Hà nội đến bù đăng là bao nhiêu cây năm 2024

Ký ức của tôi về nơi ấy không quá nhiều nhưng mỗi lần tôi quay lại chốn này đều mang trong lòng những cảm xúc khó tả.

Show

Hà nội đến bù đăng là bao nhiêu cây năm 2024

Đặc sản cơm lam của đồng bào S'tiêng (trong một dịp lễ tại Khu bảo tồn văn hóa dân tộc S'tiêng sóc Bom Bo, huyện Bù Đăng, Bình Phước)

CTV

Bù Đăng là một huyện miền núi. Phía đông có vị trí tiếp giáp với tỉnh Lâm Đồng, phía bắc giáp với tỉnh Đắk Nông, phía nam giáp Đồng Nai và phía tây bắc giáp với huyện Phước Long. Bù Đăng là huyện có diện tích lớn nhất ở Bình Phước với hơn 1.500 km2, bao gồm 15 xã và 1 thị trấn. Khí hậu nơi đây được chia thành hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô.

Đến với Bù Đăng vào tháng 3, 4 sẽ được có cơ hội chiêm ngưỡng những vườn hoa cà phê nở trắng xóa, vào tháng cuối năm thì sẽ nhìn thấy những bông hoa dã quỳ vàng rực dưới ánh nắng mặt trời. Nơi đây còn có những thác nước đẹp, những cánh rừng cao su bạt ngàn, có một phần diện tích của Vườn quốc gia Cát Tiên và tiếng chày giã gạo quanh ánh lửa hồng của người dân trên sóc Bom Bo hào hùng thuở nào.

Ngày xưa Bù Đăng nghèo lắm, những năm cuối thế kỷ 20, nhiều nhà còn ăn bo bo thay cơm mà. Tôi được sinh ra vào khoảng thời gian đó nên thiếu thốn trăm bề. Được cái ăn cái mặc cũng nhờ vào đồng lương ít ỏi từ nghề giáo viên của mẹ. Những ngày tháng đó ba tôi ít ra rẫy hơn để ở nhà thay mẹ chăm sóc tôi.

Gia đình tôi may mắn vì có những người hàng xóm tốt bụng giúp đỡ, cứ vài ba hôm có cô chú qua nhà cho bánh, sữa, trái cây, nhu yếu phẩm. Rồi họ tranh nhau bồng tôi dỗ dành. Qua lời kể của mẹ, tôi như được nâng niu nhất cái chốn này lúc ấy, bởi lẽ họ yêu con nít, yêu tiếng cười của trẻ thơ mỗi sớm mai thức giấc.

Do chỉ ở tạm vài năm để mẹ công tác nên nhà tôi không có sắm vô tuyến để xem, nếu không có hàng xóm qua chơi thì buồn não nuột.

Được cái, không khí trong lành vô cùng vì xung quanh là rừng cao su bạt ngàn, gần đó có con suối nhỏ chảy qua mang hơi nước phả vào nhà mát rượi. Mẹ kể lại lúc ấy nghèo khó, thô sơ, nhưng người dân chân chất thật thà, hàng xóm láng giềng rau cháo có nhau. Thêm nữa, mẹ còn có tôi, có ba và những học trò nhỏ vùng sâu thì chẳng có lý do gì khiến mẹ phải chán nản cái vùng "đất cày lên sỏi đá" này. Những kỷ niệm đẹp đẽ như vậy có đi xa cũng chỉ mãi nhớ về chứ không thể nào quên lãng được.

Năm tôi lên 7, ba có đưa tôi quay lại Bù Đăng, những người hàng xóm xưa cũ còn ở đó, tôi được dịp chào hỏi họ và được tặng những món đồ chơi bé bé xinh xinh…

Thế rồi thời gian qua đi, Bù Đăng hôm nay thay da đổi thịt từng ngày. Tôi có dịp quay lại đây, thấy mọi thứ khác trước rất nhiều - một nhịp sống mới đầy hứa hẹn. Những người hàng xóm của tôi thuở xưa đã di cư đến nơi khác lập nghiệp, để lại đây những vùng đất trống đang được quy hoạch lên thành dự án mới.

