quan, chủ thể và khách thể.

Mặt khách quan của vi phạm pháp luậtlàdấu hiệu biểu hiện ởbên ngoài thế giới khách quan của vi phạm pháp luật. Sẽ bao gồm các hành vi sau:hành vi trái pháp luật, hậu quả nguy hiểm cho xã hội, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả nguy hiểm cho xã hội, thời gian, địa điểm, phương tiện vi phạm.

1.Hành vi trái pháp luậthay còn đượchiểulà hành vi nguy hiểm cho xã hội là hành vi trái với các yêu cầu của pháp luật, nó gây ra hoặc đe doạ gây ra những hậu quả nguy hiểm cho xã hội.

2.Hậu quả nguy hiểm cho xã hội: là những tổn thấtvề người và của hoặc những tổn thấtphi vật chất khác do hành vi trái pháp luật gây ra cho xã hội

3.Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả nguy hiểm cho xã hộitức là giữa chúng phải có mối quan hệ nội tại và tất yếu với nhau. Hành vi đã chứa đựng mầm mống gây ra hậu quả hoặc là nguyên nhân trực tiếp của hậu quả nên nó phải xảy ra trước hậu quả về mặt thời gian; còn hậu quả phải là kết quả tất yếu của chính hành vi đó mà không phải là của một nguyên nhân khác.

4.Thời gian vi phạm pháp luậtlà giờ, ngày, tháng, năm xảy ra vi phạm pháp luật.

5.Địa điểm vi phạm pháp luậtlà nơi xảy ra vi phạm pháp luật.

6.Phương tiện vi phạm pháp luậtlà công cụ mà chủ thể sử dụng để thực hiện hành vi trái pháp luật của mình.

Khi xem xét mặt khách quan của vi phạm pháp luật thìhành vi trái pháp luật luôn luôn là yếu tố bắt buộc phải xác định trong cấu thành của mọi vi phạm pháp luật,còn các yếu tố khác có bắt buộc phải xác định hay không là tuỳ từng trường hợp vi phạm. Có trường hợp hậu quả nguy hiểm cho xã hội và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả nguy hiểm cho xã hội cũng là yếu tố bắt buộc phải xác định, có trường hợp địa điểm vi phạm cũng là yếu tố bắt buộc phải xác định.

Mặt chủ quan của vi phạm pháp luậtlà trạng thái tâm lý bên trong của chủ thể khi thực hiện hành vi trái pháp luật. Nó bao gồm các yếu tố: lỗi, động cơ, mục đích vi phạm pháp luật.

1.Lỗilà trạng thái tâm lý hay thái độ của chủ thể đối với hành vi của mình và đối với hậu quả của hành vi đó gây ra cho xã hội được thể hiện dưới hai hình thức: cố ý hoặc vô ý.

Lỗi gồm 2 loại: cố ý và vô ý.

Lỗi cố ý lại gồm 2 loại: cố ý trực tiếp và cố ý gián tiếp.

+Cố ý trực tiếplà lỗi của một chủ thể khi thực hiện hành vi trái pháp luật nhận thức rõ hành vi của mình là trái pháp luật, thấy trước được hậu quả của hành vi đó và mong muốn cho hậu quả đó xảy ra.

+Cố ý gián tiếplà lỗi của một chủ thể khi thực hiện một hành vi trái pháp luật nhận thức rõ hành vi của mình là trái pháp luật, thấy trước được hậu quả của hành vi đó, tuy không mong muốn song có ý thức để mặc cho hậu quả đó xảy ra.

Lỗi vô ý cũng gồm 2 loại: vô ý vì cẩu thả và vô ý vì quá tự tin.

+Vô ý vì cẩu thảlà lỗi của một chủ thể đã gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng do cẩu thả nên không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả đó, mặc dù có thể thấy trước và phải thấy trước hậu quả này.

+Vô ý vì quá tự tinlà lỗi của một chủ thể tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội song tin chắc rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc cỏ thể ngăn ngừa được nên mới thực hiện và có thể gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội.

1.Động cơ vi phạm pháp luậtlà động lực tâm lý bên trong thúc đẩy chủ thể thực hiện hành vi trái pháp luật.

2.Mục đích vi phạm pháp luậtlà cái đích trong tâm lý hay kết quả cuối cùng mà chủ thể mong muốn đạt được khi thực hiện hành vi trái pháp luật.

