Giảm nhẹ biến đổi khí hậu là gì

Biến đổi khí hậu (BÐKH) là một trong những thách thức lớn nhất trong thế kỷ 21, tác động nghiêm trọng đến sản xuất, đời sống và môi trường trên phạm vi toàn cầu. BÐKH còn làm thay đổi toàn diện, sâu sắc quá trình phát triển và an ninh toàn cầu như lương thực, nước, năng lượng đồng thời ảnh hưởng đến các vấn đề về an toàn xã hội, văn hóa, ngoại giao và thương mại. Nếu các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, không có phương án phù hợp, hài hòa giữa chính sách quốc gia và quốc tế thì khó vượt qua được các rào cản này...

Tác động BÐKH và nỗ lực ứng phó

Việt Nam được đánh giá là một trong những nước bị tác động mạnh mẽ bởi BÐKH, đặc biệt, đồng bằng sông Cửu Long là một trong ba đồng bằng trên thế giới dễ bị tổn thương nhất bởi nước biển dâng. Trong vòng 50 năm qua nhiệt độ trung bình ở nước ta đã tăng khoảng 0,5oC, mực nước biển đã dâng khoảng 20 cm. Biến đổi khí hậu đã làm cho thiên tai ngày càng khốc liệt, gây nhiều tổn thất về người, tài sản, cơ sở hạ tầng, kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội, tác động xấu đến môi trường sống. Nếu mực nước biển dâng cao 1 m, kéo theo khoảng 40% diện tích đồng bằng sông Cửu Long, 11% diện tích đồng bằng sông Hồng và 3% diện tích của các tỉnh khác thuộc vùng ven biển bị ngập. Thành phố Hồ Chí Minh cũng sẽ bị ngập trên 20% diện tích; khoảng 10-12% dân số nước ta bị ảnh hưởng trực tiếp và tổn thất khoảng 10% GDP.

Nhận thức rõ tác động nghiêm trọng của BÐKH đến sự phát triển bền vững của đất nước, Chính phủ đã có những nỗ lực quan trọng ứng phó. Theo đó, từng bước hoàn thiện các văn bản pháp luật, tạo hành lang pháp lý cho ứng phó với BÐKH; phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BÐKH và Chiến lược quốc gia về BÐKH; xây dựng các kịch bản BÐKH; triển khai Chương trình khoa học và công nghệ về BÐKH; các bộ, ngành và địa phương triển khai kế hoạch hành động ứng phó với BÐKH; công tác đàm phán, kêu gọi tài trợ quốc tế được đẩy mạnh và thu được nhiều kết quả khả quan.

Vừa chống, chịu, vừa thích ứng

Tuy nhiên, các hoạt động ứng phó với BÐKH chú trọng nhiều đến các tác động tiêu cực mà chưa quan tâm đúng mức đến việc chuyển đổi lối sống, mẫu hình sản xuất và tiêu thụ theo hướng tăng trưởng xanh, ứng phó với BÐKH song song với phát triển nhằm tăng tính cạnh tranh của nền kinh tế và vị thế quốc gia trên trường quốc tế. Vấn đề quan trọng hàng đầu trong ứng phó với BÐKH của Việt Nam là việc thích ứng cần phải được coi là vấn đề trọng tâm. Thích ứng với BÐKH cần được lồng ghép vào quy hoạch phát triển KT-XH ở các quy mô. Thích ứng sẽ là một quá trình liên tục trong nhiều thập kỷ với những nhu cầu riêng biệt, nhưng liên quan với nhau ở các giai đoạn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, đặc biệt là rất cấp thiết ở cấp địa phương. Ðầu tư cho các biện pháp thích ứng, cụ thể là cho cơ sở hạ tầng có khả năng chống chịu các hiện tượng khí hậu cực đoan sẽ giảm được chi phí rất lớn trong tương lai. Cần đánh giá các kế hoạch mở rộng thành phố, khu công nghiệp mới, dịch vụ môi trường và cơ sở hạ tầng. Ðầu tư để tăng cường khả năng chống chịu với BÐKH thông qua việc tạo công ăn việc làm, bảo vệ cuộc sống và tài sản của nhân dân. Thích ứng trong nông nghiệp cần được quan tâm, thông qua phát triển các loại cây trồng chịu được điều kiện khí hậu khắc nghiệt, phát triển các cơ chế bảo hiểm và các ứng dụng nghiên cứu và triển khai nông nghiệp. Tăng cường quản lý rủi ro thiên tai cũng là một ưu tiên...

