Giao an trải nghiệm sáng tạo sinh học 8

hoạt động trải nghiệm môn sinh học 8

soạn:  25/09/2017

TRƯỜNG THCS QUANG TRUNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TỔ: SINH-HÓA- THỂ-ANH

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 01  /2017/KH-TNST

Thạch Hạ, ngày 2 tháng 11 năm 2017

KẾ HOẠCH TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO 

GIÁO ÁN HOẠT  ĐỘNG TRẢI NGHIỆM MÔN SINH HỌC 8

CHỦ ĐỀ:  PHÒNG CHỐNG CÒI XƯƠNG Ở TUỔI THIẾU NIÊN.

GV bộ môn Sinh học: Nguyễn Quốc Thắng

I.Mục tiêu:

-Biết được cấu tạo, thành phần hóa học và tính chất của xương.

-Tiến hành được các thí nghiệm về xương để phát hiện được thành phần hóa học và tính chất của xương.

-Biết được nguyên nhân và biện pháp phòng chống bệnh còi xương ở lứa tuổi thiếu niên, giải thích được các hiện tượng trong thực tế.

-Xây dựng sản phẩm tuyên truyền về phòng chống còi xương cho lứa tuổi thiếu niên.

II.Nội dung và hình thức tổ chức

1.Nội dung:

-Kết hợp với trạm y tế xã để các em tham quan, tìm hiểu rõ hơn về nguyên nhân bệnh còi xương.

-Làm thí nghiệm tìm hiểu về xương để phát hiện được thành phần hóa học và tính chất của xương.

-Thi tuyên truyền về phòng chống còi xương cho lứa tuổi thiếu niên.

2.Hình thức

Tổ chức cho học sinh khối 8 gồm 3 lớp  8A, 8B, 8C,8D  mỗi lớp thành lập một đội thi “Tuyên truyền về phòng chống còi xương cho lứa tuổi thiếu niên”.

III.Chuẩn bị hoạt động

-Địa điểm: tại văn phòng trường THCS Quang Trung- Thành Phố Hà Tĩnh

-Thành phần: BGH nhà trường, tổng phụ trách đội, GVCN 4 lớp 8, GV phụ trách bộ môn, nhân viên y tế trường học, học sinh khối 8.

-Cơ sở vật chất: Máy tính, máy chiếu, giấy Ao, bút, các dụng cụ để HS làm thí nghiệm: đèn cồn, giấm hoặc axit HCl 10%, đùi ếch, quả cân có khối lượng khác nhau, cốc. Đoạn dây đồng 1 đầu quấn chặt vào que bằng tre, gỗ, đầu kia quấn vào xương.

Một panh để gắp xương, 1 đèn cồn, 1 cốc 500ml để đựng nước lã để rửa xương, 1 cốc đựng HCl 10% .

IV.Tiến hành hoạt động

Hoạt động 1(tiết 1): Thực hiện ngày 30/09/2017

 Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm kiếm thông tin.

a. Chia mỗi lớp thành 2 nhóm: Tìm kiếm thông tin từ SGK bài 8: Cấu tạo và tính chất của xương.

Từng cá nhân  trong nhóm tập trung đọc sách để thu nhận các thông tin sau:

Kết luận1:về cấu tạo và chức năng của xương dài:

Cấu tạo

* Đầu xương :

- Hai đấu là mô xương xốp có các nan xương.

- Bọc hai đầu là lớp sụn.

* Thân xương: Gồm 3 phần :

- Màng xương, mô xương cứng , khoang xương.

Chức năng

- Giảm ma sát trong khớp xương.

- Phân tán lực tác dụng

- Tạo các ô chứa tuỷ đỏ của xương.

- Giúp xương phát triển to về bề ngang.

- Chịu lực đảm bảo vững chắc.

- Chứa tuỷ đỏ ở trẻ em, sinh hồng cầu, chứa tuỷ vàng ở người lớn.

Kết luận 2: về cấu tạo của xương ngắn và xương dẹt :

 - Không có cấu tạo hình ống.

 - Bên ngoài là mô xương cứng.

 - Bên trong  lớp mô xương cứng là mô xương xốp gồm nhiều nan xương và hốc trống nhỏ.

Kết luận 3;

- Xương to ra là nhờ các tế bào màng xương phân hoá tạo tế bào mới đẩy vào trong và hoá xương.

- Xương dài ra là nhờ sụn tăng trưởng.

Kết luận 4:

- Xương được cấu tạo từ  các chát hữu cơ gọi là chất cốt giao.