Chủ thể của vi phạm pháp luậtlà cá nhân, tổ chức có năng lực trách nhiệm pháp lý và đã thực hiện hành vi trái pháp luật.

Khách thể của vi phạm pháp luậtlà quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ nhưng bị hành vi trái pháp luật xâm hại tới.

2. Sự khác nhau giữa các loại vi phạm pháp luật

2.1 Sự khác nhau về đối tượng điều chỉnh

- Đây chính là các quan hệ pháp luật mà chủ thể đã có hành vi vi phạm.

+ Vi phạm hành chính là sự xâm phạm đến các quan hệ pháp luật hành chính phát sịnh trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước với nội dung chính là chấp hành và điều hành. Những hành vi vi phạm được quy định chung trong Luật xử lý vi phạm hành chính.

+ Vi phạm hình sự là sự xâm hại đến các quan hệ pháp luật hình sự phát sinh giữa Nhà nước và người phạm tội, pháp nhân thương mại phạm tội liên quan đến việc họ thực hiện tội phạm, các hành vi được quy định trong Bộ luật Hình sự.

+ Vi phạm dân sự là sự xâm phạm đến các quan hệ nhân thân và tài sản được quy định chung trong bộ luật Dân sự và quan hệ pháp luật dân sự khác được pháp luật bảo vệ, như quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp.

+ Vi phạm thương mại là sự xâm hại đến các quan hệ về kinh tế được quy định chung trong lĩnh vực kinh doanh thương mại.

2.2 Sự khác nhau về chế tài xử lý vi phạm.

Do mỗi ngành có các nguyên tắc điều chỉnh khác nhau nên khi có vi phạm thì chế tài cũng khác nhau.

+Chế tài hành chínhlà bộ phận của quy phạm pháp luật hành chính xác định biện pháp xử lý của Nhà nước đối với cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm, chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. Các hình thức xử phạt hành chính gồm: Cảnh cáo; phạt tiền; tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính; Trục xuất.

+Chế tài hình sựlà bộ phận hợp thành của quy phạm pháp luật hình sự, xác định loại và giới hạn mức độ hình phạt có thể áp dụng đối với người thực hiện hành vi phạm tội được quy định trong quy phạm pháp luật hình sự đó.

+Chế tài dân sựlà hậu quả pháp lý bất lợi ngoài mong muốn được áp dụng đối với người có hành vi vi phạm trong quan hệ dân sự khi họ thực hiện, thực hiện không đúng các nghĩa vụ dân sự.

+ Chế tàithương mại làchế tài do vi phạm hợp đồng trong thương mại, xác định những hậu quả pháp lý bất lợi của bên có hành vi vi phạm hợp đồng.

Hành vi vi phạm hợp đồng trong thương mại thương mại có thể là không thực hiện hợp đồng, thực hiện không đầy đủ hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ theo thỏa thuận của các bên trong họp đồng thương mại hoặc theo quy định của pháp luật.

Nhìn chung, các chế tài hành chính và hình sự mang tínhbảo vệ lợi ích công, lợi ích của Nhà nước. Dựa vào mức độ nghiêm trọng thì chế tài hành chính áp dụng đối với các hành vi ít nghiêm trọng hơn chế tài hình sự, do đó các hình thức xử phạt hành chính cũng ít nghiêm khắc hơn so với hình phạt áp dụng đối với tội phạm.

Mặt khác, đối với chế tài dân sự, nó được đặt ra để bảo vệ quyền và lợi íchmang tính tưgiữa các chủ thể trong xã hội với nhau, là điều kiện cần thiết để bảo đảm cho cam kết giữa các bên được thực hiện

3. Trách nhiệm pháp lý là gì ?

Trách nhiệm pháp lý là một loại quan hệ pháp luật đặc biệt giữa Nhà nước (thông qua cơ quan có thẩm quyền) với chủ thể vi phạm pháp luật, trong đó bên vi phạm pháp luật phải gánh chịu những hậu quả bất lợi, những biện pháp cưỡng chế Nhà nước được quy định ở chế tài các quy phạm pháp luậtư

Có 4 loại trách nhiệm pháp lý

Trách nhiệm pháp lý hình sự: Là trách nhiệm pháp lý áp dụng đối với các cá nhân, pháp nhân thương mại vi phạm pháp luật phải chịu những hậu quả pháp lý bất lợi về hành vi phạm tội của mình.

