Giáo án nhận lỗii và sủa lỗi lớp 3 năm 2024

Tiết: 1 Đạo đức. PPCT 3: BIẾT NHẬN LỖI VÀ SỬA LỖI. (KNS) I/ MỤC TIÊU : 1.Kiến thức : -Biết khi mắc lỗi cần phải nhận lỗi và sửa lỗi -Biết được vì sao cần phải nhận lỗi và sửa lỗi. -Thực hiện nhận lỗi và sửa lỗi khi mắc lỗi. 2.Kĩ năng : Rèn kĩ năng thực hành đúng việc sửa chữa lỗi lầm. * HS khá giỏi: -Biết nhắc bạn bè nhận lỗi và sửa lỗi khi mắc lỗi. *KNS:Kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề trong tình huống mắc lỗi; Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm đối với việc làm của bản thân. 3.Thái độ : Giáo dục học sinh có tính dũng cảm, trung thực. II/PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC : 1.Giáo viên : Nội dung chuyện : Cái bình hoa, giấy thảo luận. 2.Học sinh : Sách, vở BT. III/ TIẾN TRÌNH DẠY & HỌC : HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1.Bài cũ : -Tiết trước em được học bài gì? -Nêu lợi ích và tác hại của việc học tập, sinh hoạt đúng giờ ? -Nhận xét. 2.Dạy bài mới :

  1. Khám phá: Khi mắc lỗi em có nhận lỗi và sửa lỗi không? Để tìm hiểu thêm về nội dung này hôm nay các em học bài Biết nhận lỗi và sửa lỗi.
  2. Kết nối: Hoạt động 1 :Tìm hiểu, phân tích truyện : Cái bình hoa. GV kể chuyện cái bình hoa với kết cục để mở Kể chuyện : Cái bình hoa “ từ đầu đến ba tháng trôi qua……..”

GV hỏi gợi ý:

-Nếu Vô Va không nhạn lỗi thì điều gì sẽ xảy ra? -Các em sẽ đoán xem Vô -va nghĩ và làm gì sau đó?

Các nhóm 4 theo dõi chuyện và xây dựng phần kết. GV hỏi: " Các em thích đoạn kết của nhóm nào hơn? Vì sao?"

-Giáo viên kể tiếp đoạn cuối: Ba tháng trôi qua không còn ai nhớ đến cái bình hoa vỡ nữa….. biết tự nhận lỗi cháu là đứa bé ngoan. GV phát phiếu thảo luận: -Qua câu chuyện, em thấy cần làm gì khi mắc lỗi? -Nhận lỗi và sửa lỗi đem lại tác dụng gì ?

Kết luận : Trong cuộc sống, ai cũng có thể mắc lỗi, nhất là với các em ở tuổi nhỏ.Nhưng điều quan trọng là biết nhận lỗi và sửa lỗi. Biết nhận lỗi và sửa lỗi sẽ mau tiến bộ và được mọi người yêu quý.

  1. Thực hành: Hoạt động 2 : Bày tỏ ý kiến, thái độ. Các nhóm thảo luận:

Tình huống 1 :Lan chẳng may làm gẫy bút của Mai, -Lan đã xin lỗi bạn và xin mẹ mua chiếc bút khác đền cho Mai. Tình huống 2 : Do mãi chạy, Tuấn xô ngã một em học sinh lớp Một. Cậy mình lớn hơn Tuấn mặc kệ em và tiếp tục chơi với bạn. Nêu bài học:

-Giáo viên kết luận :Biết nhận lỗi và sửa lỗi sẽ giúp em mau tiến bộ và được mọi người quý mến. * HS khá giỏi: Nếu bạn mình có lỗi mà không nhận em phải làm gì? Kết luận: -Biết nhắc bạn bè nhận lỗi và sửa lỗi khi mắc lỗi như thế sẽ mau tiến bộ và được mọi người quí mến.