- Các chất khoáng chủ yếu là can xi.

b.Hướng dẫn học sinh về nhà tìm thông tin từ các nguồn khác: Thảo luận nhóm về nguyên nhân gây còi xương ở lứa tuổi 12-16, thống nhất lựa chọn từ khóa để tìm kiếm sâu hơn, rộng hơn những thông tin về xương trên mạng internet và phân công thành viên tìm kiếm.

Hoạt động 2(tiết 2): Thực hiện ngày 02/11/2017

Tiến hành thí nghiệm theo nhóm.

-HS tiến hành các  thí nghiệm 1,2,3 ở trang 45,46 sách hoạt động trải nghiệm sáng tạo lớp 8.

-GV bộ môn quan sát các nhóm phát hiện khó khăn để giúp đỡ hs.

-GV bộ môn lưu ý học sinh giải thích các hiện tượng thực tế:

*Người già dễ bị gãy xương khi ngã hơn người trưởng thành và trẻ nhỏ?

Bởi vì mỗi lứa tuổi khác nhau, xương lại có cấu tạo về thành phần khác nhau. ở người già, lượng cốt giao trong xương giảm trong khi muối canxi lại nhiều, nên xương giòn, dễ gẫy. còn ở lứa tuổi thanh thiếu niên, lượng cốt giao nhiều, nên xương đàn hồi, dẻo dai, chắc khỏe hơn.

*Trẻ em dễ bị vòng kiềng?

 Trẻ bị còi xương do thiếu vitamin D là nguyên nhân chính dẫn đến vòng kiềng.

 Trẻ tập đứng, tập đi quá sớm.

 Trẻ béo phì, có cân nặng quá tải đối với đôi chân.

 Do thói quen sinh hoạt một số vùng không tốt như: địu trẻ trên lưng, trẻ thường xuyên phải cưỡi ngựa, lừa…

*Tại sao có thóp trên đầu các bé mới sinh?

Phần thóp trước có hình thoi, là khe hở giữa xương trán và xương đỉnh đầu. Phần thóp sau lại có hình tam giác, là khe hở giữa xương đỉnh đầu và xương chẩm.

*Tại sao lại nói còi xương không chỉ ở người còi cọc mà cả những người bụ bẫm? Ai dễ bị thiếu can xi, thiếu can xi gây ảnh hưởng gì?

Nguyên nhân gây ra còi xương ở trẻ chủ yếu là do thiếu vitamin D. Do mẹ kiêng cữ cho bé quá kỹ, ít cho con tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hay chế độ ăn uống không cân đối –quá mặn hay quá nhiều đạm làm đảo thải vitamin D qua nước tiểu, trẻ không được bú mẹ đầy đủ cũng là nguyên nhân gây ra còi xương.

Bên cạnh đó, những trẻ ăn dặm sớm và ăn nhiều bột cũng gây tình trạng rối loạn chuyển hóa ức chế hấp thu canxi. Cùng với đó, những trẻ quá bụ bẫm cũng là một  yếu tố gây còi xương. Bởi lẽ ở những trẻ này, nhu cầu vềcanxi, phốt pho, vitamin D cao hơn những trẻ bình thường.

-GVCN  quản lý nhóm hs lớp chủ nhiệm và tổng phụ trách đội quan sát chung.

Hoạt động 3(tiết 3): Thực hiện ngày 02/11/2017

 Xử lý thông tin và xây dựng sản phẩm để tuyên truyền.

-HS thống nhất thông tin thu thập được từ đó sơ đồ hóa thông tin về xương(Tham khảo sơ đồ trang 47 sách hoạt động trải nghiệm sáng tạo lớp 8).

- HS lựa chọn loại hình  sản phẩm tuyên truyền trên giấy Ao hoặc trình bày trên PowerPoin hoặc videoclip.

-GVCN hỗ trợ cho nhóm hs của lớp để hoàn thành sản phẩm.

-HS khối 8, GV và BGH nhà trường theo dõi.

V.Đánh giá- rút kinh nghiệm

-Giáo viên hướng dẫn học sinh tự đánh giá(trang 50,51 sách hoạt động trải nghiệm sáng tạo lớp 8).

-Học sinh ghi lại những tình huống phát sinh, kinh nghiệm rút ra và xây dựng ý tưởng mới nộp cho giáo viên.

-GV nhận xét và trao thưởng( một bịch kẹo) cho nhóm trình bày hay nhất.

