So sánh sàn thảm và sàn gỗ năm 2024

Khi chọn chất liệu cho sàn phòng ngủ thường phải đảm bảo nhiều yếu tố từ cảm quan xúc giác, vấn đề môi trường, cách lau chùi, bảo vệ sàn nhà… Đối với mỗi người sẽ có những điều ưu tiên nhất định, tuy nhiên nên xem xét tất cả các ưu, nhược điểm để có sự so sánh, lựa chọn phù hợp nhất cho không gian của mình.

So sánh ưu, nhược điểm của thảm và gỗ lát phòng ngủ. Ảnh: Pixabay

Trải thảm

Sử dụng thảm lát sàn phòng ngủ. Ảnh: Pixabay

Thảm là sự lựa chọn phổ biến cho bề mặt sàn, đặc biệt là cho phòng ngủ vì nó mềm mại và ấm áp, phù hợp với không gian mà bạn thường xuyên đi chân trần. Lý do khiến thảm được ưu chuộng không dừng lại ở việc tạo ra sự thoải mái về mặt xúc giác mà còn ở những đặc điểm dưới đây.

Khả năng cách nhiệt tốt: Thảm trải sàn chất lượng cao có thể cách nhiệt giúp sàn nhà chống mất nhiệt, đảm bảo căn phòng luôn luôn ấm áp.

Giảm tiếng ồn: Thảm có thể hấp thụ tiếng ồn bên ngoài để giữ cho không gian được yên tĩnh hơn. Thảm trải sàn loại sàn có khả năng cách âm tốt nhất.

Kinh tế: Giá cả là một trong những yếu tố hàng đầu khiến thảm trải sàn trở nên phổ biến. Khi quy trình sản xuất thảm trở nên hiệu quả thì mức chi phí cho vật liệu cũng giảm xuống khiến thảm lót sàn rẻ hơn đáng kể so với hầu hết những lựa chọn khác.

Tuy nhiên, thảm trải sàn có tuổi thọ ngắn và tồn tại những nhược điểm cụ thể so với những lựa chọn sàn khác.

Dễ bẩn: Các vết bẩn do chất lỏng có thể ngấm sâu vào các sợi vải và lưu lại vĩnh viễn. Thậm chí, thảm trải sản có xu hướng tích tụ nhiều bụi và vi khuẩn, gây ảnh hưởng đến chất lượng không khí của không gian.

Lưu lại chất gây dị ứng: Thảm có thể lưu giữ nhiều loại phấn hoa gây dị ứng mà không có máy hút bụi nào có thể hút sâu và lọc bỏ hoàn toàn trong các sợi vải. Hơn nữa, một số loại thảm có sử dụng những hóa chất trong quá trình sản xuất có thể là mối nguy hại sức khỏe cho trẻ em hay những người quá mẫn cảm.

Không thể tái chế: Khi bạn lắp đặt một loại sàn nhà khác hay thay thảm, tấm thảm cũ sẽ chỉ có thể vứt đi vì các vật liệu tổng hợp được sử dụng trong sản xuất thường không tái chế được và chỉ có thể mang đến các bãi chôn lấp, chờ đợi nó phân hủy.

Sàn gỗ

Sàn gỗ cho phòng ngủ. Ảnh: Pxhere

Sàn gỗ được nhiều gia đình hiện đại lựa chọn vì đây được xem là một trong những vật liệu lát sàn tốt nhất. Không chỉ đạt yêu cầu thẩm mỹ, mà nó còn bền và thân thiện với môi trường.

Bề mặt thu hút: Gỗ duy trì vẻ đẹp tự nhiên, ấm áp cho căn phòng. Kiểu dáng đa dạng tùy thuộc vào chất liệu gỗ và hoàn thiện nhưng gỗ luôn mang lại cảm giác vẻ đẹp nguyên thủy cho căn phòng.

Ấm và đàn hồi tốt: Mặc dù không êm ái như thảm nhưng gỗ vẫn mềm và mang lại cảm giác ấm so với hầu hết các lựa chọn còn lại như gạch hay đá. Chất liệu gỗ cũng có thể kết hợp với thảm để tăng hiệu quả làm ấm và thẩm mỹ cho không gian.

Nâng giá trị căn nhà: Trên thị trường bất động sản ngày này, những ngôi nhà có sàn gỗ thường có xu hướng được săn lùng, bán nhanh hơn và giá cao hơn một chút so với mặt bằng chung.

Bền đẹp lâu dài: Nếu được bảo vệ đúng cách, sàn gỗ có thể tồn tại lâu dài bằng với tuổi thọ ngôi nhà.

Vật liệu có thể tái chế: Vào cuối vòng đời, sàn gỗ cũ hầu như luôn có thị trường riêng là vật liệu cũ. Nhiều trung tâm tái chế vẫn chấp nhận sàn gỗ cũ, trong trường hợp bị vứt vào bãi rác, gỗ cũng có khả năng phân hủy một cách tự nhiên.

