Hãng điện thoại nào không sản xuất tại trung quốc

Có thể bạn chưa từng nghe đến Transsion, nhưng nhà sản xuất điện thoại Trung Quốc này đang âm thầm tạo dựng tên tuổi cho riêng mình trên toàn cầu. Trong năm nay, Transsion đã khẳng định vị thế là một trong năm nhà sản xuất điện thoại thông minh hàng đầu, giành thị phần từ tay những gã khổng lồ như Apple và Samsung.

Báo cáo mới về doanh số bán điện thoại quý 3 năm 2023 của Canalys cho thấy doanh số bán hàng tổng thể giảm 1% so với cùng kỳ năm 2022.

Samsung dẫn đầu với 20% thị phần, Apple chiếm 17%, Xiaomi đứng thứ ba với 14% và Oppo là 9%. Ở vị trí thứ năm là cái tên Transsion, cũng ở mức 9% – tăng từ mức 6% vào năm ngoái.

Theo Canalys, sự tăng trưởng ấn tượng này dựa trên "các sản phẩm cạnh tranh" ở "nhiều thị trường mới nổi". Các nhà phân tích dự đoán sẽ có sự phát triển hơn nữa cho Transsion miễn là hãng sản xuất tiếp tục đi đúng hướng.

Hãng điện thoại nào không sản xuất tại trung quốc

Transsion là cái tên lạ lẫm đối với nhiều người và cũng là một công ty tương đối mới so với Apple, Samsung và Google, nhưng thực tế hãng sản xuất này đã có tuổi đời 17 năm.

Công ty được thành lập vào năm 2006 tại Hồng Kông, ban đầu tập trung bán điện thoại ở Châu Phi, giúp hãng có được chỗ đứng tại thị trường đang phát triển.

Hiện tại, công ty cũng bán điện thoại di động ở Trung Đông, Mỹ Latinh và Ấn Độ, trong đó hầu hết là những thiết bị giá rẻ giúp tối ưu hóa chi phí cho người dùng.

Cách làm này gợi nhớ phần nào về con đường khởi đầu của Huawei, cung cấp các thiết bị có phần cứng ở mức khá trong khi vẫn giữ giá ở mức thấp nhất có thể.

Transsion đứng sau các thương hiệu điện thoại như Itel, Tecno và Infinix – những cái tên cũng có mặt ở thị trường Việt Nam. Công ty ban đầu tập trung phát hành điện thoại phổ thông và không sản xuất điện thoại thông minh cho đến năm 2014, bảy năm sau khi Apple trình làng chiếc iPhone đầu tiên.

Với lô hàng 22,7 triệu chiếc trong quý 3 năm 2023, Transsion hiện là công ty lớn trong lĩnh vực bán điện thoại thông minh toàn cầu.

Công chúng sẽ còn phải chờ xem liệu các giám đốc điều hành của công ty có quyết định mở rộng hoạt động sang thị trường Mỹ, Anh và Úc trong tương lai hay không – nhưng hãng sản xuất Trung Quốc đang có nền tảng ngày càng vững chắc để vươn xa trong tương lai.

Hãng điện thoại nào không sản xuất tại trung quốc

Tính năng độc đáo chỉ có ở thị trường châu Phi

Theo IDC, Transsion có chỗ đứng đặc biệt vững chắc ở Châu Phi, nơi công ty bán được nhiều điện thoại hơn cả Samsung và Xiaomi.

Kể từ khi ra mắt chiếc điện thoại di động đầu tiên vào năm 2007, mỗi chiếc điện thoại của hãng ra mắt tại thị trường châu Phi đều được điều chỉnh để phù hợp với sở thích của người tiêu dùng nơi đây.

Với phương châm "không để bất kỳ ai ở Châu Phi bị tụt lại phía sau trong cuộc cách mạng kỹ thuật số toàn cầu", Transsion cung cấp các loại điện thoại từ mẫu cơ bản có giá 10 USD đến mẫu hàng đầu với giá 1.300 USD. Phân khúc trải dài này đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng châu Phi.

Điện thoại của hãng cũng có một vài tính năng độc đáo chỉ có tại châu Phi như lớp phủ chống axit, nhiều SIM…

Ở vùng khí hậu nhiệt đới châu Phi, điện thoại di động thường phải tiếp xúc với mồ hôi của người dùng, thứ có tính axit nhẹ. Transsion đã khéo léo phát triển lớp phủ chống axit để bảo vệ điện thoại khỏi bị ăn mòn, giúp nâng cao tuổi thọ.

Tính năng bảo vệ này còn đảm bảo nhận dạng dấu vân tay bình thường ngay cả khi sử dụng trong môi trường nhiệt độ cao.

Nhận thấy sự đa dạng về các tông màu da châu Phi, Transsion đã hiệu chỉnh camera để ghi lại các tông màu tối một cách tối ưu. Cải tiến này trao quyền cho giới trẻ Châu Phi tạo ra những bức ảnh và video chất lượng cao hơn, phản ánh tính thẩm mỹ độc đáo của riêng họ.

Nhận thấy sự phổ biến của việc sử dụng nhiều thẻ SIM, đặc biệt là ở các quốc gia như Nigeria, điện thoại thông minh của Transsion tích hợp bốn thẻ SIM và bốn chế độ chờ. Người dùng có thể lắp bốn thẻ SIM và gọi đồng thời bốn số khác nhau, đáp ứng yêu cầu thực tế trong liên lạc hàng ngày.