  1. Vận dụng : Nếu em của em có lỗi mà không nhận em sẽ làm gì?

Tiết 2 1.On định: 2.Bài cũ : -Em kể cho các bạn nghe việc em đã gây ra lỗi lầm và biết nhận lỗi sửa sai ? -Biết nhận lỗi và sửa lỗi sẽ giúp em điều gì ? 2.Dạy bài mới : Thực hành: Hoạt động 1 :Đóng vai theo tình huống. Hoạt động nhóm : Các nhóm 4 theo dõi chuyện và thực hành hành vi nhận và sửa lỗi.

Tình huống 1: Lan đang trách Tuấn : “Sao bạn hẹn rủ mình cùng đi học mà lại đi một mình?”. Em sẽ làm gì nếu là Tuấn ? Tình huống 2: Nhà cửa đang bừa bãi, chưa được dọn dẹp. Bà mẹ đang hỏi Châu: “Con đã dọn nhà cho mẹ chưa?”. Em sẽ làm gì nếu em là Châu ? Tình huống 3: Tuyết mếu máo cầm quyển sách:”Bắt đền Trường đấy, làm rách sách tớ rồi ?”. -Em sẽ làm gì nếu em là Trường ? Tình huống 4: Xuân quên không làm bài tập Tiếng việt. Sáng nay đến lớp, các bạn kiểm tra bài tập ở nhà. Em sẽ làm gì nếu là Xuân ?

Kết luận: Khi

Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ, thoải mái trước khi vào học. GV tổ chức cho HS hát, múa bài “Lớp chúng mình

GV đánh giá, chuyển sang bài mới HS múa hát theo nhạc

HS lắng nghe

15’ 2. Vận dụng

Hoạt động 1: Đóng vai kể tiếp câu chuyện bạn Cáo

*Mục tiêu: HS vẽ được những bức tranh thể hiện tình yêu quê hương. GV cho HS thảo luận nhóm 4, thực hiện các nhiệm vụ sau:

*Nhiệm vụ 1: Đóng vai, kể tiếp câu chuyện bạn Cáo.

*Nhiệm vụ 2: Nhận xét, đánh giá sự thể hiện của bạn theo các tiêu chí sau:

+ Phương án đưa ra: hợp lí

+ Đóng vai: sinh động, hấp dẫn

+ Thái độ làm việc nhóm: tập trung, nghiêm túc

– GV quan sát các nhóm làm việc, hỗ trợ khi cần thiết.

– GV gọi đại diện các nhóm đóng vai, kể tiếp câu chuyện.

– GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.

– GV đánh giá, chuyển sang hoạt động tiếp theo. – HS thảo luận nhóm 4, đóng vai và kể tiếp câu chuyện bạn Cáo theo sự hướng dẫn của GV:

Ví dụ: Bạn Cáo không được các bạn khác chơi cùng nữa vì đã mắc lỗi nhưng lại còn đổ lỗi cho bạn Thỏ. Cáo nhận thấy điều đó và cảm thấy ăn năn, hối hận. Cáo tìm đến Thỏ và Sóc để xin lỗi. Thỏ và Sóc tha lỗi cho Cáo, và nói: “Chúng tớ sẽ tha lỗi cho cậu vì cậu đã biết nhận ra lỗi lầm của mình. Hy vọng cậu sẽ không bao giờ mắc lại lỗi lầm đó nữa.”

– 1-2 nhóm đóng vai

– Nhóm khác lắng nghe, bổ sung, góp ý

– HS lắng nghe

12’ Hoạt động 2: Nói hoặc viết lời xin lỗi và gửi tới người mà em mắc lỗi.

Mục tiêu:

HS viết lời xin lỗi tới người mà mình mắc lỗi

– GV yêu cầu HS viết một lá thư ngắn gửi lời xin lỗi tới người mình mắc lỗi. Yêu cầu: Lá thư thể hiện được thái độ hối lỗi và mong muốn chân thành được tha lỗi.

– GV cho HS làm bài cá nhân.

– GV cho HS chia sẻ nội dung lá thư trước lớp.

– GV mời HS khác nhận xét, góp ý, bổ sung.

– GV đánh giá, nhận xét, yêu cầu HS về nhà gửi thư xin lỗi cho người mình mắc lỗi. – HS nghe, nắm rõ yêu cầu