Giáo án so sánh cao thấp giữa 2 đối tượng năm 2024

- Các con ơi! Hôm nay trên đường đến trường cô có đi ngang qua một công viên, ở công viên này có trồng rất nhiều cây cảnh rất là đẹp, có những cây mọc ra những chiếc lá rất to và rất đẹp, cô rất thích và cô có xin bác bảo vệ cho cô hái một chiếc lá to ơi là to, các con xem này!!

- Các con thấy chiếc lá có to và đẹp không?

- Thế bây giờ cô cháu mình sẽ cùng chơi với lá nhé

Hoạt động 2. Nội dung: So sánh chiều cao của 2 đối tượng

  1. Phần 1: Ôn nhận biết cao – thấp

- Cô treo chiếc lá này lên cao, các con sẽ thi nhau chạm vào lá, bạn nào chạm được vào lá là thắng. Các con hiểu chưa?

- Lần đầu cô treo lá thấp, gọi hai bạn lên chơi đều hầu như đều chạm được vào lá. Sau đó cô để lá cao hơn, các bạn lên chơi đều không chạm dược vào lá.

- Tại sao các con lại không chạm được vào lá? Thôi để cô lên chạm vào lá thử nhé. (cô chạm được rồi).

- Thế tại sao cô chạm được vào lá mà các con lại không chạm vào được? (vì cô cao hơn).

- Có phải vậy không? Cô thử đo với một bạn xem nào. (cô mời một cháu lên đứng cạnh cô).

- Ai cao hơn? Ai thấp hơn.

  1. Phần 2: So sánh chiều cao của 2 đối tượng;

- Vừa rồi các con chơi rất ngoan, bây giờ các con chú ý nhìn lên màn hình xem cô có gì nhé.

- Có rất nhiều cây, có cây có hoa màu đỏ và cây có hoa màu vàng.

- Các con chú ý xem cô có cây gì đây nhé! (cây hoa màu vàng)

- Cây gì nữa đây? (cây hoa màu đỏ)

- Các con thấy hai cây này như thế nào với nhau? (không bằng nhau)

- Làm thế nào các con biết 2 cây này không bằng nhau?

- Cô đặt 2 cây cạnh nhau. Các con chú ý, cô đặt thước từ ngọn cây hoa vàng sang ngọn cây hoa đỏ, các con thấy cây hoa đỏ như thế nào?

- Cây hoa đỏ có phần thừa ra lên phía trên, nên cây hoa đỏ cao hơn, cây hoa vàng thấp hơn.

- Cô cho trẻ nhắc lại:

- Cô chuẩn bị cho chúng mình rất nhiều cây để trồng đấy. Chúng mình cùng trồng 2 cây cạnh nhau nhé.

- Các con thấy cây nào cao hơn, cây nào thấp hơn? Muốn biết thì làm thế nào? Cho trẻ thực hiện sau đó hỏi trẻ kết quả và cách thực hiện.( trẻ đặt 2 cây cạnh nhau đặt ngón trỏ từ ngọn cây hoa vàng sang cây hoa đỏ, cây hoa đỏ có phần thừa ra ở phia trên nên cây hoa đỏ cao hơn, cây hoa vàng thấp hơn.)

- Trồng cây thì phải tưới nước cho cây các con lấy cốc cô đã chuẩn bị lên nào.

- 2 cốc này có bằng nhau không?

- Các con hãy so sánh xem cốc nào cao hơn và chọn cho mình 1 chiếc cốc phù hợp để tười nước cho cây nào?

(Cho trẻ tự thực hiện cách so sánh cô bao quát và hỏi trẻ cách làm và kết quả)

  1. Phần 3: Luyện tập

* Trò chơi 1: “Ai nhanh hơn”

- Khi cô nói “Cao hơn” các con giơ cây hoa đỏ và nói “cao hơn”

- Cô nói “thấp hơn” các con giơ cây hoa vàng và nói “ thấp hơn”

- Cô cho trẻ chơi 2-3 lần.

- Cô nâng dần yêu cầu: Cô sẽ không nói mà các con phải nhìn thật tinh trên màn

hình còn xuất hiện cây hoa nào các con phải giơ cây hoa đó lên và nói độ lớn tương

ứng. Cho trẻ 3-4 lần.

* Trò chơi 2: “Tìm bạn thân”

- Cách chơi: Các con chọn cho mình 1 cây hoa và cầm trên tay cùng hát theo nhạc bài hát “Tìm bạn thân” Khi nghe cô nói “Tìm bạn”, bạn cầm cây hoa nào sẽ tìm bạn cầm cây hoa ấy để kết thành đôi bạn thân. Ví dụ bạn cầm cây hoa cao kết bạn vơí bạn cầm cây hoa cao. Bạn cầm cây hoa thấp kết bạn với bạn cầm cây hoa thấp.