Duyệt BGH                                                           Giáo viên

Dương Bình Định                                             Nguyễn Quốc Thắng

Tác giả bài viết: Nguyễn Quốc Thắng

Thực hiện kế hoạch hoạt động của Hội đồng bộ môn văn hóa cấp THCS Huyện Đakrông năm học 2019-2020. Ngày 16 tháng 10 năm 2019 tại Trường THCS thị trấn Krông Klang, Cụm 1 tổ Hóa - Sinh (gồm các trường TH&THCS Ba Lòng, TH&THCS Triệu Nguyên, TH&THCS Mò Ó, PTPTNT huyện, THCS Hướng Hiệp và THCS thị trấn) tổ chức dạy chuyên đề cấp cụm với chủ đề "BẠCH CẦU - MIỄN DỊCH" Sinh học 8 với định hướng “ Dạy học trải nghiệm sáng tạo”.Bạn đang xem: Giáo án trải nghiệm sáng tạo môn sinh học 8

Hiện nay việc thực hiện học tập dưới dạng hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Đây được coi là chìa khóa thực hiện việc học đi đôi với hành, học qua làm, học giải quyết các vấn đề thực tiễn trong cuộc sống ngay trong lớp, trong trường. Đây cũng được coi là phương pháp thật sự ưu việt cho sự phát triển năng lực sáng tạo, giúp các em tự chiếm lĩnh kiến thức, hình thành các kĩ năng, giá trị và phẩm chất của bản thân. Hầu hết học sinh khi được học tập dưới dạng này đều tỏ ra thích thú hứng khởi. Rất nhiều em thể hiện rõ năng lực của mình qua các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong các môn học. Hoạt động học tập trải nghiệm sáng tạo là các hoạt động giáo dục thực tiễn được tiến hành song song với hoạt động dạy học trong nhà trường. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là một bộ phận của quá trình giáo dục được tổ chức ngoài giờ học các môn văn hóa ở trên lớp và có mối quan hệ bổ sung, hỗ trợ cho hoạt động dạy học.

Bạn đang xem: Giáo án trải nghiệm sáng tạo môn sinh học 8

Thực hiện kế hoạch hoạt động của Hội đồng bộ môn văn hóa cấp THCS Huyện Đakrông năm học 2019-2020. Ngày 16 tháng 10 năm 2019 tại Trường THCS thị trấn Krông Klang, Cụm 1 tổ Hóa - Sinh (gồm các trường TH&THCS Ba Lòng, TH&THCS Triệu Nguyên, TH&THCS Mò Ó, PTPTNT huyện, THCS Hướng Hiệp và THCS thị trấn) tổ chức dạy chuyên đề cấp cụm với chủ đề "BẠCH CẦU - MIỄN DỊCH" Sinh học 8 với định hướng “ Dạy học trải nghiệm sáng tạo”.

Bạn đang xem: Giáo án trải nghiệm sáng tạo môn sinh học 8


Hiện nay việc thực hiện học tập dưới dạng hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Đây được coi là chìa khóa thực hiện việc học đi đôi với hành, học qua làm, học giải quyết các vấn đề thực tiễn trong cuộc sống ngay trong lớp, trong trường. Đây cũng được coi là phương pháp thật sự ưu việt cho sự phát triển năng lực sáng tạo, giúp các em tự chiếm lĩnh kiến thức, hình thành các kĩ năng, giá trị và phẩm chất của bản thân. Hầu hết học sinh khi được học tập dưới dạng này đều tỏ ra thích thú hứng khởi. Rất nhiều em thể hiện rõ năng lực của mình qua các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong các môn học. Hoạt động học tập trải nghiệm sáng tạo là các hoạt động giáo dục thực tiễn được tiến hành song song với hoạt động dạy học trong nhà trường. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là một bộ phận của quá trình giáo dục được tổ chức ngoài giờ học các môn văn hóa ở trên lớp và có mối quan hệ bổ sung, hỗ trợ cho hoạt động dạy học.

Thông qua các hoạt động thực hành, những việc làm cụ thể, học sinh sẽ phát huy vai trò cụ thể, tính tích cực, chủ động, tự giác và sáng tạo của bản thân. Các em được tham gia vào tất cả các khâu của quá trình hoạt động từ thiết kế, chuẩn bị, thực hiện và đánh giá kết quả.

Bên cạnh đó, các em còn được bày tỏ quan điểm ý tưởng và lựa chọn ý tưởng của chính mình. Do vậy mà các em thật sự hào hứng và rất tích cực khi được học tập dưới dạng hoạt động trải nghiệm sáng tạo.