Bên cạnh đó, gỗ còn có thể dễ dàng vệ sinh, không lưu lại những chất bẩn hay phấn hoa gây dị ứng. Tuy nhiên, giá cả, việc bảo dưỡng sàn gỗ… có thể trở thành bất lợi.

Bảo trì khó khăn: Sàn gỗ có khả năng loại bỏ vết bẩn và độ bền cao nhưng một khi đã có những hư hỏng thì việc sửa chữa vô cùng khó khăn. Thậm chí trong một vài trường hợp nghiêm trọng, sàn gỗ phải được niêm phong để hoàn thiện lại.

Giá thành cao: Chọn loại gỗ chất lượng là lựa chọn lát sàn đắt hơn cả. Vật liệu cộng với chi phí gia công có thể đẩy mức giá cho mỗi mét vuông sàn nhà lên rất cao.

Không thể cách nhiệt, cách âm: Không những không thể cách âm, sàn gỗ còn có thể gây ồn ào và không thể hấp thụ âm thanh hay giảm âm.

Bạn đang có nhu cầu lát sàn cho công trình mình nhưng phân vân không biết nên chọn loại sàn gỗ hay sàn nhựa giả gỗ? Mỗi sản phẩm lại có ưu nhược điểm riêng nên rất khó để lựa chọn. Đừng lo lắng, hãy theo dõi bài so sánh sàn nhựa và sàn gỗ để lựa chọn được sản phẩm phù hợp.

1.Tổng quan về sàn nhựa

Sàn nhựa, hay sàn nhựa giả gỗ, là một loại vật liệu xây dựng được nhiều người sử dụng lắp đặt cho công trình. Sàn nhựa giả gỗ có nhiều loại khác nhau như sàn nhựa dán keo, sàn nhựa hèm khóa. Chính vì sự đa dạng về chủng loại mà sản phẩm này ngày càng đáp ứng nhiều nhu cầu lắp đặt. Với chi phí vừa phải, nhưng chất lượng nhận được vẫn đảm bảo.

Sàn gỗ công nghiệp là loại sàn có hình dáng vân gỗ tương tự như gỗ tự nhiên. Mang đến một trải nghiệm như nhật. Đặc biệt đó là cấu tạo 4 lớp với khả năng chống mối mọt, chống ẩm mốc, chống thấm tuyệt vời. Dòng sản phẩm này ngày càng phổ biến.

2. So sánh sàn nhựa và sàn gỗ

Tuy có hình dáng, công năng giống nhau. Song sàn nhựa và sàn gỗ có những đặc điểm khác nhau. Từ đó quyết định đến giá thành và độ bền. Tùy vào nhu cầu và khả năng chi trả, người dùng có thể lựa chọn sản phẩm phù hợp với mình. Dưới đây là các tiêu chí so sánh sàn nhựa và sàn gỗ công nghiệp để các bạn tham khảo.

2.1. Về tính thẩm mỹ

Đặc điểm dễ nhận biết nhất đó là tính thẩm mỹ của sản phẩm. Bằng mắt thường chúng ta có thể nhìn thấy được, 2 loại sản phẩm này đều có màu sắc tự nhiên, vân gỗ đa dạng. Xét về tính thẩm mỹ, chúng đều mang lại vẻ đẹp sang trọng, tinh tế cho không gian. Tuy vậy, cũng bởi vì công nghệ sản xuất ngày càng hiện đại. Nên chúng ta càng khó phân biệt sàn nhựa và sàn gỗ bằng mắt thường được.

Về điểm khác nhau, sàn nhựa spc có mẫu mã đa dạng hơn với các loại vân gỗ phong phú. Sàn nhựa giả gỗ có màu sắc trải đều, giữ màu lâu hơn và bền hơn. Bề mặt bám dính chắc chắn với 2 loại đó là bề mặt sần và bóng. Trong khi đó màu sắc sàn gỗ không quá đa dạng. Bên cạnh đó, lớp bề mặt dễ bị trầy xước hơn. Bề mặt sàn gỗ có cảm giác hơi thô và chỉ có dạng bề mặt sần chia làm các dòng sần mịn, sần lụa hoặc sần nhám.

2.2. Độ bền

So sánh sàn nhựa và sàn gỗ về độ bền thì sàn nhựa có tuổi thọ cao hơn, từ 10 – 20 năm. Đối với sàn nhựa có keo dán, độ dày từ 2 – 3 mm có thể dễ bị oxy hóa lớp keo, dẫn tới bong tróc, phồng rộp. Một loại sàn nhựa giả gỗ khác đó là sàn nhựa hèm khóa. Loại sàn này có độ chịu lực tốt hơn và cũng chính vì không sử dụng keo dán nên khắc phục được những hạn chế của loại sàn nhựa keo dán.

Sàn gỗ công nghiệp có thể bị cong vênh

Còn sàn gỗ công nghiệp có tuổi thọ từ 7 đến 10 năm. Nhược điểm của loại sàn này đó là dễ bị phồng rộp do tác động từ ngoại cảnh. Bên cạnh đó, khả năng chịu nước chưa được ưu việt.