Không còn ai ở nơi đây biết đến tôi để nhận ra được cái thằng bé đã từng sống, từng hít thở cái bầu không khí trong lành này suốt hơn hai mươi năm qua biền biệt... Chắc có lẽ người không nhớ nhưng rừng nhớ, đất nhớ và chính bản thân tôi cũng đang hướng về nơi chôn rau cắt rốn của mình.

Chợt có tiếng gà trưa văng vẳng bên tai "Ò... ó… o...", một cơn gió nhẹ mang theo hương rừng thoảng qua. Nắng cười khúc khích rồi chạy lăn tăn trên những tán cây, nhánh lá. Tôi dựng chống chân xe máy của mình lại rồi ngồi xuống, ngả lưng dưới một bóng râm, hít thở thật sâu vào lồng ngực để cảm nhận rõ hơn cái mùi vị thơm thảo của miền đất Đông Nam bộ thân thương này.

Bù Đăng là một huyện miền núi thuộc tỉnh Bình Phước. Phía Đông có vị trí tiếp giáp với tỉnh Lâm Đồng, phía Bắc giáp với tỉnh Đắk Nông, phía Nam giáp Đồng Nai và phía Tây Bắc giáp với huyện Phước Long. Bù Đăng là huyện có diện tích lớn nhất ở Bình Phước với 1.501km2, bao gồm 15 xã và 1 thị trấn.

Kinh nghiệm du lịch Bù Đăng Bình Phước, để khám phá cảnh đẹp nơi đây một cách trọn vẹn nhất bạn cũng nên xem thời tiết trước khi đi. Bù Đăng có đặc trưng khí hậu chia thành hai mùa rõ rệt là mùa khô và mùa mưa. Trong đó, mùa khô kéo dài từ tháng 4 tới tháng 11 và mùa mưa từ tháng 12 tới tháng 3. Nếu du lịch Bù Đăng vào tầm tháng 3 - 4 bạn sẽ được chiêm ngưỡng những vườn hoa cà phê nở trắng xóa tuyệt đẹp. Khoảng thời gian cuối năm huyện Bù Đăng thu hút du khách với những vườn hoa dã quỳ vàng rực. Mùa mưa ở Bù Đăng thường ít du khách vì độ ẩm lớn và thời tiết âm u, vì vậy bạn nên cân nhắc khi đi vào thời gian này.

Hà nội đến bù đăng là bao nhiêu cây năm 2024
Bù Đăng thu hút du khách với phong cảnh thiên nhiên đẹp

Hướng dẫn cách di chuyển tới Bù Đăng

Huyện Bù Đăng cách trung tâm tỉnh Bình Phước khoảng 70km. Vì vậy, để khám phá Bù Đăng Bình Phước trước hết bạn cần tới được Bình Phước bằng nhiều loại phương tiện khác nhau như:

- Xe khách: Giá dao động 100.000đ - 250.000đ/lượt tùy loại xe. Nhà xe từ Sài Gòn đi Bình Phước bạn có thể tham khảo như: Thùy Linh, Kumho, Phước Long, Hòa Hưng...

- Xe máy: Nếu muốn chủ động về đi lại bạn có thể đi bằng xe máy dựa theo chỉ dẫn trên google maps. Hoặc đi xe khách tới Bình Phước rồi tiếp tục thuê xe máy với giá dao động 100.000đ - 200.000đ/ngày để di chuyển tới Bù Đăng.

Từ trung tâm Bình Phước bạn có thể đi qua tuyến đường ĐT759 hoặc QL14 khoảng 1h45p sẽ tới được huyện Bù Đăng. Nếu muốn di chuyển nhanh chóng và không thông thuộc đường đi bạn có thể đi taxi nhé.

Hà nội đến bù đăng là bao nhiêu cây năm 2024
Hướng dẫn cách di chuyển tới Bù Đăng

Nên ở đâu khi du lịch Bù Đăng Bình Phước?