Rào cản, thách thức và cơ hội

Sau Hội nghị BÐKH toàn cầu lần thứ 17 tại Nam Phi năm 2011, trên thế giới đang hình thành các chính sách về giảm phát thải khí nhà kính (KNK) có thể tạo ra các rào cản mới trong thương mại. Một số chính sách về vấn đề này như: EU và Hoa Kỳ dự kiến đưa loại rào cản "điều chỉnh biên giới các-bon" nhằm tạo ra sự cân bằng về sân chơi cho các nhà sản xuất trong nước đối với hàng hóa nhập từ các nước đang phát triển thiếu những quy định nghiêm ngặt về phát thải KNK. Ô-xtrây-li-a công bố kế hoạch đánh thuế 23 đô-la Ô-xtrây-li-a cho mỗi tấn khí thải các-bon. Pháp dự kiến đánh thuế 17 ơ-rô vào mỗi tấn khí thải các-bon. EU áp dụng thuế các-bon trong lĩnh vực hàng không, quy định các chuyến bay đến khu vực này phải "mua lại" 15% lượng khí thải của mình. EU dự kiến sử dụng "thuế quan xanh" đối với hàng hóa được một số tổ chức phi chính phủ chứng nhận là "bền vững";...

Những rào cản đã, đang và sẽ hình thành trên quy mô khu vực, toàn cầu sẽ tạo ra những thách thức lớn đối với nền kinh tế Việt Nam, vốn chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên thiên nhiên và lợi thế lao động rẻ. Trong tương lai gần, mô hình sản xuất tiêu thụ nhiều năng lượng, làm tăng lượng phát thải KNK của nước ta sẽ không phù hợp với xu thế chung, đòi hỏi mỗi quốc gia, kể cả các nước phát triển và đang phát triển phải có những hành động giảm phát thải KNK. Từ góc nhìn đó, giảm nhẹ BÐKH nên được coi là cơ hội kinh tế, xã hội và môi trường. Giảm phát thải trên một đơn vị GDP nên là hướng tiếp cận, theo mô hình tăng trưởng xanh - các-bon thấp, đặt mục tiêu giảm nhẹ phát thải để bảo đảm an ninh năng lượng. Chiến lược phát triển các-bon thấp cần có những ưu tiên rõ ràng và có hệ thống giám sát và báo cáo. Các hành động giảm nhẹ phù hợp của quốc gia (NAMA) có thể sẽ đóng vai trò quan trọng để nhận sự hỗ trợ tài chính và công nghệ quốc tế.

Chiến lược đầu tư cho thích ứng và giảm nhẹ BÐKH là cần thiết, khuyến khích các cơ chế sáng tạo, gồm cả tài chính, để cạnh tranh và bảo đảm đầu tư quy mô lớn, kết hợp các nguồn tài chính khác nhau. Thích ứng có thể sẽ chủ yếu do đầu tư công, được sắp xếp ưu tiên theo thời gian, địa lý và theo từng ngành, và cần có kế hoạch vận động hỗ trợ quốc tế. Giảm nhẹ BÐKH chủ yếu có thể sẽ do đầu tư từ các doanh nghiệp. Cần có các chính sách tài chính và các quy định để vừa ứng phó với BÐKH vừa tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm. Có nhiều cơ hội thu hút tài chính quốc tế có thể tận dụng, gồm: đầu tư trực tiếp; thị trường các-bon; và các cơ chế song phương và đa phương, bao gồm Quỹ Khí hậu xanh, Quỹ Môi trường toàn cầu, Quỹ Thích ứng BÐKH, và Quỹ Ðầu tư khí hậu.