– Trách nhiệm pháp lý hành chính: Là loại trách nhiệm pháp lý đặt ra đối với các cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính hay nói cách khác trách nhiệm là trách nhiệm thi hành nghĩa vụ do pháp luật hành chính quy định và trách nhiệm phát sinh do vi phạm nghĩa vụ đó.

– Trách nhiệm pháp lý dân sự: Là trách nhiệm pháp lý mang tính tài sản được áp dụng đối với người vi phạm pháp luật dân sự nhằm bù đắp về tổn thất vật chất, tinh thần cho người bị hại.

– Trách nhiệm pháp lý kỷ luật: Là trách nhiệm pháp lý áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức do vi phạm kỷ luật, vi phạm quy tắc hay nghĩa vụ trong hoạt động công vụ hoặc vi phạm pháp luật mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

4. So sánh trách nhiệm hình sự, dân sự, hành chính và trách nhiệm kỷ luật

- Giống nhau : Đều là hậu quả bất lợi do Nhà nước áp dụng đối với các cá nhân, tổ chức vi phạm pháp luật, theo đó cá nhân, tổ chức vi phạm pháp luật phải chịu những chế tài được quy định tại phần chế tài của quy phạm pháp luật.

- Khác nhau:

Tiêu chí

Trách nhiệm hình sự

Trách nhiệm dân sự

Trách nhiệm hành chính

Trách nhiệm kỷ luật

Khái niệm

Trách nhiệm hình sự là trách nhiệm pháp lý áp dụng đối với các cá nhân, pháp nhân thương mại vi phạm pháp luật phải chịu những hậu quả pháp lý bất lợi về hành vi phạm tội của mình.

Trách nhiệm dân sự là trách nhiệm pháp lý mang tính tài sản được áp dụng đối với người vi phạm pháp luật dân sự nhằm bù đắp về tổn thất vật chất, tinh thần cho người bị hại.

Trách nhiệm hành chính là loại trách nhiệm pháp lý đặt ra đối với các cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính hay nói cách khác TNHC là trách nhiệm thi hành nghĩa vụ do pháp luật hành chính quy định và trách nhiệm phát sinh do vi phạm nghĩa vụ đó.

Trách nhiệm kỷ luật là trách nhiệm pháp lý áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức do vi phạm kỷ luật, vi phạm quy tắc hay nghĩa vụ trong hoạt động công vụ hoặc vi phạm pháp luật mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Chủ thể áp dụng

Nhà nước

Nhà nước

Nhà nước

Thủ trưởng, cơ quan đơn vị, xí nghiệp

Chủ thể bị áp dụng

Cá nhân, pháp nhân thương mại có hành vi vi phạm pháp luật hình sự bị coi là tội phạm theo quy định của luật hình sự.

Áp dụng đối với chủ thể vi phạm pháp luật dân sự

Các chủ thể trong trách nhiệm hành chính là Nhà nước đối với tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật hành chính.

Cá nhân khi thực hiện hành vi vi pham kỷ luật hoặc vi phạm pháp luật khác mà theo quy định phải chịu trách nhiệm kỷ luật.

Mục đích

Trừng trị người, pháp nhân thương mại phạm tội mà còn giáo dục họ ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống, ngăn ngừa họ phạm tội mới,…

Buộc người có hành vi vi phạm pháp luật vào nghĩa vụ bồi thường cho người bị tổn hại do hành vi đó gây ra nhằm khắc phục những tổn thất đã gây ra.

Xử lý vi phạm hành chính, loại trừ những vi phạm pháp luật, ổn định trật tự quản lý trên các lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước.

Đảm bảo trật tự nội bộ của cơ quan, tổ chức.

Các hình thức xử lý

Phạt chính;

– Phạt bổ sung;

– Các biện pháp khắc phục.

– Bồi thường thiệt hại;

– Các biện pháp khắc phục.

Cảnh cáo;

– Phạt tiền.

– Khiển trách;

– Cảnh cáo;

– Hạ bậc lương;

– Hạ ngạch;

– Cách chức;

Trình tự áp dụng

Được áp dụng theo trình tự tư pháp.

Được áp dụng theo trình tự tư pháp.

Là trình tự hành chính

Luật Minh Khuê (tổng hợp & phân tích)

Video liên quan

Chủ đề