Du lịch Bù Đăng Bình Phước nếu muốn nghỉ qua đêm bạn có thể lựa chọn các khách sạn hoặc nhà nghỉ ở khu vực trung tâm huyện. Dưới đây là gợi ý về nơi lưu trú tại Bù Đăng các bạn có thể tham khảo:

- Khách sạn Ngọc Lan Hương - Địa chỉ : Quốc lộ 14, Đức Liễu, Bù Đăng, Bình Phước

- Khách sạn Thùy Dương - Địa chỉ : Quốc lộ 14, khu Tân Hưng, Thị trấn Đức Phong, Bù Đăng, Bình Phước

- Nhà nghỉ Quỳnh Như - Địa chỉ : Quốc lộ 14, Đức Liễu, Bù Đăng, Bình Phước

- Nhà nghỉ Hoàng Sơn - Địa chỉ : 216 Quốc lộ 14, Thị trấn Đức Phong, Bù Đăng, Bình Phước

- Nhà nghỉ 679 - Địa chỉ : 24 Trần Hưng Đạo, Thị trấn Đức Phong, Bù Đăng, Bình Phước

- Nhà nghỉ Hải Vân - Địa chỉ : 135 Quốc lộ 14, Thị trấn Đức Phong, Bù Đăng, Bình Phước

- Nhà nghỉ Đức Thọ - Địa chỉ : 85 Quốc lộ 14, Thị trấn Đức Phong, Bù Đăng, Bình Phước

Hà nội đến bù đăng là bao nhiêu cây năm 2024
Khách sạn nên ở khi tới Bù Đăng Bình Phước

Địa điểm du lịch đẹp và nổi tiếng ở Bù Đăng

Du lịch Bù Đăng Bình Phước có gì? Rất nhiều danh lam thắng cảnh đẹp và nổi tiếng mà bạn không nên bỏ qua khi ghé thăm Bù Đăng Bình Phước như:

Những thác nước đẹp ở Bù Đăng

Đầu tiên phải kể đến những thác nước tuyệt đẹp ở Bù Đăng Bình Phước thu hút du khách tham quan với cảnh đẹp hùng vĩ như:

- Thác Đứng: Tọa lạc tại xã Đoàn Kết, huyện Bù Đăng cao khoảng 4 - 6m và rộng 10m. Đứng từ đỉnh núi thác Đứng bạn sẽ được chiêm ngưỡng dòng nước chảy cuồn cuộn tung bọt trắng xóa tuyệt đẹp. Dưới chân thác Đứng là dòng suối Đắk Quote cùng những hòn đá lớn được xếp lên nhau và thảm cỏ xanh mướt tạo nên khung cảnh thiên nhiên đẹp tựa như trong tranh vậy.

Hà nội đến bù đăng là bao nhiêu cây năm 2024
Check-in thác Đứng ở Bù Đăng. Ảnh: top10binhphuoc

- Thác Voi (thôn 8, xã Đồng Nai): Là thác đá tự nhiên không có hồ và lòng chứa nước, lởm chởm với những tảng đá lớn. Dưới chân thác Voi là những vách đá cheo leo và bụi cây rừng tạo nên khung cảnh tuyệt đẹp. Thác Voi vẫn giữ được vẻ đẹp hoang sơ và trở thành điểm đến thu hút du khách tại quần thể danh thắng.

- Thác Bù Xa (xã Phước Sơn): Địa điểm du lịch Bù Đăng Bình Phước tiếp theo gọi tên thác Bù Xa gồm 3 tầng, mặt thác gồm những khối đá lớn và hai bên là vách đá xen lẫn nhau. Ghé thăm thác Bù Xa vào mùa mưa du khách sẽ được chiêm ngưỡng nước tung bọt trắng xóa tạo nên khung cảnh vô cùng hùng vĩ. Còn vào mùa hè thác Bù Xa có dòng chảy hiền hòa hơn lý tưởng để vui chơi và dã ngoại.

Hà nội đến bù đăng là bao nhiêu cây năm 2024
Khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp của thác Bù Sa. Ảnh: vietgiaitri

- Thác Pan Toong (xã Đức Liễu): Dòng thác quanh năm ôn hòa và uốn lượn tạo nên khung cảnh tuyệt đẹp. Khu vực dòng thác Pan Toong chảy có độ sâu 10m kết hợp với những cột đáo tạo thành vách đứng hùng vĩ. Khi thác đổ nướng tung bọt trắng xóa xung quanh, cùng hai bên hồ trồng nhiều cây tự nhiên mát mẻ.