An ninh năng lượng và giá năng lượng sẽ là các yếu tố chi phối kinh tế toàn cầu. Các công ty dầu mỏ lớn đã chuẩn bị đầu tư cho các nguồn năng lượng mới, nhiều nước đã đặt mục tiêu năng lượng tái tạo để thay thế phần lớn hoặc hầu hết điện năng vào năm 2050. Có nhiều cơ hội cho các ngành kinh doanh ít các-bon, đặc biệt là ở Việt Nam, nơi mà một trong những nhà máy sản xuất pin năng lượng mặt trời lớn trên thế giới sẽ được xây dựng. Ðầu tư như vậy sẽ tạo ra giá trị gia tăng lớn và tăng năng lực cạnh tranh cũng như sự ổn định kinh tế vĩ mô lâu dài. Ngành công nghiệp ít các-bon đòi hỏi phải đo được phát thải, sử dụng năng lượng ở cấp cơ sở; thực hiện các mục tiêu giảm năng lượng và kiểm toán năng lượng cho các cơ sở chính; xây dựng được các thủ tục báo cáo sử dụng năng lượng và khí thải ở cấp cơ sở.

* Ứng phó với BÐKH đòi hỏi có sự thay đổi trong tư tưởng, chiến lược và quan điểm về BÐKH nhằm xây dựng một nền tảng phù hợp với sự thay đổi trong hệ thống KT-XH, môi trường, khí hậu và tài nguyên thiên nhiên. Do đó, công tác nghiên cứu, dự báo vô cùng quan trọng, không chỉ cung cấp thông tin và giải pháp cho phòng, tránh thiên tai kịp thời mà còn bảo đảm các căn cứ khoa học cho việc hoạch định chính sách lâu dài trong nước cũng như quan hệ quốc tế để thích ứng với BÐKH, đồng thời giảm nhẹ phát thải KNK, góp sức cùng cộng đồng quốc tế bảo vệ hệ thống khí hậu trái đất.

PGS, TS TRẦN THỤC

Biến đổi khí hậu là vấn đề nghiêm trọng được cả thế giới quan tâm hiện nay bởi những hậu quả khôn lường mà hiện tượng này để lại đến toàn cầu. Bài viết này sẽ chỉ ra những nguyên nhân và các giải pháp khắc phục để giảm thiểu tình trạng này hiệu quả nhất. 

1. Biến đổi khí hậu là gì? 

Biến đổi khí hậu toàn cầu là khái niệm không còn xa lạ với nhiều người. Nó là những biến đổi trong môi trường vật lý hoặc sinh học gây ra những ảnh hưởng có hại đến các thành phần cũng như giảm khả năng phục hồi hoặc sinh sản của hệ sinh thái tự nhiên, tác động lớn đến hoạt động của hệ thống kinh tế – xã hội, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và phúc lợi của con người.

Thực trạng biến đổi khí hậu hiện nay đang diễn biến khá phức tạp, cần phải hiểu rõ những nguyên nhân để cùng thực hiện những giải pháp sao cho hiệu quả nhất. 

Biến đổi khí hậu là gì

2. Nguyên nhân biến đổi khí hậu là gì? 

Hiện nay có khá nhiều nguyên do dẫn đến biến đổi khí hậu, nhìn chung có hai nguyên nhân chính sau: 

2.1 Nguyên nhân khách quan dẫn đến biến đổi khí hậu

Đây là nguyên nhân do sự biến đổi của tự nhiên bao gồm: Biến đổi hoạt động của mặt trời, sự thay đổi quỹ đạo của trái đất, thay đổi vị trí cũng như quy mô của các châu lục, không thể không nhắc đến sự lưu chuyển trong nội bộ hệ thống của toàn khí quyển.

2.2 Nguyên nhân chủ quan dẫn đến biến đổi khí hậu

Do sự tác động chủ quan của con người: Sự thay đổi mục đích của việc sử dụng đất cũng như nguồn nước trong cuộc sống hàng ngày, gia tăng lượng thải khí CO2 cũng như các khí hiệu ứng nhà kính khác từ các tác động của con người. Đặc biệt, chính sự gia tăng của nồng độ khí CO2 trong khí quyển sẽ khiến nhiệt độ của trái đất tăng, đây chính là nguyên do cần chú trọng và khắc phục nhiều nhất để giảm thiểu hiện tượng biến đổi khí hậu của toàn cầu. 

Gia tăng của nồng độ khí CO2 dẫn đến biến đổi khí hậu

3. Những biểu hiện của biến đổi khí hậu

Sau đây là những biểu hiện biến đổi khí hậu Việt Nam cũng như toàn cầu mà chắc chắn mỗi người sẽ cảm thấy rùng mình và lo sợ bởi những gì chúng mang lại. 