Dù là sàn gỗ công nghiệp hay sàn nhựa giả gỗ thì việc sử dụng cũng cần chú ý để tuổi thọ sản phẩm kéo dài lâu nhất. Ví dụ như tránh việc kéo lê vật nặng hoặc đặt để đồ dùng có trọng lượng lớn trong thời gian dài. Điều này sẽ ảnh hưởng đến bề mặt và độ chịu lực của bất cứ loại sàn nào.

2.3. Lắp đặt, bảo dưỡng, vệ sinh

Cả 2 loại sàn nhựa và sàn gỗ công nghiệp đều cần được lắp đặt một cách tỉ mỉ. Đội ngũ lắp đặt, bảo dưỡng cần là những người có kinh nghiệm, lành nghề để đảm bảo không bị cong, vênh hay thiếu thẩm mỹ.

Một điểm cộng đó là sàn nhựa dễ dàng để lau chùi, vệ sinh bằng vải ướt. Khi lau sàn chỉ nên sử dụng chất tẩy rửa không có tính mài mòn để bảo vệ mặt sàn, tăng tuổi thọ sử dụng. Trong khi đó, sàn gỗ công nghiệp lại không dùng vải ướt để lau chùi mà nên dùng giẻ hoặc vải khô. Đặc biệt không sử dụng chất tẩy rửa có tính mạnh.

Trong thời gian sử dụng, nếu bị trầy xước hoặc cong vênh thì sàn nhựa khó bảo dưỡng hơn sàn gỗ công nghiệp. Có thể dùng sáp, chất tẩy và tạo bóng để khắc phục tình trạng xước bề mặt sàn gỗ công nghiệp.

2.4. Tính chống thấm

Có thể khẳng định rằng sản phẩm sàn nhựa giả gỗ có khả năng chống nước tuyệt vời hơn hẳn so với sàn gỗ công nghiệp. Khi đưa ra tiêu chí so sánh sàn nhựa và sàn gỗ này, chúng ta sẽ xem xét đến cấu tạo của các loại sàn. Sàn nhựa được cấu tạo từ các hạt nhựa và lớp bề mặt phủ chống thấm tối ưu. Trong khi đó, sàn gỗ công nghiệp bao gồm phức hợp bột gỗ và bột nhựa. Khi tiếp xúc với môi trường nước, các hạt gỗ trong sàn gỗ công nghiệp có thể bị ngấm nước và nở ra, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và khả năng chịu lực.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: Sàn nhựa chịu lực

2.5. Giá thành

Giá của sàn gỗ và sàn nhựa không quá chênh lệch. Nên khi lựa chọn, xét về yếu tố giá thành thì các bạn cũng nên xem xét các yếu tố phía trên để lựa chọn cho mình sản phẩm phù hợp và chất lượng tốt nhất trong khả năng chi trả của mình.

3. Địa chỉ lắp đặt sàn nhựa giả gỗ uy tín

So sánh sàn nhựa và sàn gỗ công nghiệp dù đặt tiêu chí nào lên ưu tiên thì bạn cũng nên tìm đến những đơn vị cung cấp, phân phối sản phẩm chất lượng, thi công sàn nhựa SPC uy tín. Vfloor tự tin là đơn vị phân phối sản phẩm sàn nhựa giả gỗ chất lượng cao, đặc biệt là dòng sản phẩm sàn SPC cao cấp.

Sàn nhựa giả gỗ SPC Vfloor được mệnh danh là sản phẩm ốp lát tân tiến với nhiều ưu điểm vượt trội. Sàn có cấu tạo bao gồm 5 lớp. Đó là lớp phủ UV, lớp chống mài mòn, lớp phim vân gỗ, lớp cốt và lớp đế lót. 5 lớp này giúp sàn SPC Vfloor có tính thẩm mỹ cực cao. Bên cạnh đó còn chống thấm nước, chống cháy và an toàn với sức khỏe của người dùng.

Bên cạnh các dòng sản phẩm sàn SPC vân gỗ, Vfloor còn phân phối các sản phẩm sàn nhà nhựa giả gỗ vân đá hiện đại với độ dày từ 4 – 7mm. Với mong muốn đưa đến cho khách hàng những sản phẩm sàn SPC chất lượng hàng đầu, Vfloor đầu tư hệ thống dây chuyền sản xuất và đội ngũ nhân viên vận hành chuyên nghiệp.

Trên đây là những tiêu chí so sánh sàn nhựa và sàn gỗ mà chúng tôi muốn chia sẻ với bạn. Hy vọng bạn sẽ lựa chọn được sản phẩm phù hợp với không gian. Vfloor luôn là người bạn đồng hành đáng tin cậy cho công trình của bạn. Hãy liên hệ với chúng tôi qua thông tin dưới đây để Vfloor được hỗ trợ bạn tốt nhất.

Chủ đề