- Nghe tin các con ngoan, hôm nay đến thăm lớp, các cô có tặng cho lớp mình một hộp quà đấy, ai lên khám phá hộp quà nào?

- Các cô tặng các con gì nào?

- Ai có nhận xét gì về hai quả bóng?.

- Cô kết luận và cho trẻ phát âm quả bóng màu xanh to hơn, quả bóng màu đỏ nhỏ hơn.

- Rất giỏi, cô khen tất cả các con.

- Ngoài bóng ra cô còn tặng các con gì nữa ai lên khám phá tiếp nào?

- Cô tặng các con mấy cái bình nước?

- Bình nước dùng để làm gì?

- Khi đựng nước nóng và nước ấm các con phải sử dụng cẩn thận khi uống nếu không sẽ bị bỏng nhé!

- Ai có nhận xét về hai bình này?

- Để biết cái bình nào cao hơn, bình nào thấp hơn và vì sao như vậy, hôm nay cô cùng các con “So sánh cao thấp giữa 2 đối tượng” nhé!

  1. So sánh cao thấp giữa 2 đối tượng.

- Tặng trẻ mỗi bạn một rổ đồ dùng, cho trẻ hát bài “Nụ cười xinh” đi lấy đồ dùng.

- Các con cùng nhìn xem trong rổ của mình có gì nào?

- Đây là hình của ai? Các con hãy cầm hình mẹ ra và đặt lên sàn nào?

- Con đây là ai?

Tiếp theo các con lấy hình của bạn trai đặt sang bên phải cạnh mẹ nào?

- Khi để hai mẹ con cùng đứng trên cùng một mặt phẳng chúng mình có nhận xét gì nào?

- Làm thế nào để biết mẹ cao hơn con?

- Các con chú ý, cô sẽ dùng thước để đo. Cô đặt thước từ trên đỉnh đầu của bạn trai sang ngang đến vai của mẹ. Các con thấy mẹ thế nào?

-Vậy mẹ sẽ cao hơn và con thấp hơn.

- Cô cho tổ phát âm, cá nhân phát âm “Mẹ cao hơn, con thấp hơn”

- Cô cho cá nhân đọc và phát âm.

- Bây giờ các con hãy đưa hình của con ra phía trước mặt hình của mẹ nào?.

- Ai có nhận xét gì ? Vì sao?

- Tiếp theo các con đưa hình của con ra phía sau mẹ, các con có nhìn thấy con không?

- Vì sao các con không nhìn thấy?

- Đúng rồi! Khi đưa hình của con ra phía sau chúng mình sẽ không nhìn thấy hình con vì mẹ cao hơn con, con thấp hơn mẹ nên không nhìn thấy .

- Các con ạ. Cùng đứng trên một mặt phẳng, dù cho con đứng bên cạnh mẹ, phía trước mặt, hay phía sau thì mẹ vẫn cao hơn con, còn con thì thấp hơn mẹ.

  1. Ôn luyện củng cố.

* Trò chơi 1: Tìm nhanh nói đúng.

- Khi cô nói cao hơn con giơ hình của mẹ lên và nói mẹ cao hơn.

- Cô nói thấp hơn.

+ Lần 2: Cô nói mẹ?

- Cô nói con?

* Trò chơi 2 “Thi đập bóng”

- Cô thấy lớp mình học rất giỏi cô thưởng cho chúng mình trò chơi “ Thi đập bóng.”

- Cô phổ biến cách chơi: Cô có 1 chùm bóng bay rất là đẹp treo trên cao, các con hãy nhảy lên và đập tay vào quả những bóng bay.

- Luật chơi: Ai cao hơn sẽ đập được bóng, ai thấp hơn sẽ không đập được bóng. Bạn nào đập được bóng cô sẽ thưởng cho chúng mình 1 quả bóng bay đó.

- Cho trẻ chơi 2 lần

- Cô động viên khích lệ trẻ chơi

- Giờ cô cũng muốn chơi đập bóng cùng các con xem cô có đập được không nhé!

- A cô đập được rồi! Vì sao cô đập được mà các con không đập được?

- À đúng rồi đấy, vì cô cao hơn các con lên cô đập được bóng, các con thấp hơn cô lên không với tới được đấy.

- Hôm nay cô thấy chúng mình học rất ngoan, rất giỏi và cô cất bóng ở đây chiều chúng mình cùng chơi với bóng nhé.

*Trò chơi 3: Cô thấy lớp mình rất giỏi, và bây giờ cô Lý lại có một thử thách nữa giành cho cả lớp mình đấy! Để vượt qua được thử thách này cô mời các con cầm tay nhau tạo thành vòng tròn to nào?

Chủ đề