*. Hình thức tổ chức

Hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường phổ thông có hình thức tổ chức rất đa dạng, phong phú. Cùng một chủ đề, một nội dung giáo dục nhưng hoạt động trải nghiệm sáng tạo có thể tổ chức theo nhiều hình thức hoạt động khác nhau, tùy theo lứa tuổi và nhu cầu của học sinh, tùy theo điều kiện cụ thể của từng lớp, từng trường, từng địa phương. Các hình thức tổ chức TNST được tổ chức chủ yếu như sau:

- Tổ chức thảo luận

- Tổ chức các cuộc thi

- Tổ chức các câu lạc bộ

- Sinh hoạt tập thể

- Hình thức thí nghiệm.

*. Một số phương pháp tổ chức hoạt động TNST cho học sinh phổ thông

HĐ TNST coi trọng các hoạt động thực tiễn mang tính tự chủ của HS, về cơ bản là hoạt động mang tính tập thể trên tinh thần tự chủ cá nhân, với sự nỗ lực giáo dục giúp phát triển sáng tạo và cá tính riêng của mỗi cá nhân trong tập thể. Đây là những HĐGD được tổ chức gắn liền với kinh nghiệm, cuộc sống để HS trải nghiệm và sáng tạo. Điều đó đòi hỏi các hình thức và phương pháp tổ chức HĐ TNST phải đa dạng, linh hoạt, HS tự hoạt động, trải nghiệm là chính. Ở đây có các phương pháp chính là:

Phương pháp giải quyết vấn đề (GQVĐ)

Phương pháp sắm vai

Phương pháp làm việc nhóm

* Thực hiện Chủ đề "BẠCH CẦU - MIỄN DỊCH"

1.Mục tiêu bài học:

- Học sinh nêu được 3 hàng rào phòng thủ bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây nhiễm .

Xem thêm: Phân Tích Bài Thơ Hoa Kết Trái ” Khối 4, Hoa Kết Trái

- Trình bày các khái niệm miễn dịch(MD).

- Phân biệt được MD tự nhiên và MD nhân tạo

- Biểu diễn tiểu phẩm kịch có nội dung về Miển dịch.

2. Nội dung bài học.

*Nội dung 1: Tiểu phẩm Sức mạnh của ta đây

Giao an trải nghiệm sáng tạo sinh học 8

Học sinh thực hiện tiểu phẩm "Sức mạnh của ta đây"

Vào phần nội dung thứ nhất, các em học sinh đóng vai diễn tiểu phẩm "Sức mạnh của ta đây". Nội dung ngắn gọn, xúc tích, dễ hiểu về Miễn dịch tự nhiên - Miễn dịch nhân tạo

* Nội dung 2: Thuyết trình về lợi ích của tiêm chủng

Giao an trải nghiệm sáng tạo sinh học 8

Các em học sinh đang đóng vai "Tuyên truyền về lợi ích củ tiêm chủng"

* Nội dung 3: Tiểu phẩm: À Tôi đã hiểu.

Giao an trải nghiệm sáng tạo sinh học 8

Học sinh hăng say phát biểu xây dựng bài

Giao an trải nghiệm sáng tạo sinh học 8

 Thầy giáo, cô giáo dạy Sinh học Cụm 1 tham gia sinh hoạt chuyên đề

Sau khi kết thúc tiết dạy minh họa, Lãnh đạo và các đồng chí giáo viên đã tham dự phần đánh giá, nhận xét nội dung, tiến trình lên lớp của tiết dạy, cách ứng dụng CNTT, tranh ảnh, sách giáo khoa và đặc biệt là phần "Trải nghiệm sáng tạo của học sinh" để áp dụng vào thực tế giảng dạy của đơn vị mình.

Xem thêm: Kí Hiệu F Trong Vật Lý Thường Gặp, F Là Gì Trong Vật Lý

Thông qua chuyên đề, đội ngũ giáo viên của các trường trong cụm có điều kiện được trao đổi, thảo luận những băn khoăn, trăn trở, vướng mắc trong quá trình giảng dạy. Đồng thời đây cũng là cơ hội để giáo viên có dịp được học hỏi, tham khảo những kinh nghiệm quý báu từ đồng chí, đồng nghiệp, giúp cho mỗi người nâng cao trình độ chuyên môn cho chính mình​ góp phần nâng cao chất lượng.