3.1 Thời tiết ngày càng khắc nghiệt

Không chỉ tại Việt Nam mà hầu hết tất cả các quốc gia trên toàn thế giới đang phải gánh chịu nặng nề vì thời tiết ngày càng khắc nghiệt. Toàn cầu đang phải đổi mặt và chống chọi với các hiện tượng của thời tiết cực đoan như: nắng nóng, khô hạn, lũ lụt, bão tuyết, sạt lở đất... 

Bên cạnh đó, theo như dự đoán của IPCC (Ủy ban Liên chính phủ về thay đổi khí hậu) chỉ ra rằng: Thế giới sẽ còn phải đối mặt với những biến đổi khí hậu nặng nề, khủng khiếp hơn như mưa gió dữ dội vào mùa hè, bão tuyết khủng khiếp vào mùa đông, tình trạng khô hạn khắc nghiệt hơn, nhiệt độ trái đất sẽ tăng cao hơn rất nhiều. 

Thời tiết ngày càng khắc nghiệt dẫn đến biến đổi khí hậu

3.2 Mực nước biển tăng cao và dần ấm lên

Sự gia tăng nhiệt độ trên toàn cầu không chỉ ảnh hưởng đến bề mặt của biển mà những khu vực sâu hơn dưới đáy đại dương cũng chịu nhiều nặng nề. Theo đó, ở những vùng biển sau hơn 700m, thậm chí ở khu vực sâu nhất của đại dương nhiệt độ nước cũng đang ấm dần lên. 

Chính vì nhiệt độ ngày càng gia tăng sẽ làm nước giãn nở, đồng thời làm tan chảy các sông băng, núi băng cũng như băng lục địa, khiến lượng nước bổ sung vào đại dương tăng lên rất nhiều. 

Trong những năm trở lại đây, vùng biển ở Bắc Cực nóng lên nhanh gấp hai lần so với mức nóng trung bình trên toàn cầu, dẫn đến tình trạng diện tích của biển Bắc Cực được bao phủ bởi băng trong mỗi mùa hè đang dần thu hẹp lại rất nhiều. 

Hiện nay theo thống kê, cứ mỗi một năm qua đi, nhiệt độ trung bình toàn cầu lại cao hơn. Cụ thể, trong mười năm đầu của thế kỷ 20 đã đánh dấu sự gia tăng về nhiệt độ lớn với sức nóng kỷ lục của Trái đất. Theo đó, nhiệt độ trung bình toàn cầu tính trên mặt đất cũng như mặt biển đã tăng lên khoảng 0,74 độ C trong suốt thế kỷ qua. 

Các nhà khoa học đã phân tích các bong bóng khí ở trong băng Nam Cực, Greenland và đưa đến kết luận: Nồng độ CO2 dao động từ 180 - 300ppm (đơn vị đo lường để diễn đạt nồng độ theo khối lượng, tính theo phần triệu), đang tăng lên rất nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống của con người và hệ sinh vật trên trái đất. 

Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến Việt Nam, các quốc gia khác mà còn tác động rất xấu đến môi trường sống của hệ sinh vật trên toàn cầu. Các hậu quả khôn lường phải kể đến như: 

4.1 Tác động đến môi trường

Tỉ lệ ô nhiễm môi trường do bụi, ô nhiễm không khí và nguồn nước đang ngày càng gia tăng ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe của toàn nhân loại. 

4.2 Tác động đến nhiệt độ

Nhiệt độ toàn cầu có xu hướng tăng lên, ảnh hưởng đến sinh hoạt của con người cũng như sự phát triển của hệ sinh vật. 

Lượng mưa trên trái đất có xu hương tăng lên. Bên cạnh đó, hiện tượng sạt lở đất, lũ lụt cũng xảy ra rất nhiều trong nhưng năm gần đây.

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, mực nước biển đã tăng lên đáng kể, diện tích đất giảm, đất nông nghiệp nhiễm mặn, sản lượng lúa kém ảnh hưởng tới kinh tế, lương thực của đất nước.