Tờ SCMP cho hay doanh số bán điện thoại tại Trung Quốc đã tăng 11% trong tháng 10/2023 so với cùng kỳ năm trước, qua đó cho thấy dấu hiệu hồi phục nhu cầu thị trường tiêu dùng sau 8 tháng suy giảm liên tiếp trước đó.

Thế nhưng điều trớ trêu là iPhone của Apple lại bị thất sủng trước các sản phẩm nội địa đến từ Huawei và Xiaomi.

Kẻ cười...

Báo cáo mới nhất của Counterpoint Research cho thấy Xiaomi, Honor và Huawei là 3 thương hiệu smartphone tạo động lực chính cho đà tăng trưởng của thị trường thời gian qua. Doanh số bán điện thoại của Huawei đã tăng đến 90% so với cùng kỳ năm trước.

Chuyên gia phân tích Archie Zhang của Counterpoint chỉ rõ đà tăng của Huawei trong tháng 10 là nhờ phần lớn từ sự ra mắt dòng điện thoại 5G mới Mate 60 bất chấp những cấm vận của Phương Tây về nguồn chip bán dẫn và công nghệ.

"Ngoài ra, chúng tôi cũng chứng kiến hiệu ứng hào quang (Halo) khi sự tích cực của Huawei lan rộng sang cả những thương hiệu điện thoại Trung Quốc khác", chuyên gia Zhang nói khi cho biết doanh số tăng trưởng của Huawei đã kích thích người tiêu dùng quan tâm đến sản phẩm điện thoại trong nước của cả những hãng khác.

Theo ông Zhang, hãng Huawei đã hưởng lợi lớn từ chiến dịch quảng bá truyền thông về tự phát triển sản phẩm trong bối cảnh bị Phương Tây kiềm chế, qua đó kích thích lòng tự hào dân tộc và nhu cầu tiêu dùng.

Với Xiaomi, hãng điện thoại này ra mắt sản phẩm mới nhất Xiaomi 14 vào tháng 10/2023 và cũng chứng kiến doanh số tăng 33% cùng tháng.

Hãng điện thoại nào không sản xuất tại trung quốc

Nhà sáng lập Lei Jun của Xiaomi thậm chí đã khoe trên mạng xã hội Weibo rằng sản phẩm mới nhất này đã bán được hơn 1 triệu chiếc chỉ trong chưa đầy 2 tuần mở bán cũng như bất chấp việc giới truyền thông tập trung vào Huawei Mate 60 Pro.

Hiện Xiaomi 14 là chiếc smartphone đầu tiên trên thế giới dùng chip Snapdragon 8 Gen 3 hiện đại nhất của Qualcomm. Đây cũng là sản phẩm đầu tiên dùng hệ điều hành HyperOS do chính Xiaomi tự phát triển.

Trong đợt Lễ độc thân 11-11 vừa qua, sản phẩm nhà Xiaomi thuộc hàng điện thoại bán chạy nhất trên nền tảng Tmall của Alibaba.

Phía công ty cũng cho biết doanh số trực tuyến của Xiaomi 14 trong mùa Lễ độc thân năm nay đã đạt kỷ lục với hơn 22,4 tỷ Nhân dân tệ, tương đương 3,18 tỷ USD.

Tương tự, thương hiệu Honor của Trung Quốc cũng tăng trưởng doanh số 10% trong tháng 10 so với cùng kỳ năm ngoái.

...người khóc

Trái ngược với kết quả kinh doanh khả quan của các hãng smartphone nội địa Trung Quốc thì Apple lại có một báo cáo bết bát. Doanh số của Apple cùng những hãng điện thoại khác tại Trung Quốc đã giảm 12% trong tháng 10/2023.

Số liệu của Counterpoint cho thấy dù nhà táo khuyết đã tung ra iPhone 15 vào tháng 9/2023 nhưng doanh số lại thấp hơn so với bản iPhone 14 trước đó.

Đây là điều khá trớ trêu cho Apple khi thị trường điện thoại Trung Quốc có dấu hiệu hồi sinh.

Tờ SCMP cho hay liệu nhà táo khuyết có tận dụng được đà hồi phục của thị trường này hay không tùy thuộc vào khả năng đảm bảo nguồn cung bền vững trong bối cảnh xung đột Mỹ-Trung cũng như áp lực cạnh tranh ngày càng lớn từ Huawei, Xiaomi.

Báo cáo của Counterpoint cho hay Apple đã gặp vấn đề về màu sắc của dòng iPhone Pro Max khiến thời gian đợi giao hàng bị kéo dài. Đồng thời, giá bán của sản phẩm này trên các nền tảng TMĐT tại Trung Quốc khá cao trước các đối thủ nội địa.

Với nhiều lý do, hiện Huawei và Xiaomi mới là những cái tên được người tiêu dùng Trung Quốc nhắc đến nhiều nhất hiện nay chứ không phải iPhone 15.

Hãng điện thoại nào không sản xuất tại trung quốc

Thậm chí nhu cầu tăng cao khiến Huawei đã gặp phải vấn đề khan hàng cục bộ do không kịp sản xuất. Người mua hiện phải chờ đợi đến 3 tháng nếu muốn nhận hàng Mate 60 Pro của hãng.

"Khả năng bùng nổ của Huawei hiện không chỉ giúp họ tăng trưởng mà còn tác động tích cực lên toàn thị trường điện thoại", chuyên gia Ivan Lam của Counterpoint nhận định.