Sóc Bom Bo

Du lịch Bù Đăng Bình Phước ghé thăm Sóc Bom Bo để tìm hiểu cuộc sống và nét văn hóa đặc trưng của đồng bào các dân tộc nơi đây. Sóc Bom Bo nổi tiếng với tiếng chày giã gạo của người dân tộc S'tiêng, cùng tiếng cồng chiêng nhộn nhịp trong ánh lửa hồng. Đặc biệt, khi tới Sóc Bom Bo bạn còn được thưởng thức rượu cần và rất nhiều món ăn đặc sản của đồng bào dân tộc nơi đây.

Hà nội đến bù đăng là bao nhiêu cây năm 2024
Ghé thăm Sóc Bom Bo tìm hiểu cuộc sống của đồng bào dân tộc nơi đây

Rừng cao su Bù Đăng

Nếu bạn đang tìm kiếm cho mình địa điểm check-in đẹp ở Bù Đăng thì rừng cao su chính là điểm đến lý tưởng đó. Những cánh rừng cao su non và già được trồng xen kẽ với nhau tạo nên bức tranh tuyệt đẹp. Đến với rừng cao su Bù Đăng có thể đi dạo ngắm cảnh và tổ chức picnic trên những thảm cỏ vô cùng thú vị. Đặc biệt, với khung cảnh đẹp lãng mạn bạn sẽ được thỏa thích chụp hình sống ảo với những bức ảnh đẹp lãng mạn như mùa thu ở Hàn Quốc vậy.

Hà nội đến bù đăng là bao nhiêu cây năm 2024
Sống ảo tại rừng cao su Bù Đăng. Ảnh: we25

Du lịch Bù Đăng Bình Phước nên ăn gì?

Ăn gì khi du lịch Bù Đăng Bình Phước? Rất nhiều món ngon đặc sản mà bạn không nên bỏ qua khi tới Bù Đăng Bình Phước như:

- Gỏi trái điều: Bình Phước nổi tiếng là thủ phủ của hạt điều, vì vậy bạn không nên bỏ qua món gỏi trái điều thơm ngon khi có dịp tới đây. Món gỏi trái điều có vị ngọt ngọt, chua chua vô cùng hấp dẫn của các nguyên liệu hòa quyện với nhau. Bạn có thể thưởng thức món gỏi trái điều ở bất kỳ nhà hàng, quán ăn bình dân tới sang trọng ở Bù Đăng.

Hà nội đến bù đăng là bao nhiêu cây năm 2024
Thưởng thức đặc sản gỏi trái điều

- Ve sầu sữa: Món ăn nổi tiếng ở Bù Đăng được nhiều du khách yêu thích. Ve sầu được bắt tại rừng cao su khi mới lột xác được chế biến bằng các chiên vàng thơm ngon. Ve sầu sữa ăn kèm với nước chấm mắm tỏi và rau sống, giòn tan, béo ngậy ăn một lần nhớ mãi hương vị.

- Rượu cần: Món đồ uống đặc trưng của đồng bào dân tộc sinh sống tại Bù Đăng. Thưởng thức rượu cần ấm nồng và hòa mình cùng nét văn hóa đặc trưng, tình mến khách của người dân nơi đây.

Hà nội đến bù đăng là bao nhiêu cây năm 2024
Rượu cần ngon nổi tiếng của đồng bào dân tộc S'tiêng

- Lá nhíp: Loại lá phổ biến ở đồng bào S'tiêng ở Bình Phước có màu đỏ phớt. Bạn có thể thưởng thức nhiều món ăn ngon từ lá nhíp như: Nấu lẩu với tôm cá, xào thịt bò, lá nhíp xào thịt bò hay xào cùng với lòng gà đều rất ngon.

- Bánh hạt điều: Món ăn vặt dân dã hấp dẫn du khách khi tới Bù Đăng. Bánh được nướng chín vàng thơm ngon đặc trưng với vị ngọt, béo ngậy và thơm mùi quế.

Mua quà khi du lịch Bù Đăng Bình Phước bạn có thể lựa chọn rất nhiều loại đặc sản để tặng người thân và bạn bè như: Các sản phẩm từ hạt điều như: Rang muối, hạt điều tươi, bánh hạt điều,... Hoặc những món đồ lưu niệm như túi xách, áo phông, móc chìa khóa, vòng, lắc tay.