Biến đổi khí hậu khiến môi trường nước bị ô nhiễm nghiêm trọng, nước biển dâng lên cao gây bão lụt, sóng thần, hải lưu... khiến môi trường sinh thái biển thay đổi, tình trạng nuôi trong thủy sản giảm thậm chí một số sinh vật biển có nguy cơ bị tuyệt chủng. 

Mỗi trường ô nhiễm, thời tiết thay đổi thất thường, mua gió ngập lụt, nắng nóng kéo dài, khói bụi ở mức đáng báo động...do biến đổi khí hậu sẽ gây những tác động rất xấu đến sức khỏe của mỗi người, giảm tuổi thọ bởi các bệnh liên quan đến da, đường hô hấp, tim mạch ngày càng gia tăng.

Biến đổi khí hậu tác động xấu đến sức khỏe của con người

>>>XEM THÊM:

Hiệu ứng nhà kính là gì? Tổng hợp những biện pháp khắc phục hiệu quả

5. Những giải pháp khắc phục biến đổi khí hậu hiệu quả nhất hiện nay

Vậy ứng phó với biến đổi khí hậu là gì? Cần phải hành động như thế nào? Sau đây là những giải pháp để góp phần giảm thiểu hiện tượng trên một cách hiệu quả nhất. 

5.1 Hạn chế sử dụng nguồn nhiên liệu hóa thạch

Cần hạn chế khai thác và sử dụng:Than, dầu đốt, khí thiên nhiên, bởi đây chính là những nhiên liệu gây nên hiệu ứng nhà kính. Thay vào đó, con người đang dần tìm ra những nguồn nhiên liệu thay thế chúng. 

5.2 Giảm thiểu mức độ tiêu thụ hết sức có thể

Việc giảm tiêu thụ không chỉ giúp tiết kiệm những khoản chi tiêu mà còn góp phần khắc phục tình trạng biến đổi khí hậu hiệu quả. Cụ thể: Hãy hạn chế sử dụng các loại bao bì nilong, nhựa...sẽ gây nên hiệu ứng ô nhiễm trắng. 

5.3 Bổ sung rau, hoa quả trong chế độ ăn hàng ngày

Ngành chăn nuôi đã thải ra bầu khí quyển rất nhiều loại khí gây nên hiệu ứng nhà kính. Chính vì vậy, nên tăng cường bổ sung các loại rau, hoa quả trong chế độ ăn hàng ngày để vừa tốt cho sức khỏe lại khuyến khích việc gieo trồng, canh tác hữu cơ, không dùng thuốc hóa học...sẽ góp phần bảo vệ môi trường. 

5.4 Nghiêm túc ngăn chặn nạn chặt phá rừng

Bởi việc khai thác, chặt phá rừng trái phép đã khiến diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp. Đó chính là lý do khiến lượng CO2 thải vào môi trường tăng cao, gây nên hiệu ứng nhà kính. Chính vì thế, bên cạnh ngăn chặn nạn chặt phá rừng, mỗi chúng ta cần nâng cao ý thức để trồng và chăm sóc cây xanh xung quanh nhà ở, môi trường làm việc và sinh hoạt thường ngày. 

Trồng cây xanh góp phần giảm thiểu biến đổi khí hậu

>>>XEM THÊM:

 Tác hại của rác thải nhựa đối với môi trường, sinh vật biển và kinh tế xã hội

5.5 Tiết kiệm điện là biện pháp khắc phục hiệu quả

  • Mỗi một gia đình nên sử dụng các thiết bị để tiết kiệm điện như bóng đèn compact, pin nạp, vào nan ngày nên sử dụng ánh sáng tự nhiên thay vì sử dụng điện với tần suất lớn. 
  • Khi không sử dụng các thiết bị điện hãy rút hẳn phích cắm điện.
  • Khi đi ra ngoài hoặc không dùng hãy nhớ tắt đèn.
  • Bật điều hòa thì chỉ để mức 25 - 26 độ C là hợp lý. 

Biến đổi khí hậu là vấn đề nghiêm trọng của toàn cầu, để lại những hậu quả nghiêm trọng đến môi trường và sự sinh tồn của toàn nhân loại. VietChem nghĩ rằng, mỗi chúng ta hãy có ý thức để hành động từ những việc làm nhỏ nhất để giảm thiểu tình trạng trên, chính là bảo vệ chính bạn và môi trường sống xung quanh!

Video liên quan

Chủ đề